15+ Gian nan thử sức lớp 5 (học sinh giỏi)

Tổng hợp các bài văn Gian nan thử sức hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Gian nan thử sức - mẫu 1

10 nhân vật vượt lên tật nguyền khiến cả thế giới nể phục

(Baonghean.vn) - Trong cuộc sống, có những con người mới sinh ra đã kém may mắn hơn những người khác khi họ khuyết đi một bộ phận nào đó trên cơ thể, hoặc không thể sống như những người bình thường khác. Nhưng vượt lên trên những hoàn cảnh đó, có những người đã làm lên những điều phi thường bằng chính nghị lực và tình yêu dành cho cuộc sống, và họ đã đạt được những thành quả khiến cả nhân loại phải kính phục… Dưới đây là 10 tấm gương tiêu biểu cho những nghị lực thép biết vượt lên trên số phận.

1 - Giáo sư vật lý Stephen Hawking

Hawking sinh ngày 8 tháng 1 năm 1942, tại Oxford, Anh quốc- ông được coi là ông hoàng vật lý lý thuyết của thế giới trong suốt nhiều thập kỷ, với những công trình nghiên cứu nổi tiếng về hố đen trong vũ trụ. Năm 21 tuổi, ông bị mắc bệnh xơ cứng teo cơ và liệt gần như hoàn toàn.

Vượt qua đau đớn thể xác do bệnh tật hành hạ, Hawking vẫn hoàn thành được luận án tiến sĩ về Vũ trụ học mà ông từng đeo đuổi. Cái tên Stephen Hawking trở nên đồng nghĩa với “lỗ đen”. Toàn bộ những công trình của ông được đánh giá là “chiếc chìa khoá mở cửa vào Vũ trụ”.

Câu nói nổi tiếng của ông: "Thật lãng phí thời gian khi giận dữ với khuyết tật của bản thân. Mọi người sẽ không có thời gian cho bạn nếu bạn lúc nào cũng tức giận hay than phiền".        

1 - Nick Vujicic

Nick Vujicic, sinh năm 1982 tại Australia, bị hội chứng etra-amelia bẩm sinh, một loại rối loạn rất hiếm gặp. Nick không có tay, hai chân rất nhỏ và hầu như không giúp gì được cho anh trong việc di chuyển. Bất chấp những khó khăn trong cuộc sống, anh đã vươn lên và  tốt nghiệp đại học năm 21 tuổi, với tấm bằng kép ngành kế toán và kế hoạch tài chính.

Sau đó, anh trở thành một diễn giả nổi tiếng, với 1.600 bài phát biểu tại hàng chục quốc gia, truyền cảm hứng sống và vươn lên cho hàng triệu người. Năm 2005, Nick Vujicic được đề cử giải thưởng "Thanh niên của năm" của Australia. Và sau nhiều nỗ lực, Nick Vujicic đã tìm thấy hạnh phúc thực sự khi kết hôn với người vợ xinh đẹp Kanae Miyahara.

3 - Vận động viên Terry Fox

Năm 1980, với chiếc chân giả, Terry Fox thực hiện một cuộc chạy xuyên Canada để quyên tiền và kêu gọi sự chú ý của người dân với việc nghiên cứu chữa trị ung thư.

Năm 1980, với chiếc chân giả, Terry Fox thực hiện một cuộc chạy xuyên Canada để quyên tiền và kêu gọi sự chú ý của người dân với việc nghiên cứu chữa trị ung thư.

Terry Fox là nhà hoạt động nhân đạo, một vận động viên người Canada. Sau khi bị chẩn đoán mắc ung thư xương, anh phải cắt cụt một chân. Năm 1980, với chiếc chân giả, Terry Fox thực hiện một cuộc chạy xuyên Canada để quyên tiền và kêu gọi sự chú ý của người dân với việc nghiên cứu chữa trị ung thư.

Dù căn bệnh ung thư di căn khiến Fox phải chấm dứt hành trình sau 143 ngày, 5.373 km và không lâu sau đó đã cướp đi mạng sống của anh, nhưng nỗ lực của Terry Fox đã để lại di sản lâu dài ở tầm quốc tế: Cuộc chạy Terry Fox. Cuộc thi chạy được tổ chức thường niên ở hơn 60 quốc gia, thu hút hàng triệu người tham dự. "Tôi chỉ ước mọi người sẽ nhận ra rằng mọi thứ đều có thể xảy ra nếu bạn cố gắng. Những giấc mơ được tạo ra nếu mọi người cố gắng", anh nói.

4 - Nhà soạn nhạc Beethoven

Ludwig van Beethoven sinh ngày 17/12/1770 mất ngày 26/3/1827, là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức nhưng phần lớn cuộc đời, ông sống ở Viên, Áo. Hồi nhỏ, ông bị khiếm thính, sau đó bị điếc hoàn toàn. Tuy vậy, ông vẫn trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại, nổi tiếng thế giới. Ông là hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời, từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang âm nhạc lãng mạn. Beethoven được coi là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều nhà soạn nhạc, nhạc sỹ và khán giả về sau.

5 - Jessica Cox

Ở tuổi 32, cô chinh phục được nhiều mục tiêu hơn vô số người có tay chân bình thường khác. Jessica Coxcó

Ở tuổi 32, Jessica Cox chinh phục được nhiều mục tiêu hơn vô số người có tay chân bình thường khác.

Jessica Cox, 33 tuổi, hiện đang sống tại thành phố Tucson, bang Arizona, Mỹ đã trở thành một tấm gương vượt lên số phận khiến ai cũng phải thán phục. Được sinh ra trong một gia đình thượng lưu ở Mỹ nhưng thật không may mắn khi mang thai cô, mẹ cô đã bị mắc một chứng bệnh do virut nên khi sinh ra cô đã không có cả hai tay. Nhìn cô con gái tật nguyền mà cha mẹ cô không khỏi đau lòng.

Từ khi mới sinh ra, Jessica Cox đã tỏ ra là một cô gái mạnh mẽ bởi mặc dù không có tay nhưng cô luôn nỗ lực cố gắng để điều khiển mọi việc bằng đôi chân của mình. Cho đến khi lớn lên thì Jessica Cox dường như không còn cần đến đôi tay bởi tất cả mọi việc đối với cô đã thật dễ dàng. Nhưng sự thật để có được sự dễ dàng đó thì cô đã phải trải qua những nỗ lực, những khổ luyện thấm đẫm mồ hôi và nước mắt.

6 - Patrick Henry Hughes

Patrick Henry Hughes sinh ngày 10/3/1988 tại Louisville, Kentucky (Mỹ). Từ khi chào đời, Hughes không có mắt, tay chân không thể duỗi thẳng khiến cậu không thể đi lại được như người bình thường.

Hughes được bố cho tiếp cận với piano từ lúc 9 tháng tuổi, sau đó là kèn. Truyền thông biết đến cậu bé khuyết tật này năm 2006 khi đang là sinh viên Đại học Louisville. Hôm đó, cậu chơi kèn khi ngồi trên xe do cha cậu đẩy. Tài năng của cậu từ ngày đó được nhiều người biết tới, được mời biểu diễn ở nhiều nơi trong cả nước.

7 - Helen Keller

Helen Keller (27/6/1880 – 1/6/1968) là một nhà văn, nhà hoạt động xã hội mù, điếc người Mỹ. Bà là người mù điếc đầu tiên trên thế giới tốt nghiệp một trường cao đẳng.

Tuy sống trong thế giới không ánh sáng, không âm thanh nhưng Keller vẫn là một phụ nữ tràn đầy tinh thần lạc quan, thiết tha yêu cuộc sống. Trong Thế chiến thứ I và thứ II, bà đến hơn 70 bệnh viện để an ủi bệnh nhân, động viên họ. Bà dành trọn cuộc đời cho Hội người mù Mỹ.

Diễn viên Sylvester Stallone từng đóng các vai trong những bộ phim nổi tiếng của Mỹ.

Bạn có nghĩ để trở thành một diễn viên tuyệt vời cần phải có vẻ đẹp lý tưởng? Bạn đã từng nghe câu chuyện về Sylvester Stallone chưa? Vì chấn thương khi sinh ra, nửa khuôn mặt trái của anh đã bị liệt, miệng hơi lệch và chiếc lưỡi cũng bị liệt một phần (đây là lý do tại sao anh nói lắp). Thế nhưng, những điều không may mắn kia không thể ngăn cản anh trở thành một trong những diễn viên nổi tiếng bậc nhất.

Sudha Chandran là một nghệ sĩ Ấn Độ cực kì thành công. Cô bắt đầu biểu diễn múa ngay từ lúc mới lên ba. Trong một lần đi biểu diễn, Sudha không may gặp phải tai nạn giao thông và bị mất bàn chân phải. Phải mất tới ba năm cô mới có thể làm quen và đi lại bình thường bằng bàn chân giả, thế nhưng khát vọng trở thành nghệ sĩ múa của Sudha vẫn còn đó và cháy bỏng hơn bao giờ hết.

Nhờ sự tập luyện không ngừng của mình, Sudha đã trở thành một diễn viên múa cực kì thành công và xuất hiện trong nhiều bộ phim của Bollywood. Cuộc đời của Sudga thực sự là một tấm gương sáng cho nhiều người tại Ấn Độ nói riêng và trên thế giới nói chung noi theo.

Ralph Braun - giám đốc điều hành của công ty Braun Corporation chuyên cung cấp các thiết bị xe lăn và phương tiện đi lại dành cho những người bị khuyết tật.

Ralph Braun sinh ra tại  Indiana, Mỹ và hiện tại đang là giám đốc điều hành của công ty Braun Corporation chuyên cung cấp các thiết bị xe lăn và phương tiện đi lại dành cho những người bị khuyết tật. Ông được chuẩn đoán bị chứng loạn dưỡng cơ khi mới lên sáu tuổi.

Khi lên 20, Braun bắt đầu nghiên cứu chế tạo ra những mẫu xe lăn hỗ trợ cho những người có cùng hoàn cảnh như ông. Những nghiên cứu cũng như những sản phẩm đầy tính sáng tạo của ông đã góp một phần không nhỏ cho thành công của công ty ông sau này. Braun  được vinh danh là “nhà vô địch của sự thay đổi” vào năm 2012 bởi chính phủ Mỹ.

Gian nan thử sức - mẫu 2

Những tấm gương sáng về ý chí, nghị lực

(ĐCSVN) – “Những người khuyết tật không phải là gánh nặng của xã hội, chúng tôi vẫn có thể tạo ra những giá trị làm đẹp cho cuộc đời”. Đó là những thông điệp được truyền đi từ nhiều người khuyết tật khác đang nỗ lực vượt lên chính mình; phát triển kinh tế và giúp những người đồng cảnh ngộ thêm tự tin, tự chủ trong cuộc sống...

Giúp đỡ người đồng cảnh ngộ...

Thiếu sức khỏe, khó khăn trong sinh hoạt, học tập và khó có cơ hội tìm kiếm việc làm là những trở ngại mà những người khuyết tật (NKT) luôn phải đối mặt. Mang trong mình những khiếm khuyết, thế nhưng, bằng ý chí kiên cường, nhiều NKT đã vượt qua rào cản để làm đẹp cho cuộc đời.

Điển hình là chị Nguyễn Thị Thu Thương, sinh năm 1983 (ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội) một NKT với nghị lực sống phi thường khiến nhiều người không khỏi thán phục. Khi mới lọt lòng, chị được chẩn đoán mắc bệnh xương thủy tinh bẩm sinh. Căn bệnh quái ác làm cuộc sống của chị gặp rất nhiều khó khăn. Từ việc di chuyển, sinh hoạt... đều phải phụ thuộc vào người khác. Từ năm 2004, chị bắt đầu mở lớp dạy làm đồ thủ công miễn phí cho người khuyết tật rồi nhận hàng về bán. Chỉ cao 80 cm, nặng 20 kg, và không thể đi lại, nhưng với quyết tâm không vì khiếm khuyết của bản thân mà trở thành gánh nặng cho gia đình, chị Thương đã gầy dựng thành công doanh nghiệp sản xuất đồ Handmade cho riêng mình. Đến nay, “Thương Thương Handmade” đã giúp nhiều NKT ở khắp các tỉnh, thành có công việc và niềm tin vào cuộc sống.

Hay câu chuyện về nghệ nhân khuyết tật Hoàng Thị Khương vẫn ngày đêm miệt mài đào tạo nghề cho hàng trăm người đồng cảnh ngộ thoát nghèo bằng nghề thêu tay truyền thống của quê hương Quất Động (Thường Tín, Hà Nội). Khi được ba tháng tuổi, chỉ sau một trận ốm rất nặng, một bên chân của chị bị liệt vĩnh viễn. Không để trở thành gánh nặng cho gia đình, ngay từ khi còn nhỏ, chị Khương đã ý thức được rằng bản thân phải tự mình vươn lên. Bằng nỗ lực không ngừng nghỉ, cô đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm tranh thêu đạt giải cao trong các cuộc thi. Nhận thấy những người đồng cảnh ngộ còn nhiều bất hạnh, chị quyết định mở xưởng dạy thêu tay miễn phí tại nhà với ý định giúp các chị em khuyết tật có thêm công ăn việc làm. Tính đến nay, chị đã dạy nghề cho gần 500 người trong thôn và trẻ em, người khuyết tật ở các nơi như Hà Nội, Hà Giang, Quảng Ninh, Hà Tĩnh…

Câu chuyện khởi nghiệp đối với những người bình thường đã khó, với NKT lại càng khó khăn gấp bội. Anh Lê Việt Cường, Chủ tịch Hội Người khuyết tật quận Hà Đông (Hà Nội) là tấm gương điển hình về NKT khởi nghiệp thành công và sẵn sàng “cưu mang” người có hoàn cảnh giống mình. Anh Cường mắc bệnh bại liệt từ nhỏ và phải trải qua hàng chục cuộc phẫu thuật mới có thể tự đứng trên đôi chân của mình. Hơn ai hết anh Cường thấu hiểu những khó khăn mà người như anh gặp phải khi xin việc.

Xuất phát từ ý tưởng tận dụng những mảnh vải vụn tại Làng Lụa Vạn Phúc (Hà Đông), và nhận thấy nghề thủ công phù hợp với sức khỏe của NKT, anh Cường đã nung nấu ý định mở một xưởng ghép tranh. Đích thân anh đã  đến từng nhà NKT ở Hà Nội để vận động tham gia dự án. Trước đó, đa số họ là nỗi lo lắng của người thân, gia đình khi không thể tự mình kiếm sống. Đến nay, xưởng tranh có hơn 30 NKT có thể tự nuôi sống bản thân, ngày ngày tạo ra những chiếc túi, tấm vải với họa tiết sống động được nhiều người yêu thích.

Không chỉ chị Thương, anh Cường hay chị Khương, trong xã hội còn vô số NKT với nghị lực sống phi thường, luôn cố gắng, vượt lên chính mình và giúp đỡ người có hoàn cảnh tương tự thoát khỏi mặc cảm, tự ti và vươn tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Lan tỏa những thông điệp giàu ý nghĩa nhân văn

Sinh ra không được lành lặn như bao người bình thường khác, NKT phải chịu những nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần. Hầu hết, họ gặp không ít khó khăn về mọi mặt đời sống xã hội như: học tập, tìm kiếm việc làm, hôn nhân... Thế nhưng, cản trở lớn nhất với họ chính là sự kỳ thị của cộng đồng. Đó là rào cản vô hình nhưng tàn nhẫn, đẩy NKT ra bên lề của cuộc sống. Những áp lực từ phía người thân, gia đình, sự coi thường, thương hại của họ hàng, xã hội càng khiến họ trở nên mặc cảm, tự ti thậm chí có người tìm đến cái chết như một cách để giải thoát. Tuy nhiên, không đầu hàng trước số phận, rất nhiều NKT ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước vẫn đang nỗ lực vươn lên khắc phục khó khăn và khẳng định chính mình.

Hàng loạt câu chuyện về những NKT tự mình phấn đấu, mạnh dạn phát triển kinh tế để không chỉ nuôi sống bản thân mà còn sẵn sàng giúp đỡ người cùng cảnh ngộ đã khơi dậy và lan tỏa tinh thần tương thân tương ái sâu sắc trong cộng đồng. NKT có thể bị khiếm khuyết về cơ thể nhưng rất giàu về ý chí và nghị lực vươn lên. Nhờ có những người như họ mà nhiều NKT khác đã có cơ hội tìm được việc làm phù hợp với khả năng, có thêm thu nhập, tự chủ kinh tế. Những công việc họ đang làm tưởng như đơn giản, bình dị nhưng có thể tạo ra những giá trị tốt đẹp và được cộng đồng đón nhận.

Thực tế cho thấy, những cơ sở sản xuất, doanh nghiệp dành cho NKT được mở ra đã trở thành ngôi nhà chung đầy nghĩa tình để những con người cùng chung số phận chia sẻ, động viên nhau vượt qua nghịch cảnh. Họ là những người “đặc biệt” và luôn mong muốn được sẻ chia với cộng đồng. Thời gian qua, nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam luôn dành sự quan tâm, hỗ trợ những NKT để họ có cuộc sống tốt đẹp hơn; mở ra nhiều cơ hội cho những mảnh đời kém may mắn có thêm động lực biến ước mơ trở thành hiện thực, để họ không là“gánh nặng của xã hội”.

Những hành động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của chị Thương, cô Khương hay anh Cường đã trở thành biểu tượng sinh động lan tỏa nét đẹp tương thân tương ái, cùng những thông điệp giàu tính nhân văn “lá rách ít đùm lá rách nhiều” trong cộng đồng. Họ thực sự là tấm gương sáng về ý chí, nghị lực sống phi thường để tất cả chúng ta học tập và noi theo. Bên cạnh đó, cần mạnh dạn phê phán những biểu hiện, hành động thiệt thị, gây tổn thương đối với NKT. Có như vậy, NKT mới được bảo vệ, cuộc sống mới trở nên tốt đẹp và nhân văn hơn.

Gian nan thử sức - mẫu 3

Bừng lên ý chí vượt khó của người trẻ

Cùng trực tiếp chia sẻ thông điệp “Sống trung thực, sống trách nhiệm, sống nghị lực” tại gala Tỏa sáng nghị lực Việt vào tối qua 21.5 tại Nhà thi đấu Phú Thọ (TP.HCM), ý chí vượt khó bừng lên trong hàng ngàn bạn trẻ.

Chương trình Tỏa sáng nghị lực Việt (do Hội LHTN Việt Nam, Báo Thanh Niên, Tập đoàn Hoa Sen và Đài truyền hình Việt Nam - Ban Thanh thiếu niên VTV6 phối hợp tổ chức) được phát động từ tháng 11.2013, đã nhận được sự quan tâm hưởng ứng nhiệt tình của các tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Đêm gala diễn ra tại Nhà thi đấu Phú Thọ là dịp để tổng kết những thành quả mà chương trình đạt được đồng thời tuyên truyền rộng rãi hơn nữa về những giá trị sống tốt đẹp trong cộng đồng.

Tham dự có bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó chủ tịch nước; anh Nguyễn Phi Long, Phó chủ tịch thường trực T.Ư Hội LHTN Việt Nam, Phó ban Tổ chức chương trình Tỏa sáng nghị lực Việt; ông Đào Văn Lừng, Trưởng cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo T.Ư tại TP.HCM; anh Nguyễn Quang Thông, Phó chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam, Tổng biên tập Báo Thanh Niên;  ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen (đơn vị phối hợp tổ chức và là nhà tài trợ)...

 Nếu chỉ còn một ngày để sống...

Hàng ngàn bạn trẻ bên trong hội trường cũng như đứng chật kín khuôn viên Nhà thi đấu Phú Thọ thật sự có những khoảnh khắc sâu lắng khi lời hát “Nếu chỉ còn một ngày để sống” của nhạc sĩ Hoài An cất lên dẫn nhập vào phần chính chương trình. Và khi những tấm gương giàu nghị lực xuất hiện, chia sẻ nỗ lực miệt mài của bản thân trong quá trình vượt qua nghịch cảnh và thách thức trong cuộc sống, dường như trong mỗi người đều dâng trào niềm xúc động, cảm nhận đủ đầy hơn thông điệp ý nghĩa của chương trình.

Trong những ánh mắt chăm chú dõi theo từng câu chuyện nghị lực Việt tỏa sáng, ý chí vượt khó trong mỗi người dường như cũng được bừng lên mạnh mẽ hơn. Bị giập nát chân khi đang tham gia xử lý bom mìn sau chiến tranh tại xã Quốc Khánh, H.Tràng Định (Lạng Sơn), thiếu úy Lý Đình Hiếu thuộc Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 239 (Binh chủng Công binh) biết rằng đây là một vết hằn đau đớn ập đến với mình và gia đình, nhưng chàng trai trẻ tuổi đời mới ngoài đôi mươi vẫn mạnh mẽ nói với bố: “Bố không được khóc”, và anh đã thể hiện nghị lực sống của mình qua việc tiếp tục thực hiện những dự định mà bản thân ấp ủ cho tương lai.

Hay như chuyện của Phạm Vũ Hiệp, người bị ung thư giai đoạn cuối nhưng đã không đầu hàng số phận. Thời gian đầu, Hiệp chỉ biết nhìn con gái bé bỏng để hy vọng, để chiến đấu với bệnh tật hiểm nghèo. Anh nhận ra nếu mình không tự cứu mình thì chẳng trông chờ vào bất cứ phép màu nào cả. Khi các chỉ số về sức khỏe tốt hơn, Hiệp nghĩ rằng không còn chông gai thử thách gì nữa thì con gái bé bỏng lại bị tai nạn đột ngột qua đời. Anh một lần nữa chọn cho mình cách đối diện với thực tại là sống để làm chỗ dựa cho những người xung quanh.

Nghị lực của Nguyễn Chung Tú, 21 tuổi, sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM cũng thật sự mang đến cho mọi người suy nghĩ tích cực, lạc quan hơn về cuộc sống. Tú bị bại liệt, không thể tự đi lại được nhưng bằng sự tận tụy hỗ trợ của người mẹ, Tú đã đạt thành tích học tập đáng nể khi đến với giảng đường đại học. Tú quan niệm cuộc sống mỗi người không có bậc thang cuối cùng. Theo Tú, cuộc sống là sống trọn vẹn với những gì mình đang có. Mỗi bạn trẻ hãy dành thời gian tĩnh lặng để suy nghĩ, để lắng nghe những gì con tim lên tiếng, để hiểu và thể hiện được trách nhiệm với bản thân, với gia đình và cộng đồng.

Hãy luôn hướng về phía trước

Chàng trai kỳ diệu - nhà diễn thuyết không tay không chân Nick Vujicic đến Việt Nam vào tháng 5 năm ngoái đã truyền nguồn cảm hứng và khơi gợi những giá trị sống tốt đẹp trong mỗi bạn trẻ. Lần thứ hai trở lại Việt Nam, sự có mặt của Nick bên cạnh những tấm gương nghị lực Việt tiếp tục đánh thức và khơi dậy những giá trị sống đó. Họ đã sống thật đẹp khi bản thân đã không bao giờ từ bỏ khát vọng của mình. Nick Vujicic bày tỏ: “Chúng tôi cố gắng làm hết sức mình để mang lại niềm khích lệ, động viên tinh thần cho mọi người. Và mỗi chúng ta luôn phải có trách nhiệm yêu thương lẫn nhau và hãy luôn hướng lên phía trước để có một tầm nhìn vào tương lai”.

Theo chia sẻ của Nick, trước những nghịch cảnh, thách thức, mỗi bạn trẻ phải đối diện, đương đầu với nó để vượt qua bằng sự trung thực, trách nhiệm và nghị lực. Đối diện để bước tiếp về phía trước chứ không bao giờ bỏ cuộc. Chúng ta không lựa chọn được số phận nhưng hoàn toàn có thể lựa chọn cách đối diện với thử thách, khó khăn của mình và đó là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề, nếu như không muốn buông tay.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 5 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:


Giải bài tập lớp 5 Cánh diều khác