Bài 4: Bà tôi | Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Bài 4: Bà tôi trang 69, 70, 71, 72, 73 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1.

Khởi động trang 69

Câu hỏi trang 69 sgk Tiếng Việt lớp 2: 

Trao đổi với bạn về những điều em thấy trong bức tranh dưới đây:

Tiếng Việt lớp 2 Bài 4: Bà tôi trang 69, 70, 71, 72, 73 - Chân trời

Trả lời:

-  Em thấy hình ảnh bà dắt tay cháu trên đường đi học.

Khám phá và luyện tập trang 69, 70, 71, 72, 73

Đọc: Bà tôi trang 69, 70

1. Bài đọc

Tiếng Việt lớp 2 Bài 4: Bà tôi trang 69, 70, 71, 72, 73 - Chân trời

Cùng tìm hiểu:

Câu 1, trang 70 sgk Tiếng Việt lớp 2: 

Tìm các câu văn nói về mái tóc của bà.

Trả lời:

- Các câu văn nói về mái tóc của bà:

+ Mái tóc bà đã điểm bạc, luôn được búi cao gọn gàng.

+ Mỗi khi gội đầu xong, bà thường xõa tóc để hong khô.

+ Tôi rất thích lùa tay vào tóc bà, tìm những sợi tóc sâu.

Câu 2, trang 70 sgk Tiếng Việt lớp 2: 

Chi tiết nào cho thấy bà rất yêu thương bạn nhỏ?

Tiếng Việt lớp 2 Bài 4: Bà tôi trang 69, 70, 71, 72, 73 - Chân trời

Trả lời:

- Chi tiết cho thấy bà rất yêu thương bạn nhỏ là:

+ âu yếm nhìn tôi, 

+ nở nụ cười hiền hậu.

Câu 3, trang 70 sgk Tiếng Việt lớp 2: 

Điều gì đưa bạn nhỏ vào giấc ngủ?

Trả lời:

- Điều đưa bạn nhỏ vào giấc ngủ: giọng bà ấm áp.

Câu 4, trang 70 sgk Tiếng Việt lớp 2: 

Em thích việc làm nào của bà với bạn nhỏ? Vì sao?

Trả lời:

- Em thích việc làm của bà với bạn nhỏ: Tối nào, bà kể chuyện cho bạn nhỏ nghe.

- Vì hình ảnh bà kể chuyện cho bạn nhỏ khiến em nhớ tới bà em: Bà nội em rất thương em. 

Bà có một giọng nói ấm áp, trừu mến, tối nào bà cũng vừa kể chuyện, vừa xoa lưng cho em ngủ, đưa em vào giấc ngủ ngon.

Viết trang 70

2. Viết

a) Nghe-viết: Bà tôi (Từ Tối nào đến hết)

b) Viết tên người thân theo thứ tự bảng chữ cái.

Trả lời:

- Tên người thân theo thứ tự bảng chữ cái: chị Ánh, anh Bình, bác Hà, cô Hải, chú Kiên, cậu Mạnh.

c) Chọn chữ hoặc vần thích hợp với mỗi chỗ trống:

Tiếng Việt lớp 2 Bài 4: Bà tôi trang 69, 70, 71, 72, 73 - Chân trời

Trả lời:

- Thứ tự điền bảng 1: lời, nắng, lúa

- Thứ tự điền bảng 2: muôn, chuông, luôn

Từ và câu trang 71

3. Tìm 2-3 từ ngữ

a) Có tiếng chăm

Trả lời:

- chăm học, chăm làm, chăm bẵm

b) Có tiếng thương

Trả lời:

- thương yêu, tình thương, thương xót

4. Thực hiện các yêu cầu dưới đây

a) Chọn ở mỗi nhóm một từ để xếp thành câu 

Tiếng Việt lớp 2 Bài 4: Bà tôi trang 69, 70, 71, 72, 73 - Chân trời

Trả lời:

- Ông bà chăm sóc cháu

- Ông bà động viên cháu

- Cha mẹ chăm sóc con

- Cháu yêu quý ông bà

b) Đặt 2-3 câu nói về tình cảm của các cháu đối với ông bà.

Trả lời:

- Cháu yêu quý ông bà.

- Cháu mong ông bà luôn khỏe mạnh

- Cháu yêu bà nhất.

Kể chuyện - viết trang 72, 73

5. Kể chuyện

a) Xem tranh, nói 1-2 câu về nội dung của từng bức tranh

Tiếng Việt lớp 2 Bài 4: Bà tôi trang 69, 70, 71, 72, 73 - Chân trời

Trả lời:

- Tranh 1: Ông mang về 4 quả đào và chia phần cho mọi người

- Tranh 2: Xuân đem hạt đào đi trồng và được ông khen rằng sau này Xuân sẽ làm vườn giỏi

- Tranh 3: Vân ăn xong biết bỏ hạt đào vào thùng rác và được ông khen là biết bảo vệ môi trường

- Tranh 4: Việt không ăn mà mang đào cho bạn Sơn bị ốm. Việt được ông khen là có tấm lòng nhân hậu.

b) Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và gợi ý dưới tranh.

Trả lời:

* Đoạn 1: Sau một chuyến đi tham quan du lịch nghỉ mát về, ông mang bốn quả đào về làm quà cho gia đình. Ông nói với bà và các cháu: “Quả to nhất xin gửi bà. Còn ba quả nhỏ hơn, mỗi cháu một quả”. 

Trong bữa cơm chiều hôm ấy ông hỏi:

- Các cháu thấy đào có ngon không?

* Đoạn 2: Cậu bé Xuân nhanh nhảu nói

- Thưa ông, đào ngon và thơm lắm ạ. Cháu đã đem hạt trồng rồi, chắc sau này nó sẽ thành một cây đào to đấy, ông nhỉ?
  Ông nói:

- Ngày sau, cháu sẽ là một người làm vườn giỏi.
* Đoạn 3: Cô bé Vân nhí nhảnh thưa với ông:
 - Đào ngon quá, cháu ăn hết rồi mà vẫn thèm ơi là thèm. Còn hạt thì cháu bỏ vào thùng rác rồi.

Ông nói:

- Ồ cháu biết bảo vệ môi trường đấy!
* Đoạn 4: Còn Việt thì trầm ngâm chưa nói gì, cậu cứ nhìn chăm chú vào cái khăn trải bàn. Thấy vậy, người ông hỏi:
- Riêng Việt thì thế nào? Sao cháu chẳng nói gì cả!
- Thưa ông, cháu đã mang quả đào cho bạn Sơn. Bạn ấy đang bị ốm. Bạn ấy không muốn nhận nhưng cháu vẫn để lại trên đầu giường của bạn ấy, rồi trốn về, không cho bạn ấy biết.
 - Ồ , cháu của ông thật ngoan, thật tốt, cháu có một tấm lòng nhân hậu đấy!

c) Kể lại toàn bộ câu chuyện

Trả lời:

Trong chuyến du lịch nghỉ mát về, người ông mua bốn quả đào về tặng cho cả nhà làm quà. Ông đem biếu bà quả to nhất, còn lại ba quả chia đều cho ba cháu.
Khi buổi cơm chiều dọn ra, tất cả ngồi vào mâm, ông hỏi:
- Các cháu ăn đào có ngon không?
Bé Xuân vội nói ngay:
- Thưa ông, đào ngon và thơm lắm ạ! Cháu đã đem hạt ra vườn gieo rồi ạ! Thế nào, cây đào của cháu cũng cho kết quả đấy ông ạ. Cháu sẽ chọn hai quả to nhất biếu ông bà.
 - Ngày sau, cháu Xuân sẽ là người làm vườn giỏi.

Bé Vân nhí nhảnh thưa với ông:
 - Chưa bao giờ cháu thấy quả đào ngon như thế! Cháu ăn xong cháu vứt hạt vào thùng rác rồi ạ!

- Ôi! Cháu của ông thật biết bảo vệ môi trường
Còn bé Việt thì trầm ngâm, tư lự, cứ nhìn chăm chăm vào chiếc khăn trải bàn. Thấy thế ông hỏi:
- Riêng Việt thì thế nào?
- Thưa, ông, cháu đã mang quả đào tặng bạn, vì bạn đang bị ốm.
 - Ồ, cháu ngoan lắm, lúc nào cũng nghĩ cho người khác. Cháu thật nhân hậu.

6. Viết bưu thiếp

a) Đọc bưu thiếp sau và trả lời câu hỏi:

Tiếng Việt lớp 2 Bài 4: Bà tôi trang 69, 70, 71, 72, 73 - Chân trời

- Bạn Tùng viết bưu thiếp gửi ai? 

- Bạn Tùng viết bưu thiếp nhân dịp gì?

- Bạn Tùng viết những nội dung gì trong bưu thiếp?

Trả lời:

- Bạn Tùng viết bưu thiếp gửi bà.

- Bạn Tùng viết bưu thiếp nhân dịp lễ mừng thọ bà.

- Bạn Tùng viết lời chúc gửi bà và chữ kí trong bưu thiếp.

b) Viết bưu thiếp chúc mừng sinh nhật một người thân.

Trả lời:

Tiếng Việt lớp 2 Bài 4: Bà tôi trang 69, 70, 71, 72, 73 - Chân trời

Vận dụng trang 73

1. Đọc một bài văn về gia đình.

a) Chia sẻ về bài văn đã đọc.

b) Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.

Trả lời:

a) Chia sẻ đoạn trích “Trong lòng mẹ”

Tôi đã bỏ cái khăn tang bằng vải màn ở trên đầu đi rồi. Không phải đoạn tang thầy tôi mà vì tôi mới mua được cái mũ trắng và quấn băng đen.

Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa. Tôi nói “nghe đâu” vì tôi thấy người ta bắn tin rằng mẹ và em tôi xoay ra sống bằng cách đó.

Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:

- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?

Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng, cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng:

- Mày dại quá cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.

Nước mắt tôi đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. Nhưng không phải vì thấy mẹ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với con dao vấy máu của nó. Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi:

- Sao cô biết mợ con có con?

Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà họ nội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở một bên rổ bóng đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che...

Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quá vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.

Cô tôi bỗng đổi giọng, lại vỗ vai tôi, nhìn vào mặt tôi, nghiêm nghị:

-Vậy mày hỏi cô Thông - tên người đàn bà họ nội xa kia - chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao?

Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:

- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?

Nhưng đến ngày giỗ thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về. Mẹ tôi về một mình đem rất nhiều quà bánh cho tôi và em Quế tôi. Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối:

- Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!...

Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.

Xe chạy chậm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và, khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi nói. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người miệng, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì. Trong những phút rạo rực ấy, cái câu nói của cô tôi lại nhắc lại:

- Mày dại quá! Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và bế em bé chứ.

Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa...

b) 

- Em đọc bài văn của tác giả Nguyên Hồng kể về cậu bé Hồng gặp lại mẹ sau những ngày mẹ đi xa.

- Tên bài văn: “Trong lòng mẹ”

- Hình ảnh đẹp: cậu bé Hồng nép trong lòng mẹ đầy yêu thương.

2. Chơi trò chơi Ca sĩ nhí

a) Hát bài hát về ông bà

b) Nói 1-2 câu về bài hát

Trả lời:

a) Hát bài: “Ngoại tôi”

Sống giữa đô thành lâu rồi không về thăm quê
Thăm ngoại thân yêu tuổi thơ lo lắng cho mình
Thành phố hoa đèn món gì cũng có ngoại ơi
 Mà sao con vẫn nhớ tô canh bầu nồi cá dứa ngoại kho

Ở mãi quê nhà mùa này ngoại lội ruộng sâu
Từng bước lom khom ngoại gieo hạt lúa thơm nồng
Rồi đêm ngoại ngồi nhớ từng đứa cháu yêu thương
 Nhớ thằng hai con út hay khóc nhè bắt ngoại ẵm bồng

Ngoại ơi, ngoại ơi
Giờ đây tóc bạc lưng còng
Giờ đây con cháu phương trời cách xa
Mình ên ngoại tưới giàn bầu
Ngoài trời trở gió mà lòng con lo
Thân già dưới mái tranh xiêu
 Tối hôm tắt lửa ai lo cho ngoại mình

Thương ngoại bây giờ một mình thui thủi vào ra
Chiếc võng bên hiên cũng trách sao mấy đứa nhỏ không về
Hàng cau sau vườn thì thầm theo bóng ngoại mong
 Về đi con hỡi, có làng quê, có…

b) Cảm nhận: Đây là bài hát về tình cảm tha thiết nhớ thương lâu không về thăm quê của đứa cháu dành cho ngoại.

Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 2 hay khác:


Các loạt bài lớp 2 Chân trời sáng tạo khác