Công thức tính hiệu độ âm điện (hay, chi tiết)

Bài viết Công thức tính hiệu độ âm điện hay nhất, chi tiết với bài tập minh họa có lời giải sẽ giúp học sinh nắm vững Công thức tính hiệu độ âm điện từ đó biết cách làm bài tập về tính hiệu độ âm điện.

Hiệu độ âm điện cho ta dự đoán về  mặt lý thuyết liên kết trong phân tử. Vậy công thức hiệu tính hiệu độ âm điện như thế nào? Cách dự đoán liên kết dựa vào hiệu độ âm điện ra sao? Bài viết này sẽ giúp các em hiểu rõ điều này.

1. Công thức tính hiệu độ âm điện

- Giả sử hợp chất có dạng AxBy.

Công thức tính hiệu độ âm điện

Trong đó: 

+ Công thức tính hiệu độ âm điệnHiệu độ âm điện

+ Công thức tính hiệu độ âm điện: Độ âm điện của A và B

Chú ý: Do đặt phép tính trong dấu giá trị tuyệt đối, nên hiệu độ âm điện luôn ≥ 0.

Ví dụ:

Tính hiệu độ âm điện của Na và Cl trong phân tử NaCl, biết độ âm điện của Cl là 3,16; độ âm điện của Na là 0,93.

Hướng dẫn: 

Công thức tính hiệu độ âm điện

- Hiệu độ âm điện giúp đánh giá loại liên kết trong phân tử hợp chất một cách định tính.

2. Bạn nên biết

- Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học.

- Dưới đây là bảng độ âm điện của nguyên tử một số nguyên tố nhóm A theo Pau – linh

Công thức tính hiệu độ âm điện

3. Mở rộng

Người ta phân loại một cách tương đối loại liên kết hóa học theo quy ước kinh nghiệm dựa vào độ âm điện của Pau – linh như sau:

Hiệu độ âm điện

Loại liên kết

Từ 0 đến < 0,4

Liên kết cộng hóa trị không cực

Từ 0,4 đến < 1,7

Liên kết cộng hóa trị có cực

≥ 1,7

Liên kết ion

Công thức tính hiệu độ âm điện

 4.Bài tập minh họa

Câu 1: Dựa vào hiệu độ âm điện, hãy xác định loại liên kết trong phân tử HCl (biết độ âm điện của H là 2,2;  độ âm điện của Cl là 3,16) 

Hướng dẫn 

Công thức tính hiệu độ âm điện

 Có 0,4 < 0,96 < 1,7, vậy liện kết giữa H và Cl là liên kết cộng hóa trị có cực.

Câu 2: Cho biết độ âm điện của Ca = 1,00; Al = 1,61; Cl = 3,16; S = 2,58. Trong các hợp chất CaS, CaCl2, Al2S3; AlCl3. Số hợp chất có liên kết ion là

A. 1.                      B. 2.                       C. 3.                      D. 4.

Hướng dẫn: 

Công thức tính hiệu độ âm điện

Vậy chỉ có hợp chất CaCl2 có liên kết ion. 

Đáp án A

 5. Bài tập tự luyện

Câu 1: Cho độ âm điện của các nguyên tử: O (3,44); Na (0,93); Mg (1,31); Cl (3,16). Trong các phân tử sau phân tử nào có độ phân cực lớn nhất?

A. NaCl.

B. MgO.

C. MgCl2.

D. Cl2O.

Câu 2: Cho độ âm điện của các nguyên tử: O (3,44); Na (0,93); H (2,2); S (2,58); Si (1,9). Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào có liên kết ion?

A. Na2O.

B. H2O.

C. SO2.

D. SiO2.

Câu 3: Cho độ âm điện của các nguyên tử: O (3,44); Mg (1,31); Cl (3,16); Ca (1,00); P (2,19). Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào có liên kết cộng hóa trị?

A. MgO.

B. MgCl2.

C. CaO.

D. P2O5.

Câu 4: Cho độ âm điện của các nguyên tử: H (2,2); C(2,55); Si (1,9); F (3,98). Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào có liên kết cộng hóa trị phân cực?

A. H2.

B. CH4.

C. SiH4.

D. HF.

Câu 5: Cho độ âm điện của các nguyên tử: Ba (0,89); H (2,2); C (2,55); Cl (3,16); Ca (1,00). Trong các hợp chất sau đây: BaCl2, CaCl2, H2, HCl, CH4, Cl2. Số hợp chất có liên kết ion, liên kết cộng hóa trị không phân cực, liên kết cộng hóa trị phân cực lần lượt là

A. 2, 2, 2.

B. 3, 2, 1.

C. 2, 1, 3.

D. 2. 3. 1.

Xem thêm các Công thức Hóa học lớp 10 quan trọng hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học