Trắc nghiệm Luyện tập về nhân hoá (trang 105) (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Luyện tập về nhân hoá (trang 105) Tiếng Việt lớp 4 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4.

Câu 1: Chọn những sự vật được nhân hóa trong câu văn sau.

Từ đó, lão ………, bác ………, , cô ………, , cậu ………, , cậu ………, lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.

Câu 2: Sự vật nào được nhân hóa trong câu thơ sau? (Chọn 2 đáp án)

Ông trời nổi lửa đằng đông

Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay.

(Trần Đăng Khoa, Buổi sáng nhà em)

A. trời.

B. sân.

C. lửa.

D. khăn.

Câu 3: Hình ảnh mèo con trong đoạn thơ sau được nhân hóa theo cách nào?

Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

Chỉ mang một chiếc bút chì

Và mang một mẩu bánh mì con con.

(Phan Thị Vàng Anh, Mèo con đi học)

A. Dùng từ ngữ gọi người để gọi vật.

B. Dùng từ ngữ chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

C. Dùng từ ngữ chỉ tính cách của người để chỉ tính cách của vật.

D. Trò chuyện với vật như trò chuyện với người.

Câu 4: Câu nào sử dụng phép nhân hóa bằng cách trò chuyện với vật như với người?

A. Mụ gà cục tác như điên/ Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi.

B. Núi cao chi lắm núi ơi/ Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.

C. Cậu mèo đã dậy từ lâu/ Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng.

D. Cây dừa xanh toả nhiều tàu/ Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.

Câu 5: Câu nào sử dụng phép nhân hóa bằng cách dùng từ chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật? (Chọn 2 đáp án)

A. Cái na đã tỉnh giấc rồi/ Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao!

B. Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi/ Mà lá tươi xanh mãi đến giờ.

C. Trâu ơi ta bảo trâu này/ Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.

D. Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay ôm tay níu tre gần nhau hơn.

Câu 6: Chọn câu không sử dụng biện pháp nhân hóa.

A. Bố em xách điếu đi cày/ Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau.

B. Khăn thương nhớ ai/ Khăn rơi xuống đất.

C. Dòng sông mới điệu làm sao/ Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha.

D. Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa/ Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh.

Câu 7: Câu nào dưới đây có sử dụng phép nhân hóa?

A. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm; hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.

B. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

C. Gió lớn làm cho những mái nhà tranh cứ lung lay không ngớt.

D. Lúc hoàng hôn, nền trời từ xanh thẫm chuyển sang vàng vọt rồi đỏ hồng.

Câu 8: Hình ảnh nào trong đoạn thơ được nhân hóa?

Sau trận mưa đầu mùa

Trời mây sạch thêm ra

Hàng xoan thay áo mới

Màu xanh, xanh nõn nà.

(Nguyễn Thanh Toàn)

A. Mưa.

B. Trời.

C. Mây.

D. Hàng xoan.

Câu 9: Câu thơ "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" sử dụng phép nhân hóa nào?

A. Dùng từ ngữ gọi người để gọi vật.

B. Dùng từ ngữ chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

C. Dùng từ ngữ chỉ tính cách của người để chỉ tính cách của vật.

D. Trò chuyện với vật như trò chuyện với người.

Câu 10: Hình ảnh nào được nhân hóa trong đoạn thơ sau?

Đèn ông sao sáng

Ở góc nhà thôi

Tại trăng mải chơi

Làm bé buồn lắm.

(Nguyễn Đình Xuân, Tại trăng mải chơi)

A. Đèn ông sao.

B. Nhà.

C. Trăng.

D. Bé.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác: