Trắc nghiệm Luyện tập trang 59, 60 (có đáp án) - Kết nối tri thức
Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Luyện tập trang 59, 60 Tiếng Việt lớp 2 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2.
Luyện tập: Mở rộng vốn từ về bảo vệ môi trường; Dấy phẩy
Câu 1. Đâu là từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ, chăm sóc cây xanh?
A. tưới cây
B. hái hoa
C. chặt cây
D. vun gốc
Câu 2. Đâu là từ ngữ chỉ hoạt động phá hoại cây xanh?
A. tỉa lá
B. nhặt cỏ
C. bắt sâu
D. giẫm lên cỏ
Câu 3. Quan sát tranh, bấm vào những câu nói về hoạt động của các bạn học sinh trong tranh: (chọn 2 đáp án)
A. Bạn nam đang tưới nước cho cây.
B. Bạn nam đang làm hàng rào cho cây non.
C. Bạn nữ đang nhặt cỏ.
D. Bạn nữ đang hái hoa
Câu 4. Quan sát tranh, bấm vào những câu nói về hoạt động của các bạn học sinh trong tranh: (chọn 2 đáp án)
A. Hai bạn nam đang đổ rác vào thùng thác.
B. Hai bạn nam đang tưới nước cho cây.
C. Hai bạn nữ đang hót rác.
D. Hai bạn nữ đang lau cửa kính
Câu 5. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn văn sau:
giơ tay hái nhìn thấy đừng hái
Cho hoa khoe sắc
Buổi sáng, bước ra vườn hồng, .......... hồng đỏthắm, bé vui sướng reo lên:
- Bạn xinh đẹp, đáng yêu làm sao!
Nói rồi, bé định ........... bông hoa. Bỗng có tiếng thì thầm:
- Xin .......... tôi. Tôi sẽ rất buồn nếu không được khoe sắc cùng các bạn hoa.
A. nhìn thấy / giơ tay hái / đừng hái
B. giơ tay hái / nhìn thấy / đừng hái
C. đừng hái / nhìn thấy / giơ tay hái
D. giơ tay hái / đừng hái / nhìn thấy
Câu 6. Đặt dấu vào vị trí thích hợp trong câu sau:
Các bạn học sinh đang tưới nước ........ bắt sâu cho cây.
A. dấu chấm
B. dấu chấm phẩy
C. dấu hỏi
D. dấu chấm than
Câu 7. Câu nào dùng đúng dấu phẩy: (chọn 2 đáp án)
A. Học sinh không nên bẻ cành, hái hoa.
B. Thắng Bình, giẫm lên cỏ trong công viên.
C. Thắng, Bình giẫm lên cỏ trong công viên.
D. Cô dặn chúng em tưới cây, bắt sâu cho cây, táo, cây ổi.
Câu 8. Quan sát tranh và cho biết các bạn trong tranh đang làm gì?
A. Bạn gái đang bắt sâu cho cây rau.
B. Bạn gái đang tưới nước cho ba chậu cây hoa.
C. Bạn gái đang tưới nước cho cây rau.
D. Bạn nam đang tưới nước cho ba chậu cây hoa
Câu 9. Quan sát tranh và cho biết các bạn trong tranh đang làm gì?
A. Hai bạn nam đang bắt sâu cho cây rau.
B. Bạn gái đang tưới nước cho ba chậu cây hoa.
C. Bạn nam đang tưới nước cho cây rau.
D. Hai bạn nam đang làm rào bảo vệ cây non.
Câu 10. Quan sát tranh và cho biết các bạn trong tranh đang làm gì?
A. Hai bạn nam đang bắt sâu cho cây rau.
B. Bạn gái đang tưới nước cho ba chậu cây hoa.
C. Bạn nữ đang bắt sâu, bảo vệ cây xanh.
D. Hai bạn nam đang làm rào bảo vệ cây non
Luyện tập: Viết lời xin lỗi
Câu 1. Quan sát tranh và cho biết tình huống gì đã xảy ra?
A. Bạn nữ vô tình giẫm vào chân bạn nam.
B. Bạn nam vô tình giẫm vào chân bạn nữ.
C. Bạn nam và bạn nữ đang học bài.
D. Bạn nam xô ngã bạn nữ.
Câu 2. Theo em, bạn nam nên nói gì trong trường hợp này? (chọn 2 đáp án)
A. Tớ xin lỗi vì đã giẫm vào chân cậu.
B. Cậu có sao không? Tớ xin lỗi nhé! Tớ vô ý quá!
C. Sao cậu đi đứng vô ý thế?
D. Tớ không sao.
Câu 3. Theo em, khi bạn nam đã xin lỗi thì bạn nữ nên đáp lại như thế nào? (chọn 2 đáp án)
A. Tớ không muốn tha lỗi cho cậu.
B. Tớ sẽ mách cô giáo chủ nhiệm.
C. Tớ không sao đâu, lần sau cậu chú ý hơn nhé!
D. Tớ không sao đâu.
Câu 4. Quan sát tranh và đoán xem tình huống gì đã xảy ra?
A. Con trai trông thấy mẹ làm vỡ lọ hoa.
B. Mẹ trông thấy con trai đá bóng làm vỡ lọ hoa.
C. Con trai đang chơi đá bóng.
D. Mẹ nhắc con trai đi học bài
Câu 5. Trong tình huống này, theo em bạn nam nên nói gì? (chọn 2 đáp án)
A. Con xin lỗi mẹ vì đã đá bóng làm vỡ bình hoa.
B. Mẹ ơi lọ hoa tự vỡ chứ không phải tại con.
C. Con vào đây thì đã thấy bình hoa bị vỡ rồi mẹ ạ.
D. Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ vì đã làm vỡ bình hoa. Con sẽ giúp mẹ dọn dẹp lại ạ.
Câu 6. Quan sát tranh, cho biết vì sao cậu bé phải xin lỗi?
A. Vì cậu bé đi chơi đá bóng với bạn.
B. Vì cậu bé chưa học bài.
C. Vì cậu bé chơi đá bóng làm vỡ lọ hoa.
D. Vì cậu bé đi chơi đá bóng về muộn.
Câu 7. Trong lúc đùa nghịch, em vô tình làm một bạn bị ngã, em sẽ nói lời xin lỗi bạn như thế nào? (chọn 2 đáp án)
A. Xin lỗi nhé! Mình vô ý quá!
B. Cậu đi đứng kiểu gì đấy?
C. Tớ sẽ mách cô.
D. Xin lỗi nhé! Cậu có sao không? Tớ không cố ý đâu.
Câu 8. Em lỡ tay làm đổ ấm pha trà của bà, em sẽ nói như thế nào? (chọn 2 đáp án)
A. Bà ơi, cháu không biết ai làm đổ đâu ạ.
B. Bà ơi, cháu xin lỗi vì đã làm đổ ấm pha trà của bà ạ.
C. Bà ơi, con mèo làm đổ đấy ạ.
D. Cháu xin lỗi ạ. Bà ơi, cháu sẽ dọn dẹp lại ạ.
Câu 9. Theo em, khi nói lời xin lỗi cần thể hiện thái độ như thế nào? (chọn 2 đáp án)
A. Thái độ lạnh lùng, không thể hiện cảm xúc.
B. Thái độ ăn năn, hối lỗi.
C. Thành thật, sẵn sàng sửa sai.
D. Thái độ lảng tránh, làm cho qua chuyện
Câu 10. Khi người mắc lỗi có thái độ chân thành nhận lỗi và sẵn sàng sửa sai thì chúng ta nên bao dung và tha lỗi cho họ. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 Đọc: Những con sao biển trang 61, 62
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 Nói và nghe: Bảo vệ môi trường trang 63
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 Đọc: Tạm biệt cánh cam trang 64, 65
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 2 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức
- Giải lớp 2 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 2 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 2 Cánh diều (các môn học)
- Giải bài tập sgk Tiếng Việt lớp 2 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 - KNTT
- Giải bài tập sgk Toán lớp 2 - KNTT
- Giải vở bài tập Toán lớp 2 - KNTT
- Giải bài tập sgk Tiếng Anh lớp 2 - KNTT
- Giải bài tập sgk Tự nhiên & Xã hội lớp 2 - KNTT
- Giải bài tập sgk Đạo Đức lớp 2 - KNTT
- Giải Vở bài tập Đạo Đức lớp 2 - KNTT
- Giải bài tập sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 2 - KNTT
- Giải Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 2 - KNTT
- Giải bài tập sgk Âm nhạc lớp 2 - KNTT