Bài 2: Những đám mây ngũ sắc Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo
Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 2: Những đám mây ngũ sắc sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi & làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 2.
Đọc: Những đám mây ngũ sắc trang 58, 59
* Khởi động
Câu hỏi trang 58 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chia sẻ về màu sắc của mây theo gợi ý:
Trả lời:
- Ngày nắng mây có màu trắng.
- Ngày mưa mây có màu xám đen
- Vào lúc bình minh mây có màu ửng hồng.
Khám phá và luyện tập
Đọc
1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Những đám mây ngũ sắc
* Nội dung chính: Ca ngợi màu sắc tuyệt đẹp của những đám mây ở Trường Sa.
* Câu hỏi, bài tập:
Câu 1 trang 59 sgk Tiếng Việt lớp 3: Những đám mây ngũ sắc xuất hiện vào thời gian nào? Ở đâu?
Trả lời:
Những đám mây ngũ sắc xuất hiện trong ráng chiều đỏ ối.
Câu 2 trang 59 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm các từ ngữ tả vẻ đẹp độc đáo của mây ngũ sắc.
Trả lời:
- Có những đám mây được nhuộm sắc xà cừ óng ánh điệu đà.
- Có những đám mây quay quanh mặt trời và tạo ra lỗ hổng để lọt ánh nắng xuống nhìn như một cái “giếng trời” giữa thiên nhiên.
- Có những đám mây màu sẫm có viền ánh sáng chói lọi xung quanh khiến chúng càng nổi bật và sắc nét.
Câu 3 trang 59 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nhờ đâu mà những đám mây ngũ sắc nổi bật và sắc nét trên bầu trời?
Trả lời:
Do chúng có viền ánh sáng chói lọi xung quanh.
Câu 4 trang 59 sgk Tiếng Việt lớp 3: Vì sao ở mọi thời khắc trong ngày, bầu trời biển đảo Trường Sa luôn sinh động?
Trả lời:
Vì bầu trời luôn có những đám mây kì ảo thay đổi hình dáng, màu sắc.
Câu 5 trang 59 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đặt một tên khác cho bài đọc,
Trả lời:
Bầu trời Trường Sa, sự thay đổi diệu kì.
2. Câu hỏi trang 59 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tưởng tượng, đặt tên cho đám mây em thích.
Trả lời:
Em tưởng tượng và đặt tên cho đám mấy. Ví dụ:
Đám mây hình ngựa, vầng sáng trên cao, mây trắng tản mạn
3. Câu hỏi trang 59 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chia sẻ về tên em đặt ở bài tập 2
Trả lời:
Em chia sẻ về tên mình đặt trong bài tập 2 cùng các bạn.
Nói và nghe: Tưởng tượng và diễn tả lại dáng vẻ hoặc hành động, lời nói của một nhân vật trong câu chuyện được nghe trang 60
Nói và nghe:
Câu 1 trang 60 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đọc lại truyện Giọt sương và cho biết:
Trả lời:
a. Em thích nhân vật giọt sương trong truyện.
b. Em thích giọt sương trong truyện vì nó rất đẹp dưới ánh mặt trời và có ý nghĩa với các loài chim, hóa thân vào giọng hót trong trẻo.
Câu 2 trang 60 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tưởng tượng, nói về dáng vẻ hoặc hành động, lời nói của một nhân vật trong câu chuyện Giọt sương.
Trả lời:
Em tưởng tượng, nói về dáng vẻ hoặc hành động, lời nói của một nhân vật trong truyện ví dụ: giọt sương, ánh nắng, chim sơn ca.
Tôi là một giọt sương nhỏ đậu trên lá mồng tơi. Tôi đã ngủ suốt đêm. Đến sáng, những tia nắng đầu tiên thức dậy nhảy nhót xung quanh, nhưng tôi vẫn nằm im và lấp lánh. Nhìn tôi trong vắt đến nối soi vào tôi bạn sẽ thấy được cả vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu biếc xanh với những cụm mây trắng trôi lững thững. Tôi biết mình không tồn tại được lâu. Chỉ lát nữa thôi, khi mặt trời lên cao, tôi sẽ lặng lẽ tan biến vào không khí.
Bỗng tôi thấy một chị vành khuyên bay đến, đậu trên hàng rào. Mặt trời khi ấy vẫn chưa lên khỏi ngọn cây, tôi mừng quá, suýt lăn xuống đất. Tôi vội thì thầm:
- Chị đến thật đúng lúc!
Nghe thấy lời thì thầm của tôi, chị vành khuyên hiểu ngay. Chị cúi xuống, hớp từng giọt nước mát lành, tinh khiết mà thiên nhiên có nhã ý ban cho loài chim chăm chỉ.
Buổi sáng hôm đó, trong bài hát tuyệt vời của chim vành khuyên, người ta lại thấy thấp thoáng hình ảnh vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu…
Tôi không mất đi mà đã vĩnh viễn hóa thân vào giọng hát của vành khuyên.
Viết sáng tạo trang 60, 61
Viết sáng tạo
Câu 1 trang 60 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
a. Bạn nhỏ tả đồ vật gì?
b. Đồ vật đó có đặc điểm gì nổi bật?
c. Đồ vật đó giúp ích gì cho bạn nhỏ?
d. Bạn nhỏ gọi đồ vật bằng những tên nào? Vì sao?
e. Câu văn đầu tiên và câu văn cuối cùng có tác dụng gì?
Trả lời:
a. Bạn nhỏ tả chiếc ống nhòm.
b. Đặc điểm nổi bật là chống nước rất tốt.
c. Đồ vật đó giúp bạn nhìn ngắm bầu trời và khi đi lặn biển có thể thấy những rạn san hô đủ hình dáng, màu sắc.
d. Bạn nhỏ gọi đồ vật là “đôi mắt xa” và “đôi mắt sâu” vì nó nhìn được những nơi xa trên trời và sâu thẳm dưới đáy biển.
e. Câu đầu và câu cuối có tác dụng mở đoạn và kết đoạn.
Câu 2 trang 61 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm ý cho đoạn văn tả một đồ vật em thường dùng khi đi tham quan, du lịch dựa vào gợi ý:
Trả lời:
Câu 3 trang 61 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nói 1-2 câu:
a. Giới thiệu đồ vật
b. Thể hiện tình cảm, cảm xúc với đồ vật.
Trả lời:
a. Giới thiệu đồ vật: Chiếc mũ.
Chiếc mũ có màu vàng, là mũ lưỡi chai vừa đầu tôi. Chiếc mũ là món quà ba tặng tôi, nó được im hình người nhện ở giữa rất đẹp. Tôi rất yêu quý và luôn trân trọng nó, mỗi khi dùng xong tôi đều móc gọn nó ở tủ.
b. Em thể hiện tình cảm, cảm xúc với đồ vật: Yêu quý, trân trọng, nâng niu, yêu thích…
Vận dụng:
Câu hỏi trang 61 sgk Tiếng Việt lớp 3: Giải ô chữ sau:
Trả lời:
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 3: Chuyện hoa, chuyện quả
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 4: Mùa xuân đã về
- Tiếng Việt lớp 3 Ôn tập giữa học kì 2
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 1: Nắng phương nam
- Tiếng Việt lớp 3 Bài 2: Trái tim xanh
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải vbt Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 3 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 3 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 3 Cánh diều (các môn học)