Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

Với tác giả, tác phẩm Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại Ngữ văn lớp 9 hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại.

I. Tác giả văn bản Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại

- Trần Đình Sử, sinh ngày 10 tháng 8 năm 1940 tại Huế.

- Sau khi tốt nghiệp, đỗ thủ khoaTrường Đại học Sư phạm Hà Nội, ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại trường từ tháng 10 năm 1961.

- Năm 1966, trở về nước và được cử vào giảng dạy tại Trường Đại học Sư phạm Vinh, với bộ môn Lí luận văn học, khoa Văn.

- Từ năm 1968 Trần Đình Sử bắt đầu tham gia vào nghiên cứu khoa học.

- Năm 1981, Trần Đình Sử về nước sau khi đi học chuyên tu Nga văn và làm việc tại Khoa Ngữ Văn, giảng dạy Bộ môn Lí luận văn học, Đại học Sư phạm Hà Nội. 

- Ông làm việc ở đó đến năm 2008 thì ông về hưu, song ông vẫn tham gia vào đào tạo bậc thạc sĩ và tiến sĩ ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội và nhiều cơ sở đào tạo khác thuộc các trường đại học và học viện ở Việt Nam cho đến nay.

Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

II. Tìm hiểu văn bản Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại

1. Thể loại

- Tác phẩm Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại thuộc thể loại: nghị luận văn học.

2. Xuất xứ

- Theo Trần Đình Sử (Chủ biên), Lược sử văn học Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2021, tr.9 – 13.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: nghị luân.

4. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (từ đầu đến ...Trung Hoa): những biểu hiện về đặc điểm “cổ xưa” và “non trẻ” của văn học Việt Nam.

- Phần 2 (tiếp theo đến...văn học Việt Nam): quá trình hình thành của văn học Việt Nam.

- Phần 3 (đoạn còn lại): vị trí và đặc điểm của văn học Việt Nam thế kỉ XX.

5. Giá trị nội dung

- Tác phẩm nêu bật các đặc điểm "cổ xưa" và "non trẻ" của văn học Việt Nam, sự hình thành cũng như thời gian, nguồn gốc, loại chữ viết, và số lượng văn bản.

- Thảo luận về sự xuất hiện và phát triển của văn học viết bằng chữ Nôm, chữ quốc ngữ, cho thấy sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, giữa bản sắc dân tộc và hơi thở của thời đại đã tạo nên một bức tranh văn học đa dạng và phong phú. Văn học Việt Nam không chỉ là một kho tàng giá trị mà còn là cầu nối giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới.

6. Giá trị nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể.

- Bố cục rõ ràng, mạch lạc.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại

1. Những biểu hiện cho thấy đặc điểm “cổ xưa” và “non trẻ” của văn học Việt Nam.

- Nói cổ xưa vì:văn học Việt Nam gắn với lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt bắt đầu từ thời kì các Vua Hùng, gắn với văn học dân gian truyền miệng vốn có vị trí rất quan trọng, nó lưu giữ tinh thần, trí tuệ, ngôn ngữ và là nền tảng của văn học viết của người Việt qua bao nhiêu biên cố lịch sử truyền lại cho thời hôm nay.

- Nói non trẻ vì: khác với các nền văn học như Ấn Độ, Trung Hoa, Hy Lạp,... là nền văn học “già” có từ “thời gian trục” trước Công nguyên, văn học viết Việt Nam mới xuất hiện từ thế kỉ X sau khi giành lại độc lập từ các triều đại Trung Hoa.

Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

2. Quá trình hình thành của văn học viết Việt Nam

- Thời gian: xuất hiện từ thế kỉ X sau khi giành độc lập từ các triều đại Trung Hoa.

- Nguồn gốc và loại chữ viết: Ban đầu, văn học viết sử dụng chữ Hán. Chữ Hán là phương tiện tiếp nhận học thuyết và thi pháp của văn học Trung Quốc cổ trung đại.

- Số lượng văn bản: suốt nghìn năm Bắc thuộc, số bài văn do người Việt viết còn lại vẻn vẹn có 25 văn bản.

3. Sự ra đời và phát triển của văn học viết bằng chữ Nôm

- Thời gian ra đời: phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ XV.

- Nguồn gốc: Chữ Nôm được tạo ra để diễn đạt tiếng Việt qua mẫu tự biểu ý, dựa trên chữ Hán nhưng phát triển để ghi chép các từ thuần Việt.

- Thể loại: Các thể loại như truyện thơ nôm, ngâm khúc, hát nói.

4. Sự ra đời và phát triển của văn học viết bằng chữ quốc ngữ

- Thời gian ra đời: bắt đầu ra đời vào đầu thế kỷ XX.

- Nguồn gốc: Sự tiếp xúc Đông Tây bắt đầu từ các giáo sĩ phương Tây đã tạo ra thứ chữ kiểu latinh để ghi âm tiếng Việt, sau này gọi là chữ quốc ngữ

- Thể loại: Văn xuôi và thơ.

5. Sự thay đổi của chữ viết và đặc điểm văn học.

- Chữ viết: Việt Nam đã chuyển từ chữ Nôm sang chữ Quốc ngữ làm chữ viết chính thức từ đầu thế kỷ 20.

- Đặc điểm văn học: Văn học Việt Nam từ văn học yêu nước trong các văn bản cổ đến văn học cổ vũ kháng chiến chống thực dân Pháp, và sau đó là sự phát triển của văn học hiện đại với sự tiếp xúc với các nền văn học phương Tây.

6. Vị trí và đặc điểm của văn học Việt Nam thế kỉ XX

- Vị trí: Văn học Việt Nam thế kỷ XX đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình văn học dân tộc, kế thừa tinh hoa truyền thống và mở ra một thời kỳ văn học mới, đánh dấu sự hiện đại hóa và hội nhập với nền văn học thế giới.

- Đặc điểm:

+ Hiện đại hóa.

+ Phát triển nhanh chóng.

+ Phân hoá xu hướng.

Học tốt bài Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại Ngữ văn lớp 9 hay khác:

Xem thêm tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác