20 Bài tập trắc nghiệm Danh từ - danh từ chung và danh từ riêng lớp 4 (có đáp án)



Với 23 bài tập trắc nghiệm Luyện từ và câu: Danh từ - danh từ chung và danh từ riêng lớp 4 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học Tiếng Việt lớp 4.

Câu 1: Cho các danh từ sau đây con hãy sắp xếp chúng vào hai loại danh từ chung và danh từ riêng:

Sông          Cửu Long         vua        Lê Lợi         thành phố         Hồ Chí Minh      tỉnh        Hải Dương         Ngọc Lan         bạn gái

Danh từ chung

Danh từ riêng

Câu 2: Trong các câu ca dao dưới đây, các danh từ riêng đều chưa được viết hoa, con hãy phát hiện các danh từ riêng đó:

a. Đồng đăng có phố kì lừa

Có nàng tô thị có chùa tam thanh

b. Sâu nhất là sông bạch đằng

Ba lần giặc đến, ba lần giặc đi

Cao nhất là núi lam sơn

Có ông lê lợi trong ngàn bước ra

Câu 3: Tìm các danh từ trong đoạn văn sau:

Những ngà mưa phùn người ta thấy trên  mấy bãi soi dài nổi lên ở giữa sông những con giang con sếu, cao gần bằng người theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xóa.

Câu 4: Tìm các danh từ chung có trong đoạn văn sau:

20 Bài tập trắc nghiệm Danh từ - danh từ chung và danh từ riêng lớp 4 có đáp án

Mặt sông hắt ánh  nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xóa. Nhìn sang phải dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi giữa hai dãy núi là nhà Bác Hồ.

Câu 5: Tìm các danh từ riêng có trong đoạn văn sau:

Chúng tôi  đứng  trên  núi Chung . Nhìn  sáng  trái  là  dòng sông Lam  uốn khúc  theo  dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt  sông  hắt  ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xóa. Nhìn sáng phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi giữa  hai dãy núi là nhà Bác Hồ

Câu 6: Danh từ là những từ chỉ sự vật bao gồm gì?

1. Người

2. Vật

3. Hoạt động

4. Hiện tượng

5. Khái niệm

6. Tình cảm

7. Đơn vị

Câu 7: Đâu là danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ được in đậm dưới đây:

20 Bài tập trắc nghiệm Danh từ - danh từ chung và danh từ riêng lớp 4 có đáp án

Một điểm nổi bật trong đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lòng thương người… Chính vì thấy nước mất, nhà tan… mà Người đã ra đi học tập kinh nghiệm của cách mạng thế giới để về giúp đồng bào.

Theo Trường Chinh

1. Điểm

2. Đạo đức

3. Lòng

4. Người

5. Nước

6. Nhà

7. Kinh nghiệm

8. Cách mạng

9. Đồng bào

Câu 8: Trong câu sau, câu nào có  từ in đậm là danh từ chỉ khái niệm?

A. Mỗi lần vấp ngã em sẽ thu được cho mình những kinh nghiệm đáng quý.

B. Trời nắng chói chang, bác An vừa từ bệnh viện về, người ướt sũng mồ hôi.

C. Hồi còn nhỏ,  thường ru em ngủ mỗi tối.

D. Dòng sông lững lờ trôi.

Câu 9: Các từ Nguyễn Ngọc Linh, Bùi Hòa Bình, Nguyễn Lan Anh là danh từ chung vì nó chỉ người.

Theo con nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 10: Con hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm sau:

.......... là những từ chỉ........ (người, vật, hiện tượng, khái niệm, hoặc đơn vị).

A. Danh từ.......hành động

B. Danh từ.........sự vật

C. Danh từ..........tình cảm

D. Danh từ...........trạng thái

Câu 11: Tìm các danh từ chỉ đơn vị trong câu sau:

Cơn mưa trắng trời trắng đất, những cây liễu đứng ủ rũ chịu trận, đàn chim không kịp kiếm chỗ trú thân đang run rẩy trên những cành cây.

Câu 12: Con hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm sau:

viết hoa             tên riêng          tên             Danh từ chung          Danh từ riêng

_______là___________của một loại sự vật

___________là_________của một sự vật. Danh từ riêng luôn luôn được_______

Câu 13: Đọc đoạn thơ sau và cho biết những nhận định về các từ được in đậm sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai?

"Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rằng dừa nghiêng soi

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình"

1. Ông cha và cha ông là các danh từ chỉ người.

2. Sông, dừa, chân và trời là các danh từ chỉ đơn vị.

3. Mưa, nắng tiếng là các danh từ chỉ đơn vị.

4. Cuộc sống, truyện cổ, xưa và đời là các danh từ chỉ khái niệm.

5. Cơn, con rặng là các danh từ chỉ đơn vị

Câu 14: Đâu là danh từ chung trong đoạn văn sau?

Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu, xung quanh là tiếng đàn, tiếng hát khi xa, khi gần chào mừng mùa xuân.

A. Phía, ánh đèn, tiếng hát

B. Phía, ánh đèn, tiếng đàn, tiếng hát

C. Ánh đèn, tiếng đàn, tiếng hát

D. Tiếng đàn, tiếng hát

Câu 15: Đâu là danh từ trong các từ sau?

A. Ăn

B. Nhà

C. Đi

D. Đứng

Câu 16: Đâu không phải quy tắc viết danh từ riêng?

A. Với mỗi tên riêng, chỉ cần viết hoa tiếng đầu tiên của tên riêng đó.

B. Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.

C. Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.

D. Những tên riêng nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt thì viết hoa giống như cách viết tên riêng Việt Nam.

Câu 17: Danh từ riêng nào được viết đúng theo quy tắc viết hoa tên riêng?

A. To-ky-Ô

B. Việt Nam

C. Thượng hải

D. An-Đéc-Xen

Câu 18: Con đọc đoạn văn sau và tìm danh từ riêng có trong đoạn văn:

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!

A. Bác, ông cụ

B. Bác, Người, Việt Bắc

C. Người, túi vải

D. Việt Bắc, áo nâu

Câu 19: Gạch dưới các danh từ có trong đoạn văn sau rồi xếp thành hai nhóm (danh từ chung, danh từ riêng) cho phù hợp:

“Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ. Lũy tre thân mật làng tôi, đâu đâu ta cũng có nửa tre làm bạn.”

(Trích “Cây tre Việt Nam” – Thép Mới)

Câu 20: Gạch dưới các danh từ có trong đoạn văn sau rồi xếp thành hai nhóm (danh từ chung, danh từ riêng) cho phù hợp:

"Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ"

Câu 21: Đọc đoạn thơ sau gạch dưới các danh từ trong đoạn thơ trên.

“Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con."

(“Tre Việt Nam” – Nguyễn Duy)

Câu 22: Gạch dưới các danh từ dùng để gọi Bác Hồ có trong đoạn thơ sau và nêu ý nghĩa của cách dùng các danh từ đó:

“Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời,

Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường.

(Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu)

Câu 23: Đặt câu với các danh từ dưới đây:

- Cô giáo:

- Học sinh:

- Nhà trường:

Xem thêm các bài tập trắc nghiệm Tiếng việt lớp 4 có đáp án hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:




Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học