Vua Lý Thái Tông lớp 5 (Nội dung chính, bố cục, hướng dẫn cách đọc)

Bài đọc Vua Lý Thái Tông lớp 5 sách Tiếng Việt 5 Cánh diều trình bày đầy đủ nội dung chính, tóm tắt, bố cục và hướng dẫn cách đọc chi tiết giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.

Bài đọc: Vua Lý Thái Tông

Vua Lý Thái Tông lớp 5 (trang 50, 51, 52) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Lý Thái Tông là vị hoàng đế văn võ song toàn và nổi tiếng nhân từ. Là người rất chăm lo mở mang kinh tế, Lý Thái Tông đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích nông nghiệp. Nhà vua còn nhiều lần tự mình làm ruộng để khích lệ thần dân. Tháng Hai năm 1038, vua cho lập đàn tế Thần Nông ở của Bố Hải. Tế xong, vua tự cầm cây xuống ruộng. Có người can rằng: "Đó là việc của nông phu, Bệ hạ cần gì làm thế?". Vua đáp: "Trẫm không tự cấy thì lấy gì làm xôi cúng tổ tiên, lấy gì cho thiên hạ noi theo?".

Thấy dân chúng sinh dùng hàng nước ngoài, Lý Thái Tông nghĩ ra cách xử lí rất khéo léo. Năm 1040, vua dạy cung nữ dệt gấm vóc, rồi đem hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ban cho các quan. Nhà vua làm vậy để tỏ ý là vua sẽ không dùng gấm vóc của nước Tống nữa, chỉ dùng gấm vóc sản xuất trong nước, qua đó khuyến khích nghề canh cửi.

Năm 1042, Lý Thái Tông cho soạn bộ Hình thư. Đây là bộ luật thành văn đầu tiền của nước nhà. Với việc ban hành bộ Hình thư, nhà vua đã bãi bỏ lối xử án tuỳ tiện, nhiều khi quá hà khắc của quan lại.

Vào năm 1044, cả nước được mùa lớn, vua Thái Tông bảo: “Nếu trăm họ đã no đủ, trẫm lo gì không no đủ". Vua liền ban lệnh giảm một nửa tiền thuế cho dân cả nước.

Một trăm năm cầm quyền của vua Lý Thái Tông và con, cháu ông là Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông được coi là thời kì hưng thịnh nhất của triều Lý. Đó cũng là thời kì các danh tướng như Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt lập những chiến công lẫy lừng.

Theo NGUYỄN KHẮC THUẬN

Nội dung chính Vua Lý Thái Tông

Bài đọc kể về cuộc đời và cách vua Lý Thái Tông vận hành cai quản đất nước với các luật lệ chính sách ông đưa ra.

Tóm tắt Vua Lý Thái Tông

Vua Lý Thái Tông là vị hoàng đế văn võ song toàn và nổi tiếng nhân từ. Ông đã ban hành nhiều chính sách, luật lệ giúp đất nước ngày càng hưng thịnh. Để khuyến khích nông nghiệp, tháng Hai năm 1038, vua cho lập đàn tế Thần Nông ở cửa Bố Hải. Không những thế, vua còn tự cầm cày xuống ruộng để dân chúng noi theo. Thấy dân chúng sính dùng hàng nước ngoài, năm 1040 vua dạy cung nữ dệt gấm vóc rồi đem hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ban cho các quan, còn vua chỉ dùng gấm vóc sản xuất trong nước. Qua đó khuyến khích nghề canh cửi. Năm 1042, vua cho soạn bộ Hình thư nhằm bãi bỏ lối xử án tuỳ tiện, nhiều khi quá hà khắc của quan lại. Năm 1044, giảm một nửa tiền thuế cho dân cả nước. Nhờ vậy, đây được coi là thời kỳ hưng thịnh nhất của triều Lý.

Bố cục Vua Lý Thái Tông

Văn bản Vua Lý Thái Tông gồm 5 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “noi theo?”: Vua Lý Thái Tông quan tâm phát triển nông nghiệp.

- Phần 2: Tiếp theo đến “khuyến khích nghề canh cửi”: Vua khuyến khích người dân dùng hàng hóa trong nước.

- Phần 3: Tiếp theo đến “quá hà khắc của quan lại”: Vua cho soạn bộ Hình thư nhằm bãi bỏ lối xử án tuỳ tiện, nhiều khi quá hà khắc của quan lại.

- Phần 4: Tiếp theo đến “cho dân cả nước”: Vua giảm một nửa tiền thuế cho dân cả nước.

- Phần 5: Còn lại: Cách vua Lý Thái Tông vận hành cai quản đất nước đã mang lại sự hưng thịnh cho nước nhà.

Hướng dẫn cách đọc Vua Lý Thái Tông

- Đọc được cả bài Vua Lý Thái Tông với giọng đọc diễn cảm, linh hoạt.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; nhấn giọng ở từ ngữ thể hiện những tình tiết quan trọng.

- Luyện đọc cá nhân, theo cặp.

Xem thêm các bài đọc lớp 5 Cánh diều hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:


Giải bài tập lớp 5 Cánh diều khác