20 Bài tập trắc nghiệm Câu cảm lớp 4 (có đáp án)



Với 21 bài tập trắc nghiệm Luyện từ và câu: Câu cảm lớp 4 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học Tiếng Việt lớp 4.

Câu 1: Câu cảm (câu cảm thán) nhằm mục đích gì?

A. Bày tỏ sự thắc mắc, hiếu kì của người nói.

B. Nêu ra một yêu cầu hoặc đề nghị của người nói.

C. Thông báo, trình bày một nội dung nào đó.

D. Bộc lộ cảm xúc của người nói.

Câu 2: Cuối câu cảm thán, thường sử dụng dấu câu nào?

A. Dấu chấm

B. Dấu hỏi

C. Dấu chấm than

D. Dấu hai chấm

Câu 3: Trong câu cảm thán, thường có các từ ngữ nào xuất hiện?

20 Bài tập trắc nghiệm Câu cảm lớp 4 có đáp án

A. Hãy, đừng, chớ, không nên,…

B. Được không, có được không, vậy sao, thế nào,…

C. Là, đã, đang,..

D. Ôi chao, chà, trời; quá, lắm, thât,…

Câu 4: Trong các câu sau, câu nào là câu cảm thán?

A. Mở cửa ra đi!

B. Hôm nay, trời nóng quá!

C. Hôm nay, trời nóng.

D. Hôm nay, trời có nóng không?


Câu 5: Tìm câu cảm có trong đoạn trích sau?

Tên sĩ quan phát xít không còn tin ở mắt mình nữa.

Trước mặt hắn vẫn là chú bé mà hắn đã ra lệnh cho bọn lính bắn chết đêm qua.

Tên sĩ quan đưa tay lau mồ hôi vã ra trên trán và rền rĩ:

- Ôi lạy chúa!

Đất nước này thật là ma quỷ!

Câu 6: Tìm câu cảm có trong đoạn trích sau?

Nó liếc mắt xuống, nhằm củ khoai to nhất.

Bà hàng đương lúi húi, vét tì vôi ăn trầu.

- Ối giời ơi, nó ăn cắp khoai của tôi!

Bà hàng nằm xoài ra, nắm ngay được nó.

Câu 7: Đặt câu cảm thán cho tình huống sau:

"Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ có một bạn làm được." Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự thán phục.

Bạn giỏi quá!

Bạn siêu thật đấy!

Bạn có làm được bài này không?

Bạn có thể giúp mình giải bài tập này không?

Câu 8: Đặt câu cảm thán cho tình huống sau:

Vào ngày sinh nhật cảu em, có một bạn học cũ chuyển trường từ lâu bỗng nhiên tới chúc mừng em.

Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự ngạc nhiên và vui mừng.

Trời ơi! Cậu xinh quá!

Trời ơi! Cậu học giỏi quá!

Chao ôi, lâu quá rồi mới gặp cậu!

Cậu làm mình cảm động quá!

Câu 9: Chuyển các câu kể sau thành câu cảm?

1. Con mèo này bắt chuột giỏi.                    a. Chao ôi, trời rét thật!

2. Trời rét.                                                        b. Ôi, con mèo này bắt chuột giỏi quá!

3. Bạn Ngân chăm chỉ.                                  c. Bạn Ngân chăm chỉ quá!

4. Bạn Giang học giỏi.                                   d. Chà, bạn Giang học giỏi ghê!

Câu 10: Những câu cảm thán sau bộc lộ cảm xúc gì? 

1. Ôi, bạn Nam đến kìa!                              a. Bộc lộ cảm xúc ghê sợ.

2. Ồ, bạn Nam thông minh quá!                b. bộc lộ cảm xúc thán phục.

3. Trời, thật là kinh khủng!                          c. bộc lộ cảm xúc mừng rỡ.

Câu 11: Em hãy chuyển câu sau thành câu cảm:

“Thủ môn bắt bóng giỏi”

A. Thủ môn bắt bóng giỏi quá!

B. Ôi thủ môn bắt bóng giỏi thật đấy!

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 12: Câu cảm nào sau đây nêu cảm xúc khi tham gia luyện tập thể thao?

A. Quả bóng tròn căng mịn.

B. Em được tham gia luyện tập thể thao thích quá!

C. Ôi, được tham gia luyện tập thể thao thích thật đấy!

D. Cả B, C đều đúng

Câu 13: Câu cảm nào sau đây nêu cảm xúc khi chứng kiến hoặc tham gia một trận thi đấu thể thao?

A. Trận đấu thể thao hôm nay căng thẳng quá!

B. Trời ơi, trận đấu thể thao hôm nay thú vị biết bao!

C. Ôi, được tham gia luyện tập thể thao thích thật đấy!

D. Cả A, B đều đúng

Câu 14: Khi viết, cuối câu cảm thường có dấu gì?

A. Dấu chấm

B. Dấu chấm than

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 15: Câu cảm là câu gì?

A. Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị

B. Dùng để bộc lộ cảm xúc

C. Cả a, b đều đúng

D. Cả a, b đều sai

Câu 16: Khoanh vào chữ cái trước câu cảm thán:

A. “Nam đang chơi đá bóng.”

B. “Cuối tuần, cả nhà em đi du lịch.”

C. "Chà, con mèo đẹp quá!”

D. “Chú chó nhà em rất thông minh.”

Câu 17: Gạch dưới các từ thể hiện cảm xúc của người nói trong mỗi câu sau:

a. “Ôi, em tôi ngã đau quá!”

b. “Ồ, chị ấy đẹp quá!” “Khiếp, con chuột hôi thật!”

Câu 18: Các câu cảm thản sau đây bộc lộ cảm xúc gì?

a. “A, mẹ đã về!”

b. “Ôi, tôi mới dại dột làm sao! (Tôi đã không muốn giúp lừa dù chỉ chút ít, nên bây giờ phải mang nặng gấp đôi.)"

c. “Thôi chết, mình làm vỡ cái bình hoa yêu thích nhất của mẹ rồi!”

d. “Trời ơi, tội nghiệp đứa bé quá!”

e. “Ôi chao, chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!”

Câu 19: Đặt câu cảm thán:

a. Có một trong các từ: “ôi”, “ồ”, “chà” đứng đầu câu;

b. Có một trong các từ: “lắm”, “quá”, “thật” đứng cuối câu.

Câu 20: Chuyển các câu kể sau thành câu cảm thán:

a. “Cánh diều bay cao.”

b. “Gió thổi mạnh.”

c. “Em bé kháu khỉnh.”

d. “Mùa xuân về.”

Câu 21: Viết đoạn văn khoảng 6 câu kể lại ngày đầu tiên em đi học, trong đó có sử dụng câu cảm thán.

Xem thêm các bài tập trắc nghiệm Tiếng việt lớp 4 có đáp án hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:




Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học