Người công dân số Một lớp 5 (Nội dung chính, bố cục, hướng dẫn cách đọc)
Bài đọc Người công dân số Một lớp 5 sách Tiếng Việt 5 Cánh diều trình bày đầy đủ nội dung chính, tóm tắt, bố cục và hướng dẫn cách đọc chi tiết giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.
Bài đọc: Người công dân số Một
Cảnh trí
Một ngôi nhà ở Xóm Chiếu, Sài Gòn. Dưới ngọn đèn dầu lù mù, anh Thành đang ngồi ghi chép. Anh Lê vào.
Lê: Anh Thành! Mọi thứ tôi thu xếp xong rồi. Sáng mai, anh có thể đến nhận việc đấy.
Thành. Có lẽ thôi, anh ạ.
Lê: Sao lại thôi? Anh chỉ cần cơm nuôi và mỗi tháng một đồng. Tôi đã đòi cho anh thêm mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thêm năm hào... (Nói nhỏ) Vì tôi nói với họ: Anh biết chữ Tàu, lại có thể viết phắc-tuya bằng tiếng Tây.
Thành: Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống
Lê: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
Thành: Anh Lê này! Anh học Trường Sa-xơ-lu Lô-ba... thì .... ờ …anh là người nước nào?
Lê: Anh hỏi lạ thật! Anh người nước nào thì tôi là người nước ấy.
Thành: Đúng! Chúng ta là đồng bào. Cũng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?
Lê: Sao lại không? Không bao giờ tôi quên đống máu chảy trong cánh tay này là của họ Lê, anh hiểu không? Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.
Thành: Anh Lê ạ, vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kỳ. Đèn hoa kỳ lại không sáng bằng đèn tọa đăng. Hôm qua, tôi đi xem chớp bóng lại thấy ngọn đèn điện mới thật là sáng nhất. Sáng như ban ngày mà không có mùi, không có khói.
Lê: Anh kể chuyện đó làm gì
Thành: Vì anh với tôi.. Chúng ta là công dân nước Việt...
(Còn nữa)
THEO HÀ VĂN CẦU - VŨ ĐÌNH PHÒNG
Nội dung chính Người công dân số Một
Bài đọc nói về cuộc hội thoại giữa anh Lê và anh Thành về nguồn gốc và quan hệ đồng bào của mình
Tóm tắt Người công dân số Một
Dưới ngọn đèn dầu lù mù, anh Thành đang ngồi ghi chép thì anh Lê bước vào nói ngày mai anh Thành có thể nhận việc. Anh Thành nói lời từ chối công việc đó khiến anh Lê lấy làm thắc mắc. Anh Thành giải thích rằng nếu chỉ cần miếng cơm mang áo thì ở Phan Thiết cũng đủ sống. Anh Thành nhận thấy trong khi nước ta đang thắp đèn dầu thì nước bạn đã có đèn hoa kỳ, đèn tọa đăng, rồi sáng nhất là đèn điện – loại đèn sáng như ban ngày mà không có mùi, không có khói. Vì vậy anh muốn ra nước ngoài để học hỏi sự phát triển của nước bạn về cứu dân mình.
Bố cục Người công dân số Một
Văn bản Người công dân số Một gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?”: Anh Thành từ chối công việc mà anh Lê giới thiệu.
- Phần 2: Tiếp theo đến “không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa”: Anh Lê thắc mắc tại sao anh Thành không định xin việc làm ở Sài Gòn nữa.
- Phần 3: Đoạn còn lại: Anh Thành giải thích lý do không định xin việc làm ở Sài Gòn nữa.
Hướng dẫn cách đọc Người công dân số Một
- Đọc được cả bài Người công dân số Một với giọng đọc diễn cảm, linh hoạt.
- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; nhấn giọng ở từ ngữ thể hiện những tình tiết quan trọng hoặc những câu nói thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật.
- Luyện đọc cá nhân, theo cặp.
Xem thêm các bài đọc lớp 5 Cánh diều hay khác:
- Người công dân số Một (tiếp theo)
- Thái sư Trần Thủ Độ
- Bay trên mái nhà của mẹ
- Cậu bé và con heo đất
- Hè vui
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - Cánh diều