Trắc nghiệm Gặt chữ trên non (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Gặt chữ trên non Tiếng Việt lớp 4 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4.

Câu 1. Bài thơ “Gặt chữ trên non” trên được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do

B. Lục bát

C. Thất ngôn

D. Năm chữ

Câu 2. Qua bài thơ, em hiểu "Gùi" là gì?

A. Đồ làm bằng nhựa, dùng để đựng, dùng ở đồng bằng.

B. Đồ làm bằng mây tre để mang đồ đạc trên lưng, dùng ở một số khu vực miền núi.

C. Đồ làm bằng cao su, dùng để đựng đồ đạc, dùng ở một số khu vực miền núi.

D. Đồ làm bằng thủy tinh, dùng để đựng đồ , dùng ở đồng bằng.

Câu 3. Ai là tác giả của bài thơ?

A. Bích Ngọc

B. Xuân Quỳnh

C. Xuân Diệu

D. Thanh Hải

Câu 4. Bài thơ viết về các bạn nhỏ ở đâu?

A. Đồng bằng

B. Nông thôn

C. Thành phố

D. Vùng cao

Câu 5. Người đọc nhận biết bài thơ viết về các bạn nhỏ vùng cao thông qua chi tiết nào?

A. Nắng nhuộm hồng núi xanh/Tiếng trống rung vách đá.

B. Bóng em nhòa bóng núi/Hun hút mấy thung sâu.

C. Em đi tìm chữ cái/ Vượt suối lại băng rừng.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 6. Đọc khổ thơ dưới đây và cho biết tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Bình minh vừa tỉnh giấc

Nắng nhuộm hồng núi xanh

Tiếng trống rung vách đá

Giục đôi chân bước nhanh

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa

D. Điệp từ

Câu 7. Em thấy việc đi học của bạn nhỏ vùng cao như thế nào?

A. Rất thuận tiện, dễ dàng.

B. Rất vất vả, khó khăn.

C. Được bố mẹ quan tâm, chở đi học.

D. Không có gì đặc biệt.

Câu 8. Vì sao việc đi học của các bạn nhỏ vùng cao rất khó khăn?

A. Vì đường đông có quá nhiều xe cộ.

B. Vì đường đi học rất nhiều sông suối.

C. Vì đường đi học là đồi núi gồ ghề, khúc khuỷu.

D. Vì các bạn không có phương tiện đi lại.

Câu 9. Trên đường đi học của bạn nhỏ có những âm thanh nào xuất hiện?

A. Tiếng suối chảy róc rách.

B. Tiếng xe cộ tấp nập.

C. Tiếng các bạn nhỏ gọi nhau đi học.

D. Tiếng trống, tiếng sáo, tiếng chim.

Câu 10. Những âm thanh xuất hiện trên đường đi học đã đem lại cho bạn nhỏ cảm xúc gì?

A. chán nản, buồn bã, không muốn đi học.

B. hạnh phúc, vui sướng.

C. hứng khởi, phấn khích, tạo niềm vui.

D. Tất cả đáp án trên đều sai.

* Thông hiểu:

Câu 11. Đáp án nào nêu ý nghĩa của những âm thanh xuất hiện trên đường đi học của các bạn nhỏ?

A. Tạo động lực đến trường cho bạn nhỏ.

B. Giúp bạn nhỏ quên đi cái vất vả trước mắt.

D. Cả A và B đều sai.

C. Cả A và B đều đúng.

Câu 12. Hai dòng thơ "Đường xa chân có mỏi/Chữ vẫn gùi trên lưng" thể hiện điều gì?

A. Nghị lực đến trường của các bạn nhỏ dù cho đường có xa, có gập ghềnh, trắc trở.

B. Sự khó khăn, vất vả trên con đường đến trường của các bạn nhỏ vùng cao.

C. Sự chán nản, thất vọng trước hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của các bạn nhỏ.

D. Tâm trạng mệt mỏi, buồn bã khi phải đến trường của các bạn nhỏ.

Câu 13. Em hiểu từ "cao ngất" trong bài thơ có nghĩa là gì?

A. cao không gì sánh bằng.

B. cao vừa tầm.

C. cao ở mức trung bình, có thể chạm tới.

D. cao vút, tưởng chừng như quá tầm mắt.

* Vận dụng:

Câu 14. Đáp án nào thể hiện đúng nghĩa của từ "cheo leo"?

A. Cao và dốc

B. Không có chỗ bấu víu

C. Gây cảm giác rợn người, dễ làm người ta rơi ngã

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 15. Em học được những gì từ câu chuyện đi học của các bạn nhỏ vùng cao?

A. Từ bỏ nếu thấy khó khăn quá.

B. Không cần phải đến trường nếu quá khó khăn.

C. Biết vượt qua hoàn cảnh, phấn đấu, vươn lên dù có khó khăn, trở ngại gì đi nữa.

D. Sống phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình, không cần phấn đấu.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác: