Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe (26 mẫu)

Tổng hợp trên 20 Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe.

Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 1

Em thích nhân vật Niu-tơn trong truyện Đồng hồ Mặt trời. Em thích nhân vật ấy vì đó là một cậu bé vô cùng thông minh và sáng tạo đã chế tạo ra chiếc đồng hồ mặt trời để báo giờ cho mọi người.

Dàn ý Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe

- Tên câu chuyện là gì?

- Nhân vật được nói đến là ai?

- Nhân vật đó có đặc điểm (hình dáng, lời nói, tính nết,…) thế nào?

- Em thích (hoặc không thích) điều gì ở nhân vật đó? vì sao?

Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 2

Nhân vật em thích nhất là bạn Minh trong truyện Ý tưởng chúng mình. Bạn Minh là một cậu bé hiếu thảo, cậu đã vẽ một bức tranh thể hiện mơ ước chế tạo chiếc máy cắt lúa để bố mẹ đỡ vất vả.

Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 3

Em rất thích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám. Vì cô Tấm là người hiền lành, chăm chỉ, thật thà lại rất xinh đẹp. Mặc dù bị mẹ con Cám hãm hại rất nhiều lần nhưng Tấm vẫn mạnh mẽ vượt qua. Cuối cùng hạnh phúc bên nhà vua.

Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 4

Em không thích nhân vật người anh trong chuyện cổ tích Cây khế. Vì người anh là kẻ tham lam và độc ác, mặc dù đã vơ vét hết tài sản mà cha mẹ để lại. Nhưng khi thấy em mình giàu có anh vẫn không chịu được và dành giật của em. Cuối cùng người anh đã phải chuốc lấy hậu quả.

Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 5

Trong truyện Thạch Sanh, em thích nhất là nhân vật Thạch Sanh. Từ nhỏ, Thạch Sanh đã mồ côi cha mẹ. Hằng ngày, chàng lên rừng đốn củi để kiếm sống. Tình cờ, Thạch Sanh gặp gỡ và kết nghĩa với Lí Thông. Chàng coi hắn như người thân trong nhà và hết lòng giúp đỡ. Nhưng Lí Thông năm lần bảy lượt hãm hại chàng. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh, đại bàng. Chàng còn cứu được công chúa và con trai vua Thủy tề. Nhân vật này hiện lên với lòng dũng cảm, tài năng hơn người và sự tốt bụng. Em đã học tập những đức tính tốt đẹp của Thạch Sanh.

Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 6

Câu chuyện yêu thích của em là Ông lão đánh cá và con cá vàng. Trong truyện, em cảm thấy không thích nhân vật người vợ. Vì nhân vật này rất tham lam và độc ác. Bà ta đã bắt ông lão đến gặp cá vàng để xin điều ước. Điều ước sau lại lớn hơn điều ước trước. Bà ta còn đánh đập ông lão đánh cá. Nhưng cuối cùng, người vợ đã bị trừng phạt. Nhân vật này đã nhắc nhở em bài học về lòng tham trong cuộc sống.

Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 7

Em rất thích nhân vật Gà trống trong truyện Đi tìm mặt trời. Khi gõ kiến đến nhà các loài vật, tất cả đều bận rộn với công việc riêng. Chỉ có Gà trống là đồng ý đi tìm mặt trời. Trên hành trình đi tìm mặt trời, Gà trống đã phải đối mặt với khó khăn, nhưng nghĩ thương các bạn sống trong tối tăm, ẩm ướt nên đã không từ bỏ. Nhân vật này giúp em cảm nhận được ý nghĩa của lòng dũng cảm, tình yêu thương đồng loại.

Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 8

Nhân vật mà em yêu thích là Cô-li-a trong câu chuyện Bài tập làm văn. Có lần, cô giáo giao cho cả lớp đề văn: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ”. Cô-li-a đã phải loay hoay một lúc mới có thể viết được một vài công việc đã giúp đỡ mẹ. Mấy hôm sau, mẹ đã nhờ Cô-li-a giặt quần áo giúp. Cậu chợt nhớ đến bài văn đã viết và đồng ý. Qua nhân vật này, em đã học được bài học ý nghĩa. Chúng ta cần biết sống tự lập, biết yêu thương và giúp đỡ cha mẹ nhiều hơn.

Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 9

Trong truyện Thạch Sanh, em rất ghét Lí Thông. Bởi nhân vật này vừa tham lam, lại độc ác. Lí Thông đã lừa Thạch Sanh đi trông miếu hoang, cướp công lao diệt chằn tinh, giết đại bàng cứu công chúa. Những việc làm của Lí Thông thật sai trái, đáng bị lên án. Đến cuối cùng, Lí Thông đã bị trừng trị thích đáng. Nhân vật đã giúp em nhận ra bài học bổ ích.

Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 10

Nhân vật em thích nhất là bạn Minh trong truyện Ý tưởng chúng mình. Bạn Minh là một cậu bé hiếu thảo, cậu đã vẽ một bức tranh thể hiện mơ ước chế tạo chiếc máy cắt lúa để bố mẹ đỡ vất vả. Qua nhân vật này, em đã học được bài học ý nghĩa. Chúng ta cần có ước mơ và luôn cố gắng, đồng thời phải biết yêu thương và giúp đỡ cha mẹ nhiều hơn.

Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 11

Trong các câu chuyện đã học em thích nhất là nhân vật I - sắc Niu Tơn trong câu chuyện Đồng hồ Mặt Trời. Đặc điểm làm em ấn tượng nhân vật này bởi sự sang tạo và thông minh của ông. Chỉ những quan sát nhỏ về sự thay đổi chiều dài của cái bóng mình theo thời gian mà ông đã phát minh ra được đồng hồ mặt trời mà trước giờ chưa ai làm được. Bên cạnh đó, sau khi phát minh đồng hồ mặt trời xong, ông dặt nó ở nơi mà tất cả mọi người dân trong làng đều có thể nhìn thấy thời gian trong ngày của mình để làm việc hiêu quả hơn. Chính hành động nhỏ ấy của ông đã cho người đọc cảm nhận được I - sắc Niu Tơn là một người rất biết cách quan tâm người khác, ông suy nghĩ cho cuộc sống của những người xung quanh. I - sắc Niu Tơn là người đáng được tôn trọng và noi gương học hỏi tài trí thông minh của ông.

Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 12

Thạch Sanh là nhân vật mà em yêu thích nhất trong các câu chuyện cổ tích. Chàng không chỉ tải giỏi hơn người mà còn có tấm lòng độ lượng, nhân hậu. Thấy kẻ làm ác như chằn tinh, đại bàng thì không cần ai nhờ cũng tự mình chiến đấu để bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân. Đặc biệt, tấm lòng vàng của Thạch Sanh còn thể hiện qua chi tiết, chàng tha mạng cho mẹ con Lý Thông. Dù họ đã lừa gạt, hãm hại, dồn chàng vào chỗ chết nhiều lần, nhưng chàng vẫn cho họ cơ hội làm lại. Hành động ấy, khiến hình tượng chàng Thạch Sanh trở nên vô cùng vĩ đại trong lòng em.

Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 13

Cô bé trong bài “Ước mơ màu xanh” là nhân vật em vô cùng yêu thích và mến mộ. Cô bé có một tình yêu sâu sắc với thiên nhiên, với những cảnh vật xung quanh. Cô đưa mắt ngắm nhìn vẻ đẹp của vạn vật trong khu vườn, hòa mình với cỏ cây xanh thắm. Cô bé ngồi dưới gốc cây và đưa tay hứng lấy hạt nắng, tận hưởng bầu không khí trong lành. Hành động của cô bé cho em thấy được sự tận hưởng, trân quý tự nhiên, bảo vệ môi trường khỏi những yếu tố ô nhiễm. Đó là lý do khiến em yêu thích nhân vật ấy.

Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 14

Nhân vật Cám trong truyện cổ tích “Tấm Cám” đã để lại cho em nhiều ấn tượng đặc biệt xấu xa. Trước hết, Cám là một người lười nhác, dối trá, ích kỷ và lúc nào cũng chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân. Trong khi Tấm lặn lội bắt tép thì Cám lại lười nhác, lại còn muốn chiếm lấy thành quả lao động của người khác. Những hành động xấu xí của Cám đã cho thấy đây là một con người tham lam, ích kỷ và cần phải loại bỏ sớm ra khỏi xã hội. Cuối cùng, Cám cũng phải trả giá cho việc làm xấu xa của bản thân. Qua nhân vật này, em rút ra được bài học về tình yêu thương, sống chật thật, trung thực thì mới gặp được nhiều điều may mắn “Ở hiền gặp lành”.

Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 15

Đọc câu chuyện “Điều kỳ diệu”, em vô cùng yêu thích và cảm phục trước nghị lực sống phi thường của bạn Tiến Anh. Tiến Anh từ lúc sinh ra đã phải chịu thiệt thòi to lớn bởi bạn bị khuyết thiếu hai đôi tay, như những người khác thì tay là một bộ phận trên cơ thể có ích nhất, nhưng bạn lại thiếu mất điều đó. Thấu hiểu nỗi buồn của con, mẹ Tiến Anh luôn động viên, an ủi bạn, mong bạn có một cái suy nghĩ lạc quan về cuộc đời. Tiến Anh dần hiểu ra và nỗ lực trong mọi việc, cố gắng vươn lên trong cuộc sống dù cho bản thân có ra sao. Bạn học cách viết bằng đôi chân của mình. Nghị lực sống phi thường ấy đã giúp bạn trở thành một học sinh xuất sắc của lớp 3A. Em rất ngưỡng mộ, thán phục tinh thần kiên cường của Tiến Anh.

Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 16

Mỗi lần đọc truyện “Ý tưởng của chúng mình”, em luôn rất thích nhân vật Minh. Bạn Minh là một đứa trẻ rất thông minh, có ý tưởng rất hay và lạ. Trong tiết học, cô giáo đã yêu cầu các bạn vẽ một bức tranh. Minh đã nảy ra ý tưởng về cái máy hình con cua khổng lồ để hút những hạt lúa trên đồng. Bạn hi vọng chiếc máy sẽ giúp bố mẹ thu hoạch lúa nhanh hơn. Minh quả là một người con hiếu thảo và đáng để chúng ta học tập.

Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 17

Em thực sự đã rất cảm động và khâm phục trước sự cố gắng của cậu bé Sam trong truyện “Mơ ước của Sam”. Khi được thầy giáo hỏi về ước mơ của mình, Sam mong muốn trở thành một ông chủ trại chăn nuôi ngựa giống cha. Mặc dù đã được thầy báo trước về những khó khăn nhưng Sam vẫn quyết tâm giữ ước mơ của mình. Sam quả là một cậu bé kiên định. Sự kiên định, nỗ lực đã giúp Sam trở thành một ông chủ trang trại trong tương lai. Cậu bé Sam đã cho em bài học về tinh thần nghị lực, kiên trì với mục tiêu mà mình đặt ra.

Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 18

Trong truyện “Tấm Cám” em không thích nhân vật mụ dì ghẻ. Dì ghẻ là một người đàn bà độc ác, một tay bà ta đã tạo nên bao đau khổ, bất hạnh cho cuộc đời của cô Tấm. Để con gái mình có được cuộc sống vinh hoa, phú quý bà ta đã nhẫn tâm tước đoạt mọi thứ tốt đẹp của Tấm, thậm chí hết lần này đến lần khác đẩy Tấm vào con đường chết. Sự độc ác, vô nhân tính của mụ dì ghẻ và Cám cuối cùng cũng phải nhận lấy hậu quả thích đáng. Kết thúc truyện, mẹ con Cám phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Tấm Cám là truyện cổ tích đặc sắc viết về cuộc đấu tranh giữa thiện-ác, tốt-xấu trong xã hội. Qua đây em muốn dành cho nhân vật một bài học là: cái thiện chiến thắng cái ác, cuộc sống luôn công bằng, người ở hiền sẽ gặp lành, kẻ sống ác sẽ phải nhận quả báo.

Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 19

“Bông hoa cúc trắng” là câu chuyện em đã được nghe mẹ kể nhiều lần. Em rất thích nhân vật người con. Bạn nhỏ có một khuôn mặt hiền lành, mái tóc dài và rất suôn mượt, hàm răng của bạn nhỏ trắng như sứ. Bạn sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Đó là bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may, mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa khiến cô bé buồn lắm. Một lần cô bé đang ngồi khóc bên đường thì bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi đã rõ sự tình ông nói với cô bé: "Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất, hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy ngày". Cô bé liền vào rừng tìm bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô bé mới trèo lên được để lấy bông hoa. Nhưng khi đếm các cánh hoa, chỉ có bốn cánh. Không đành lòng, cô bé liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên đến mức không còn đếm được nữa. Qua câu chuyện, các bạn đã thấy được tình thương của người con đối với mẹ là bao la và rộng lớn thế nào. Chúng ta sẽ noi gương của bạn nhỏ.

Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 20

Đọc câu chuyện Cây tre trăm đốt, nhân vật phú ông là nhân vật mà em ghét nhất. Bởi vì ông ấy là một người vừa tham lam lại dối trá. Ông lợi dụng anh nông dân hiền lành tốt bụng, làm việc không lấy tiền công cho mình suốt ba năm trời. Nhờ có anh ấy, nhà phú ông có thêm biết bao là của cải, vậy mà khi đến kì hẹn, ông ta lại tìm cách rũ bỏ lời ước hẹn là gả con gái cho anh. Ông ta bịa ra một món sính lễ không thể nào có được, là cây tre một trăm đốt, rồi lừa anh đi tìm. Trong lúc đó, phú ông ở nhà, làm tiệc rượi gả con gái cho một tên nhà giàu khác. Thật may mắn, là anh nông dân lương thiện, chăm chỉ nên được bụt giúp đỡ, vừa tìm được sính lễ, vừa trừng trị được cho tên phú ông một bài học nhớ đời. (8) Cái kết ấy khiến em rất hả hê với nhân vật xấu tính như lão phú ông.

Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 21

Cô bé trong bài "Ước mơ màu xanh" là nhân vật em vô cùng yêu thích. Cô bé có một tình yêu sâu sắc với thiên nhiên. Cô đưa mắt ngắm nhìn vẻ đẹp của vạn vật trong khu vườn. Cô bé ngồi dưới gốc cây và đưa tay hứng lấy hạt nắng. Hành động của cô bé cho em thấy được sự tận hưởng, trân quý tự nhiên. Đó là lí do khiến em yêu thích nhân vật ấy.

Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 22

Nhân vật Cám trong truyện cổ tích "Tấm Cám" đã để lại cho em nhiều ấn tượng xấu. Trước hết, Cám là một người lười nhác, dối trá. Trong khi Tấm lặn lội bắt tép thì Cám lại lười nhác. Những hành động xấu xí của Cám đã cho thấy đây là một con người tham lam, ích kỉ và độc ác. Cuối cùng, Cám cũng phải trả giá cho việc làm xấu xa của bản thân. Qua nhân vật này, em rút ra được bài học về sống yêu thương "ở hiền gặp lành".

Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 23

Đọc câu chuyện "Điều kì diệu", em vô cùng yêu thích và cảm phục trước nghị lực sống phi thường của bạn Tiến Anh. Tiến Anh từ lúc sinh ra đã phải chịu thiệt thòi bởi bạn bị khuyết thiếu hai đôi tay. Thấu hiểu nỗi buồn của con, mẹ Tiến Anh luôn động viên, an ủi bạn. Tiến Anh dần hiểu ra và nỗ lực trong mọi việc. Bạn học cách viết bằng đôi chân của mình. Nghị lực sống phi thường ấy đã giúp bạn trở thành một học sinh xuất sắc của lớp 3A. Em rất ngưỡng mộ, thán phục tinh thần kiên cường của Tiến Anh.

Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 24

Mỗi lần đọc truyện "Ý tưởng của chúng mình", em rất thích nhân vật Minh. Bạn Minh có ý tưởng rất hay và lạ. Trong tiết học, cô giáo đã yêu cầu các bạn vẽ một bức tranh. Minh đã nảy ra ý tưởng về cái máy hình con cua khổng lồ để hút những hạt lúa trên đồng. Bạn hi vọng chiếc máy sẽ giúp bố mẹ thu hoạch lúa nhanh hơn. Minh quả là một người con hiếu thảo và đáng để chúng ta học tập.

Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 25

Sau khi đọc xong truyện cổ tích "Thạch Sanh", em thấy Lí Thông là một người tham lam, ác độc. Vì thế, em không hề yêu thích nhân vật này. Không giống như chàng Thạch Sanh hiền lành, Lí Thông rất mưu mô, gian xảo. Đầu tiên, Lí Thông đã lừa Thạch Sanh đi trông miếu hoang để bản thân không phải gặp nguy hiểm. Tiếp đến, Lí Thông còn cướp công lao của Thạch Sanh. Vì làm quá nhiều việc xấu nên cuối cùng, Lí Thông cũng bị trừng phạt thích đáng. Từ đây, em luôn khắc ghi cho mình bài học quý báu về việc sống lương thiện và trung thực.

Viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 26

Đọc xong Câu chuyện "Đồng hồ Mặt Trời", em vô cùng yêu thích cậu bé I-sắc Niu-tơn. Trong câu chuyện, I-sắc Niu-tơn là một cậu bé ham học hỏi. Dù còn nhỏ tuổi nhưng Niu-tơn đã có thể tự tay làm ra các món đồ chơi cầu kì. Đặc biệt, Niu-tơn còn có tài quan sát vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận. Cậu đã ghi chép lại sự thay đổi về vị trí của chiếc bóng. Từ đó, chế tạo ra đồng hồ mặt trời. Đây là một sáng chế vô cùng hữu ích với bà con trong làng. Nhờ có chiếc đồng hồ mà mọi người có thể nhận biết được thời gian. Qua nhân vật, em học được sự kiên trì, sẵn sàng tích lũy kiến thức mọi lúc, mọi nơi.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 3 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:


Giải bài tập lớp 3 Kết nối tri thức khác