Trắc nghiệm Trả bài văn kể chuyện (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Trả bài văn kể chuyện Tiếng Việt lớp 4 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4.

Câu 1: Bài văn kể lại một câu chuyện thường gồm mấy phần?

A. 4 phần.

B. 2 phần.

C. 3 phần.

D. 1 phần.

Câu 2: Đề bài nào dưới đây là chính xác cho yêu cầu kể lại một câu chuyện?

A. Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

B. Đọc cho bạn nghe bài thơ “Làm anh”.

C. Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện Những ngày hè tươi đẹp.

D. Ghi lại trình tự các hoạt động trong một buổi sinh hoạt lớp của lớp em.

Câu 3: Phần thân bài của bài văn kể lại một câu chuyện cần làm gì?

A. Nêu một hoặc một số lí do yêu thích câu chuyện.

B. Chọn dẫn chứng cụ thể giúp người đọc hiểu rõ lí do yêu thích câu chuyện.

C. Kể lại các sự việc của câu chuyện theo trình tự thời gian hoặc không gian.

D. A, B đều đúng

Câu 4: Nhiệm vụ của phần mở đầu bài văn kể lại một câu chuyện là gì?

A. Nêu cảm nhận của em về câu chuyện.

B. Giới thiệu về câu chuyện.

C. Tóm tắt nội dung câu chuyện.

D. Kể tên các nhân vật có trong câu chuyện.

Câu 5: Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người kể về nội dung câu chuyện có thể nằm ở phần nào?

A. Mở bài.

B. Thân bài.

C. Kết bài.

D. Mở đọan.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

Trong số các câu chuyện nói về các con vật thì em thích nhất câu chuyện: “Rùa và Thỏ”. Câu chuyện như sau:

Rùa là con vật chậm chạp nhưng rất chăm chỉ, sáng nào cũng tập chạy. Một hôm, đang chạy giữa đường thì gặp Thỏ. Vốn kiêu ngạo, Thỏ buông lời chế nhạo:

- Chậm rề rề như Rùa thì làm sao được.

Rùa thấy mình bị xúc phạm liền thách:

- Thì anh cứ thử chạy thi với tôi xem sao?

Thỏ nhận lời ngay và còn giễu cợt:

- Được, ta cho mày chạy trước nửa đường.

Rùa biết mình chậm chạp, cố sức chạy không nghỉ. Thỏ cậy mình chạy nhanh, cứ nhìn trời, nhìn mây, đôi lúc lại gặm vài ngọn cỏ, hái hoa bắt bướm. Trong bụng thầm nghĩ:

- Mình chỉ cần chạy một loáng là đến nơi.

Chính vì nghĩ như vậy, Thỏ tha hồ rong chơi hết chỗ này đến chỗ khác. Mãi cho đến lúc sực nhớ đến cuộc thi thì ngẩng đầu lên đã thấy Rùa gần tới đích. Thỏ ba chân bốn cẳng chạy bán sống bán chết. Nhưng không kịp nữa rồi. Rùa đã về đích trước. Thỏ thẹn thùng vì chạy thua Rùa nên chạy một mạch vào rừng trốn biệt.

Câu chuyện dạy em phải có tính kiên trì, chịu khó trong mọi công việc dù là việc nhỏ.

Câu 1: Nêu nhiệm vụ của phần mở bài?

A. Giới thiệu câu chuyện Rùa và Thỏ.

B. Giới thiệu các nhân vật trong truyện Rùa và Thỏ.

C. Trình bày cảm nghĩ về hành động của nhân vật trong truyện Rùa và Thỏ.

D. Suy nghĩ, cảm xúc về nội dung câu chuyện Rùa và Thỏ.

Câu 2: Xác định thân bài của bài văn?

A. Từ “Câu chuyện như sau” đến “vào rừng trốn biệt”.

B. Từ “Rùa là con vật chậm chạp” đến “chạy một loáng là đến nơi”.

C. Từ “Rùa là con vật chậm chạp” đến “vào rừng trốn biệt”.

D. Từ “Câu chuyện như sau” đến “dù là việc nhỏ”.

Câu 3: Xác định kết bài của bài văn?

A. Trong số các câu chuyện nói về các con vật thì em thích nhất câu chuyện: “Rùa và Thỏ”.

B. Câu chuyện dạy em phải có tính kiên trì, chịu khó trong mọi công việc dù là việc nhỏ.

C. Rùa là con vật chậm chạp nhưng rất chăm chỉ, sáng nào cũng tập chạy. Một hôm, đang chạy giữa đường thì gặp Thỏ.

D. Thỏ thẹn thùng vì chạy thua Rùa nên chạy một mạch vào rừng trốn biệt.

Câu 4: Diễn biến của câu chuyện được kể lại như thế nào?

A. Ghi từng sự việc theo trình tự thời gian.

B. Ghi từng sự việc gắn với mỗi địa điểm hoặc tình huống.

C. Ghi từng sự việc theo không gian.

D. Ghi từng sự việc xảy ra theo cảm nhận của người viết.

Câu 5: Người viết cảm thấy như thế nào về câu chuyện?

A. Yêu thích.

B. Rút ra được bài học cho bản thân.

C. Không thấy câu chuyện có nhiều ý nghĩa.

D. Cả A và B.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác: