Trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 1 (có đáp án) - Kết nối tri thức
Với 14 câu hỏi trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3.
Câu 1. Từ ngữ được gạch chân trong câu văn: "Bác Hai là người thợ xây giỏi nhất vùng này.” thuộc nhóm từ nào?
A. Từ chỉ sự vật.
B. Từ chỉ hoạt động.
C. Từ chỉ trạng thái.
D. Từ chỉ đặc điểm.
Câu 2. Câu: "Ôi trời đất ơi! Cậu làm tớ háo hức quá!” thuộc kiểu câu nào?
A. Câu kể.
B. Câu khiến.
C. Câu cảm.
D. Cả B và C.
Câu 3. Câu thành ngữ nào không chứa cặp từ có nghĩa trái ngược nhau?
A. Gần nhà xa ngõ.
B. Lên thác xuống ghềnh.
C. Ba chìm bảy nổi.
D. Nước chảy đá mòn.
Câu 4. Dòng nào chứa một từ ngữ không cùng từ loại với các từ còn lại?
A. Yên tĩnh, bồng bềnh, dập dìu, vẫy vùng, yên ả.
B. Trồng cây, hái quả, nhổ cỏ, tưới cây, vun đất.
C. Chói chang, rực rỡ, ấm áp, khổng lồ, tròn trịa.
D. Hạn hán, mưa bão, gió, sương mù, lũ lụt.
Câu 5. Câu văn nào dưới đây chứa cặp từ có nghĩa trái ngược nhau?
A. Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh.
B. Con sông đầu làng nước xanh ngắt và trong lành.
C. Một đàn cò trắng bay qua cánh đồng xanh thẳm.
D. Chiếc nón trắng của bác nông dân nhấp nhô lên xuống.
Câu 6. Đâu là câu khiến phù hợp với tình huống dưới đây?
Chị gái nói chuyện điện thoại ồn ào khiến em không học bài được.
A. Chị đừng nói chuyện nữa
B. Xin chị nói nhỏ một chút
C. Sao chị nói chuyện to thế?
D. Chị ồn ào quá đấy!
Câu 7. Câu: "Bạn không nên nói chuyện trong giờ học!” dùng để làm gì?
A. Dùng để khuyên bảo.
B. Dùng để ra lệnh.
C. Dùng để yêu cầu.
D. Dùng để bộc lộ cảm xúc.
Câu 8. Câu văn vừa là câu khiến, vừa chứa cặp từ có nghĩa trái ngược là:
A. Ngày mai cậu trực nhật cùng với mình nhé!
B. Cậu đừng lười biếng nữa, hãy chăm chỉ học đi
C. Bạn Quân tuy thấp nhưng rất giỏi môn nhảy cao.
D. Ôi, hôm qua trời nóng mà hôm nay đã lạnh thế này!
Câu 9. Câu nào đã chuyển câu: "Minh chơi đá bóng giỏi.” thành câu cảm?
A. Minh chơi đá bóng đỉnh quá!
C. Minh dạy tớ chơi đá bóng với
B. Minh học đá bóng giỏi quá!
D. Minh dạy đá bóng giỏi lắm
Câu 10. Dòng nào chứa các từ ngữ thích hợp để điền lần lượt vào ….. trong đoạn văn sau?
Hè đến, tiết trời ngày càng …… Nắng gay gắt làm mọi vật đều mệt mỏi. …… chầm chậm trôi. Cây cối ủ rũ. Chỉ có …… vẫn râm ran không nghỉ.
A. nóng bức / bầu trời / ve kêu
B. lạnh lẽo / đám mây / tiếng ve
C. nóng bức / đám mây / tiếng ve
D. nóng bức / mọi người / ve kêu
Câu 11. Trong đoạn văn sau, có mấy cặp từ có nghĩa trái ngược nhau?
Thùy và Hòa là đôi bạn thân. Thùy tuy rụt rè nhưng học rất giỏi, Hòa tuy tự tin nhưng học có phần kém hơn Thùy. Vì vậy, Thủy luôn giúp đỡ Hòa trong học tập.
(Trích "Đôi bạn thân” - Hồng Diên)
A. Hai cặp từ.
B. Ba cặp từ.
C. Bốn cặp từ.
D. Năm cặp từ.
Câu 12. Sự vật nào có hai đặc điểm là cặp từ có nghĩa trái ngược nhau?
A. Nước.
B. Lá.
C. Tóc.
D. Cả A, B và C.
Câu 13. Có thể tách lời nói của bạn Uyển trong đoạn sau thành mấy câu? Uyển: Trời ơi sao giờ này em vẫn chưa đi học bài em tắt ti vi và đi học bài ngay Ly: Chị cho em xem một chút nữa thôi! Em xem xong sẽ đi học bài ngay.
Uyển: Chị cho em xem thêm năm phút nữa thôi nhé! Ly: Vâng ạ!
A. 4 câu
B. 3 câu
C. 2 câu
D. 1 câu
Câu 14. Điểm giống và khác nhau của hai câu văn dưới đây là gì?
(1) Cậu nên chịu khó học bài!
(2) Cậu đừng quá lo lắng!
A. Câu (1), (2) đều là câu khiến. (1) Là lời yêu cầu, (2) là lời khuyên.
B. Câu (1), (2) đều là câu cảm. (1) Là lời động viên, (2) là lời khuyên.
C. Câu (1), (2) đều có dấu chấm than. (1) Là câu cảm, (2) là câu khiến.
D. Câu (1), (2) đều là câu khiến. (1) Là lời khuyên, (2) là lời động viên, an ủi.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải vbt Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải lớp 3 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 3 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 3 Cánh diều (các môn học)