Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Biện pháp nhân hoá Tiếng Việt lớp 4 có đáp án chi tiết, chọn lọc
sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4.
Câu 1: Nhân hóa là gì?
A. Dùng từ ngữ chỉ người hoặc chỉ đặc điểm, hoạt động,... của vật để gọi hoặc tả người, hoặc trò chuyện với người như trò chuyện với vật.
B. Dùng từ ngữ chỉ người hoặc chỉ đặc điểm, hoạt động,... của người để gọi hoặc tả sự vật, hoặc trò chuyện với vật như trò chuyện với người.
C. Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng.
B. Dùng từ ngữ chỉ người hoặc chỉ đặc điểm, hoạt động,... của người để gọi hoặc tả sự vật, hoặc trò chuyện với vật như trò chuyện với người.
Hướng dẫn giải:
Nhân hoá là dùng từ ngữ chỉ người hoặc chỉ đặc điểm, hoạt động,... của người để gọi hoặc tả sự vật, hoặc trò chuyện với vật như trò chuyện với người.
Câu 2: Chọn 3 sự vật được nhân hóa trong khổ thơ sau.
"Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười."
ĐỖ QUANG HUỲNH
"Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười."
ĐỖ QUANG HUỲNH
Hướng dẫn giải:
- "Mầm cây" được nhân hóa bằng từ ngữ "tỉnh giấc".
- "Hạt mưa" được nhân hóa bằng từ ngữ "mải miết trốn tìm".
- "Cây đào" được nhân hóa bằng từ ngữ "lim dim mắt cười".
Câu 3: Những sự vật nào có trong đoạn văn trên được nhân hóa? (Chọn 4 đáp án)
A. Cơn dông.
B. Lá gạo.
C. Hoa gạo.
D. Cây gạo.
E. Tuyết.
F. Gió.
G. Dòng nhựa.
A. Cơn dông.
B. Lá gạo.
C. Hoa gạo.
D. Cây gạo.
Hướng dẫn giải:
- "Cơn dông" được nhân hóa bằng từ ngữ "rào rào kéo đến".
- "Lá gạo" được nhân hóa bằng từ ngữ "múa lên", "reo lên", "chào anh em của chúng lên đường".
- "Hoa gạo" được nhân hóa bằng từ ngữ "tới tấp tỏa đi".
- "Cây gạo" được nhân hóa bằng từ ngữ "rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, góp với bốn phương".
Câu 4: Hoàn chỉnh đoạn văn sau bằng cách chọn điền những từ ngữ nhân hóa phù hợp.
ngắm nhìn, tươi tỉnh, tươi cười, nhởn nhơ
Bầu trời buổi sáng thật đẹp. Những đám mây trắng …………. trên nền trời xanh. Ông mặt trời …………. tỏa những tia nắng màu hồng đào xuống mặt đất. Những khóm hoa, bụi cỏ …………. hẳn sau trận mưa rào đêm qua. Bà mẹ Đất …………. đàn con - những cảnh vật trước mắt mình.
Bầu trời buổi sáng thật đẹp. Những đám mây trắng nhởn nhơ trên nền trời xanh. Ông mặt trời tươi cười tỏa những tia nắng màu hồng đào xuống mặt đất. Những khóm hoa, bụi cỏ tươi tỉnh hẳn sau trận mưa rào đêm qua. Bà mẹ Đất ngắm nhìn đàn con - những cảnh vật trước mắt mình.
Hướng dẫn giải:
Nhởn nhơ: có vẻ thong thả, ung dung, tựa như không có điều gì phải quan tâm, phải lo nghĩ.
Tươi tỉnh: tươi tắn và vui vẻ, hớn hở.
Tươi cười: vui vẻ, hồ hởi.
Ngắm nhìn: nhìn lâu, nhìn kỹ một cách đắm đuối, thích thú.
Câu 5: Chọn 2 câu văn có chứa biện pháp nhân hóa.
A. Chú bộ đội đang sửa mái nhà giúp bà con sau trận lũ lịch sử.
B. Chị mưa đem đến dòng nước mát cho bà con sau những ngày nắng gắt.
C. Gà mẹ đang cần mẫn và kiên trì tìm mồi cho đàn con thơ của mình.
D. Đàn chim đang bay về phương Nam.
B. Chị mưa đem đến dòng nước mát cho bà con sau những ngày nắng gắt.
C. Gà mẹ đang cần mẫn và kiên trì tìm mồi cho đàn con thơ của mình.
Hướng dẫn giải:
- Câu Chú bộ đội đang sửa mái nhà giúp bà con sau trận lũ lịch sử. và Đàn chim đang bay về phương Nam. không sử dụng biện pháp nhân hóa. Vì câu chỉ miêu tả hoạt động bình thường của chú bộ đội và đàn chim.
- Câu Chị mưa đem đến dòng nước mát cho bà con sau những ngày nắng gắt. có sử dụng biện pháp nhân hóa. Câu đã nhân hóa “mưa' bằng cách gọi sự vật này bằng xưng hô của con người là “chị”.
- Câu Gà mẹ đang cần mẫn và kiên trì tìm mồi cho đàn con thơ của mình. có sử dụng biện pháp nhân hóa. Câu đã nhân hóa “gà mẹ” bằng cách gán cho nó những đức tính, trạng thái của con người khi làm việc là “cần mẫn” và “kiên trì”.
Câu 6: Chọn những sự vật được nhân hóa trong đoạn thơ sau:
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà
Trần Đăng Khoa
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà
Hướng dẫn giải:
- “Tre” được nhân hoá bằng cách gọi sự vật này bằng xưng hô của con người là “chị”.
- “Mây” được nhân hoá bằng cách gọi sự vật này bằng xưng hô của con người là “nàng”.
- “Nồi đồng” được nhân hoá bằng cách gọi sự vật này bằng xưng hô của con người là “bác”.
- “Chổi” được nhân hoá bằng cách gọi sự vật này bằng xưng hô của con người là “bà”.
Câu 7: Chọn những từ ngữ dùng để nhân hóa các sự vật tre, mây, nồi đồng, chổi.
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà
Hướng dẫn giải:
- Câu Chị tre chải tóc bên ao. Câu đã nhân hóa “tre” bằng cách gán cho nó những đức tính, hoạt động, trạng thái của con người là “chải tóc bên ao”.
- Câu Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương. Câu đã nhân hóa “mây” bằng cách gán cho nó những đức tính, hoạt động, trạng thái của con người là “ghé vào soi gương”.
- Câu Bác nồi đồng hát bùng boong. Câu đã nhân hóa “nồi đồng” bằng cách gán cho nó những đức tính, hoạt động, trạng thái của con người là “hát bùng boong”.
- Câu Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà. Câu đã nhân hóa “chổi” bằng cách gán cho nó những đức tính, hoạt động, trạng thái của con người là “loẹt quẹt lom khom”.
Câu 8: Sự vật nào được nhân hóa trong câu sau?
Bông hoa cỏ may xinh xắn và điệu đà như cô công chúa mặc chiếc váy xòe nhiều tầng.
A. Bông hoa cỏ may.
B. Cô công chúa.
C. Chiếc váy xòe.
D. Tầng.
A. Bông hoa cỏ may.
Hướng dẫn giải:
“Bông hoa cỏ may” được nhân hoá bằng cách gán cho nó những đức tính, hoạt động, trạng thái của con người là “xinh xắn và điệu đà”.
Câu 9: Nối để hoàn thiện câu văn chứa biện pháp nhân hóa.
Những giọt sương
đang hát vang trong vòm lá.
Những chú chim
vui vẻ ngồi trên chiếc lá sen chờ mẹ về.
Bông hoa hồng
kiêu hãnh khoe sắc trong nắng xuân.
Chú ếch con
nhảy nhót trên lá cỏ.
Hướng dẫn giải:
- “Những giọt sương” được nhân hoá bằng cách gán cho nó những đức tính, hoạt động, trạng thái của con người là “nhảy nhót”.
- “Những chú chim” được nhân hoá bằng cách gán cho nó những đức tính, hoạt động, trạng thái của con người là “đang hát vang”.
- “Bông hoa hồng” được nhân hoá bằng cách gán cho nó những đức tính, hoạt động, trạng thái của con người là “kiêu hãnh khoe sắc”.
- “Chú ếch con” được nhân hoá bằng cách gán cho nó những đức tính, hoạt động, trạng thái của con người là “vui vẻ”.
Câu 10: Chọn những câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa trong đoạn văn sau:
Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt, trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy. Nhìn hai bên bờ sông, cỏ cây và những làng gần, núi xa hiện ra luôn mới. Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó đứng trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tôi. Những ả cua kềnh cũng giương đôi mắt lồi, âu yếm ngó theo. Đàn săn sắt và cá thầu dầu thoáng gặp đâu cũng lăng xăng cố bơi theo chiếc bè, hoan nghênh váng cả mặt nước.
Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt, trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy. Nhìn hai bên bờ sông, cỏ cây và những làng gần, núi xa hiện ra luôn mới. Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó đứng trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tôi. Những ả cua kềnh cũng giương đôi mắt lồi, âu yếm ngó theo. Đàn săn sắt và cá thầu dầu thoáng gặp đâu cũng lăng xăng cố bơi theo chiếc bè, hoan nghênh váng cả mặt nước.
Hướng dẫn giải:
- Câu Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó đứng trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tôi. Câu đã nhân hóa “gọng vó” bằng cách gán cho nó những đức tính, hoạt động, trạng thái của con người là “đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó, bái phục nhìn theo”. Và gọi “gọng vó” bằng cách xưng hô của con người “anh”
- Câu Những ả cua kềnh cũng giương đôi mắt lồi, âu yếm ngó theo. Câu đã nhân hóa “cua” bằng cách gán cho nó những đức tính, hoạt động, trạng thái của con người là “giương đôi mắt lồi, âu yếm ngó theo”. Đồng thời, gọi “cua” bằng cách xưng hô của con người “ả”.
- Câu Đàn săn sắt và cá thầu dầu thoáng gặp đâu cũng lăng xăng cố bơi theo chiếc bè, hoan nghênh váng cả mặt nước. Câu đã nhân hóa “đàn săn sắt và cá thầu dầu” bằng cách gán cho nó những đức tính, hoạt động, trạng thái của con người là “lăng xăng cố bơi theo, hoan nghênh váng cả mặt nước”.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác: