Trắc nghiệm Luyện tập trang 114, 115 (có đáp án) - Kết nối tri thức
Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Luyện tập trang 114, 115 Tiếng Việt lớp 2 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2.
Luyện tập: Mở rộng vốn từ về gia đình, từ ngữ chỉ đặc điểm; Câu nêu đặc điểm
Câu 1. Tìm từ thích hợp thay thế cho ô vuông:
chú cậu
a. Em trai của mẹ gọi là ...........
b. Em trai của bố gọi là ...........
A. cậu - chú
B. chú - cậu
C. cậu - cậu
D. chú - chú
Câu 2. Tìm từ thích hợp thay thế cho ô vuông:
cô dì
a. Em gái của mẹ gọi là ...............
b. Em gái của bố gọi là ..............
A. dì - cô
B. cô - dì
C. dì - dì
D. cô - cô
Câu 3. Đâu là từ ngữ chỉ đặc điểm (chọn 2 đáp án)
A. ngủ
B. ngồi
C. vắng vẻ
D. lặng im
Câu 4. Đâu là từ ngữ chỉ đặc điểm (chọn 2 đáp án)
A. mát
B. thơm
C. hương cau
D. hương bưởi
Câu 5. Đâu là từ ngữ chỉ tình cảm của người thân trong gia đình?
A. bố mẹ
B. xinh xắn
C. ông bà
D. chia sẻ
Câu 6. Đâu không phải là từ ngữ chỉ tình cảm của người thân trong gia đình?
A. yêu thương
B. nhường nhịn
C. mũm mĩm
D. thấu hiểu
Câu 7. Bấm chọn vào những từ ngữ chỉ tình cảm của người thân trong gia đình? (chọn 2 đáp án)
A. chăm sóc
B. chăm chỉ
C. quan tâm
D. vui chơi
Câu 8. Sắp xếp những từ sau vào các nhóm thích hợp:
kính trọng yêu thương bố mẹ xinh xắn quan tâm cậu mợ
A. Từ ngữ chỉ tình cảm gia đình: Kính trọng, yêu thương, quan tâm
B. Từ ngữ không chỉ tình cảm gia đình: Bố mẹ, xinh xắn, cậu mợ
C. Cả hai đáp án trên
Câu 9. Sắp xếp những từ sau vào các nhóm thích hợp:
chia sẻ thô ráp yêu thương quan tâm cô bác ông bà
A. Từ ngữ chỉ tình cảm gia đình: Chia sẻ, yêu thương, quan tâm
B. Từ ngữ không chỉ tình cảm gia đình: Thô ráp, cô bác, ông bà
C. Cả hai đáp án trên
Câu 10. Sắp xếp các từ sau thành một câu nói về tình cảm của người thân trong gia đình:
của mình. kính trọng ông bà Nga luôn
A. Ông bà luôn kính trọng Nga của mình.
B. Nga kính trọng luôn ông bà của mình.
C. Nga luôn kính trọng ông bà của mình.
D. Của mình ông bà luôn kính trọng Nga.
Luyện tập: Viết đoạn văn kể về một việc người thân đã làm cho em
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và cho biết bạn nhỏ kể về ai?
Khi tôi còn bé tí, tôi ở nhà với ông ngoại cả ngày để bố mẹ đi làm. Ông thường kể cho tôi nghe rất nhiều truyện cổ tích. Ông dạy tôi vẽ rất nhiều con vật: voi, hổ, hươu, nai, sóc,... Ông còn dạy tôi vẽ cả ông mặt trời, dòng sông, con thuyền,... Mỗi khi ông có việc đi đâu, tôi rất nhớ ông và mong ông sớm về với tôi.
A. Ông nội
B. Bà nội
C. Ông ngoại
D. Bà ngoại
Câu 2. Đọc đoạn văn sau và cho biết ông ngoại đã làm những gì cho bạn nhỏ?
Khi tôi còn bé tí, tôi ở nhà với ông ngoại cả ngày để bố mẹ đi làm. Ông thường kể cho tôi nghe rất nhiều truyện cổ tích. Ông dạy tôi vẽ rất nhiều con vật: voi, hổ, hươu, nai, sóc,... Ông còn dạy tôi vẽ cả ông mặt trời, dòng sông, con thuyền,... Mỗi khi ông có việc đi đâu, tôi rất nhớ ông và mong ông sớm về với tôi.
A. kể chuyện cổ tích
B. dạy đánh cờ
C. đưa và đón bạn nhỏ khi đi học
D. dạy vẽ tranh
Câu 3. Đọc đoạn văn sau và bấm chọn vào câu văn thể hiện rõ nhất tình cảm của bạn nhỏ đối với ông ngoại?
Khi tôi còn bé tí, tôi ở nhà với ông ngoại cả ngày để bố mẹ đi làm.
A. Ông thường kể cho tôi nghe rất nhiều truyện cổ tích.
B. Ông dạy tôi vẽ rất nhiều con vật: voi, hổ, hươu, nai, sóc,...
C. Ông còn dạy tôi vẽ cả ông mặt trời, dòng sông, con thuyền,...
D. Mỗi khi ông có việc đi đâu, tôi rất nhớ ông và mong ông sớm về với tôi.
Câu 4. Sắp xếp các từ sau thành câu hoàn chỉnh:
trên đời. người Mẹ là mà nhất yêu em
A. Mẹ là người mà em yêu nhất trên đời.
B. Mẹ yêu nhất là người mà em trên đời.
C. Trên đời mẹ là người mà em yêu nhất.
D. Em yêu nhất là mẹ mà người trên đời.
D. Mỗi khi ông có việc đi đâu, tôi rất nhớ ông và mong ông sớm về với tôi.
Câu 5. Sắp xếp các từ sau thành câu hoàn chỉnh:
nghe. em kể Bà chuyện tích cho cổ
A. Bà kể chuyện cổ tích cho em nghe.
B. Bà kể cho em chuyện cổ tích nghe.
C. Chuyện cổ tích bà kể nghe cho em.
D. Em nghe bà kể chuyện cổ tích cho.
Câu 6. Sắp xếp các từ sau thành câu hoàn chỉnh:
em về. Mỗi ngày, đến trường đón rồi lại ông đưa em
A. Mỗi ngày, ông đưa em đến trường rồi lại đón em về.
B. Ông đón em về rồi lại đưa em đến trường mỗi ngày.
C. Mỗi ngày, ông đón em đến trường rồi lại đưa em về.
D. Đến trường, ông đưa em rồi lại đón em về mỗi ngày.
Câu 7. Sắp xếp các từ sau thành câu hoàn chỉnh:
bổ dưỡng. Mẹ bữa ăn và nấu những cho em ngon
A. Mẹ nấu cho em những bữa ăn ngon và bổ dưỡng.
B. Mẹ nấu những bữa ăn ngon và bổ dưỡng cho em.
C. Những bữa ăn ngon và bổ dưỡng mẹ nấu cho em.
D. Mẹ nấu bữa ăn ngon và bổ dưỡng cho em những.
Câu 8. Sắp xếp các từ sau thành câu hoàn chỉnh:
vui vẻ. Em bố mong mạnh khỏe và luôn
A. Bố mong em luôn mạnh khỏe và vui vẻ.
B. Em mong bố luôn mạnh khỏe và vui vẻ.
C. Em mong mạnh khỏe và luôn bố vui vẻ.
D. Luôn mạnh khỏe và vui vẻ, em mong bố.
Câu 9. Sắp xếp các ý sau theo đúng thứ tự khi viết về một việc người thân đã làm cho em:
1. Người thân của em đã làm việc gì cho em?
2. Em có suy nghĩ gì về việc người thân đã làm?
3. Người thân mà em muốn kể là gì?
A. 1 - 2 - 3
B. 3 - 1 - 2
C. 2 - 1 - 3
D. 3 - 2 - 1
Câu 10. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn văn kể về một việc người thân đã làm cho em:
mạnh khoẻ yêu quý dạy kể chuyện
Bà nội là người mà em vô cùng (1) ......... . Bà thường (2) .......... cổ tích cho em nghe. Bà (3) ........ em cách làm việc nhà. Em thường kể cho bà nghe chuyện ở trường, ở lớp của mình. Em rất yêu bà, em mong bà luôn (4) ........... và sống thật lâu với em.
A. (1) yêu quý / (2) dạy / (3) kể chuyện / (4) mạnh khỏe
B. (1) yêu quý / (2) kể chuyện / (3) dạy / (4) mạnh khỏe
C. (1) mạnh khỏe / (2) kể chuyện / (3) dạy / (4) yêu quý
D. (1) dạy / (2) yêu quý / (3) mạnh khỏe / (4) kể chuyện
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 Nói và nghe: Kể chuyện Sự tích cây vú sữa trang 118
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 Đọc: Trò chơi của bố trang 119, 120
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 2 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức
- Giải lớp 2 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 2 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 2 Cánh diều (các môn học)
- Giải bài tập sgk Tiếng Việt lớp 2 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 - KNTT
- Giải bài tập sgk Toán lớp 2 - KNTT
- Giải vở bài tập Toán lớp 2 - KNTT
- Giải bài tập sgk Tiếng Anh lớp 2 - KNTT
- Giải bài tập sgk Tự nhiên & Xã hội lớp 2 - KNTT
- Giải bài tập sgk Đạo Đức lớp 2 - KNTT
- Giải Vở bài tập Đạo Đức lớp 2 - KNTT
- Giải bài tập sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 2 - KNTT
- Giải Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 2 - KNTT
- Giải bài tập sgk Âm nhạc lớp 2 - KNTT