Trắc nghiệm Viết một bài văn kể lại một câu chuyện (có đáp án) - Kết nối tri thức
Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Viết một bài văn kể lại một câu chuyện Tiếng Việt lớp 4 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4.
* Nhận biết:
Câu 1. Thường có mấy phần trong bài văn kể lại một câu chuyện?
A. 4 phần.
B. 2 phần.
C. 3 phần.
D. 1 phần.
Câu 2. Phần mở đầu bài văn kể lại một câu chuyện có nhiệm vụ là gì?
A. Nêu cảm nhận của em về câu chuyện.
B. Giới thiệu về câu chuyện và nêu lí do biết câu chuyện.
C. Tóm tắt nội dung câu chuyện.
D. Kể tên các nhân vật có trong câu chuyện.
Câu 3. Cần làm gì trong phần thân bài của bài văn kể lại một câu chuyện?
A. Kể lại câu chuyện theo trình tự diễn ra các sự việc.
B. Nêu một hoặc một số lí do yêu thích câu chuyện.
C. Chọn dẫn chứng cụ thể giúp người đọc hiểu rõ lí do yêu thích câu chuyện.
D. A, B đều đúng
Câu 4. Đâu là cách hiểu đúng về mở bài gián tiếp cho bài văn kể lại một câu chuyện?
A. Là giới thiệu ngay vào câu chuyện.
B. Là dẫn dắt từ vấn đề khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
C. Là giới thiệu câu chuyện một cách trực tiếp.
D. Là giới thiệu câu chuyện một cách vòng vo.
Câu 5. Chọn đáp án đúng về Kết bài không mở rộng trong bài văn kể lại một câu chuyện?
A. Nêu ý kiến của mình về câu chuyện liên quan.
B. Nêu suy nghĩ, cảm xúc,… và những liên tưởng, suy luận được gợi ra từ câu chuuyện.
C. Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.
D. Nêu cảm nhận của bản thân về những sự việc liên quan đến câu chuyện.
* Thông hiểu:
Câu 6. Đáp án nào dưới đây là phần mở đầu cho bài văn kể lại một câu chuyện?
A. Giới thiệu câu chuyện định kể theo cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.
B. Giới thiệu câu chuyện theo trình tự các sự việc, chú ý kể đủ các nhân vật.
C. Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.
D. Kể câu chuyện theo trình tự các sự việc.
Câu 7. Đáp án nào dưới đây là không đúng đối với bài văn kể lại một câu chuyện?
A. Có hai cách viết mở bài và kết bài.
B. Mở bài trực tiếp là giới thiệu ngay vào câu chuyện mình định kể.
C. Kết bài mở rộng là nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân đồng thời nêu lên những liên tưởng, suy luận được gợi ra từ câu chuyện.
D. Kết bài mở rộng là nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về câu chuyện.
Câu 8. Đâu là nội dung phần thân bài cho bài văn kể lại một câu chuyện?
A. Nêu suy nghĩ và cảm xúc của bản thân về câu chuyện định kể.
B. Kể câu chuyện theo trình tự các sự việc, chú ý kể đủ các nhân vật, tình huống chính,… của câu chuyện.
C. Giới thiệu lại về câu chuyện.
D. Bài học rút ra từ câu chuyện.
* Vận dụng:
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi 9, 10.
Hôm nay, bà đã kể cho tôi nghe câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”.
Ngày xưa, có một chú ếch sống trong một cái giếng nhỏ. Vì sống ở đó lâu ngày nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh nó chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên nó tưởng rằng mình là to là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi nó kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật nhỏ khác rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, nó thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ểch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng nó cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, nó cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Nó đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng nó thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của nó. Nó đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đã bị dẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.
Nghe câu chuyện bà kể, tôi thấy chú ếch con thật đáng chê trách. Giống như có nhiều người trẻ hiện nay ít kinh nghiệm, ít hiểu biết nhưng lại là những người có tính cách hung hăng, huênh hoang, ngông nghênh nhiều nhất.
Câu 9. Câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng” được kể trong văn bản trên có nội dung là gì?
A. Khuyên nhủ con người nên biết mình biết ta.
B. Phê phán những kẻ tự cao tự đại, không biết khiêm tốn.
C. Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
D. Giúp người đọc nhận thức được vị trí hiện tại của mình.
Câu 10. Thái độ của người viết như thế nào khi nghe xong câu chuyện?
A. Trung lập.
B. Phê phán.
C. Tích cực.
D. Thờ ơ.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Luyện từ và câu: Cách dùng và công dụng của từ điển
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Viết: Trả bài văn kể lại một câu chuyện
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Ôn tập và đánh giá giữa học kì 1
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giải lớp 4 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 4 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 4 Cánh diều (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT