Vinh danh nước Việt lớp 5 (Nội dung chính, bố cục, hướng dẫn cách đọc)

Bài đọc Vinh danh nước Việt lớp 5 sách Tiếng Việt 5 Cánh diều trình bày đầy đủ nội dung chính, tóm tắt, bố cục và hướng dẫn cách đọc chi tiết giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.

Bài đọc: Vinh danh nước Việt

Ngày 24-10-1995, một sự kiện “xưa nay hiếm” đã diễn ra tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Nhiều nhà khoa học hãng đầu của Mỹ, Nga, Nhật, Pháp và Việt Nam đã đến đây quan sát một hiện tượng hàng chục năm mới có: nhật thực toàn phần. Trong đoàn nghiên cứu của Pháp có nhà thiên văn học nổi tiếng Nguyễn Quang Riệu, giáo sư Đại học Xoóc-bon, giám đốc nghiên cứu của Đài Thiên văn Pa-ri.

Giáo sư Nguyễn Quang Riệu sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng. Thuở nhỏ, ông thường được cha mẹ đưa lên thăm Đài Thiên văn Phủ Liễn. Ông được giải thích rằng đài thiên văn có những thiết bị để nhìn lên trời. Mặc dù lúc ấy chưa biết con người nhìn lên trời để làm gì, nhưng hình ảnh Đài Thiên văn Phú Liễn chắc hẳn là một trong những cơ duyên đã dẫn ông đến với công việc khám phá bầu trời khi sang Pháp học.

Cả cuộc đời lao động miệt mài, Nguyễn Quang Riệu đã công bố hơn 150 công trình nghiên cứu. Năm 1972, ông xác định được chính xác vị trí vụ nổ ở chòm sao Thiên Nga và được Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.

Từ năm 1976, ông thường xuyên về quê hương nghiên cứu và dạy học Vào thời điểm diễn ra hiện tượng nhật thực toàn phần, Nguyễn Quang Riệu được cấp kinh phí mua thiết bị thiên văn mang về Việt Nam. Sau đó, ông đã đề nghị để lại thiết bị giúp các nhà thiên văn học Việt Nam quan sát bầu trời. Ông cũng là người đứng ra xin học bổng của Pháp cho sinh viên Việt Nam và hướng dẫn nhiều người làm tiến sĩ tại Pháp.

Với những đóng góp có ý nghĩa cho khoa học và Tổ quốc, năm 2004, ông đã được trao tặng Giải thưởng Vinh danh nước Việt.

THEO NGUYỄN XUÂN

Vinh danh nước Việt lớp 5 (trang 89, 90) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Nội dung chính Vinh danh nước Việt

Bài đọc là câu chuyện và sự vinh danh đối với nhà thiên văn học Nguyễn Quang Riệu một người con đất Việt với hàng trăm đề tài, công trình nghiên cứu thiên văn học đã góp phần vào nền nghiên cứu thiên văn học của nước nhà.

Tóm tắt Vinh danh nước Việt

24-10-1995, nhiều nhà khoa học hàng đầu của Mỹ, Nga, Nhật, Pháp và Việt Nam đã đến Phan Thiết – Bình Thuận quan sát hiện tượng hiếm: nhật thực toàn phần. Trong đó, đại hiện của Việt Nam là ông Nguyễn Quang Riệu. Ông sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng. Thuở nhỏ, ông thường được cha mẹ đưa lên thăm Đài Thiên văn Phù Liễn – đây được coi là một trong những cơ duyên đưa ông đến với công việc khám phá bầu trời khi sang Pháp học. Cả cuộc đời lao động miệt mài, Nguyễn Quang Riệu đã công bố hơn 150 công trình nghiên cứu. Từ năm 1976, ông thường xuyên về nước nghiên cứu và dạy học. Dù được cấp kinh phí mua thiết bị thiên văn mang về Việt Nam nhưng ông đã đề nghị để lại thiết bị giúp các nhà thiên văn học Việt Nam quan sát bầu trời. Ông cũng là người đứng ra xin học bổng của Pháp cho sinh viên Việt Nam và hướng dẫn nhiều người làm tiến sĩ tại Pháp. Những đóng góp ý nghĩa cho khoa học và Tổ quốc, năm 2004, ông được trao tặng Giải thưởng Vinh danh nước Việt.

Bố cục Vinh danh nước Việt

Văn bản Vinh danh nước Việt gồm 4 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “Đài Thiên văn Pa-ri”: 24-10-1995, nhiều nhà khoa học hàng đầu của Mỹ, Nga, Nhật, Pháp và Việt Nam đã đến Phan Thiết – Bình Thuận quan sát hiện tượng hiếm: nhật thực toàn phần. Trong đó, đại hiện của Việt Nam là ông Nguyễn Quang Riệu.

- Phần 2: Tiếp theo đến “khi sang Pháp học”: Giới thiệu về Nguyễn Quang Riệu và cơ duyên đưa ông đến với công việc khám phá bầu trời khi sang Pháp học.

- Phần 3: Tiếp theo đến “Viện Hàn lâm Khoa học Pháp”: Những công trình nghiên cứu, đóng góp cho khoa học.

- Phần 4: Còn lại: Những đóng góp ý nghĩa cho khoa học và Tổ quốc của Nguyễn Quang Riệu. Nhờ đó ông được trao tặng Giải thưởng Vinh danh nước Việt.

Hướng dẫn cách đọc Vinh danh nước Việt

- Đọc được cả bài Vinh danh nước Việt với giọng đọc diễn cảm, linh hoạt, thể hiện niềm tự hào.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; nhấn giọng ở từ ngữ thể hiện những tình tiết quan trọng.

- Luyện đọc cá nhân, theo cặp.

Xem thêm các bài đọc lớp 5 Cánh diều hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:


Giải bài tập lớp 5 Cánh diều khác