Cái bóng trên tường - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo

Với tác giả, tác phẩm Cái bóng trên tường Ngữ văn lớp 9 hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Cái bóng trên tường.

I. Tác giả văn bản Cái bóng trên tường

- Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003), là nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình văn học, nhạc sĩ, tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng thuộc các thể loại: thơ, truyện, kịch, âm nhạc,…

Cái bóng trên tường - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo

II. Tìm hiểu văn bản Cái bóng trên tường

1. Thể loại

- Tác phẩm Cái bóng trên tường thuộc thể loại: bi kịch

2. Xuất xứ

- In trong Tuyển tập Nguyễn Đình Thi, kịch, NXB Văn học, 1993.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự

4. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (từ đầu đến “- Giời đất ơi!”): Cuộc nói chuyện của người chồng và người con

- Phần 2 (tiếp đến “Đi đi!”): Người chồng hiểu lầm, đuổi người vợ đi

- Phần 3 (tiếp đến “- Mẹ ơi! Mẹ ơi!...”): Hiểu lầm được hóa giải

- Phần 4 (còn lại): Sự hối hận của người chồng và nỗi lòng của người vợ

5. Giá trị nội dung

- Văn bản Cái bóng trên tường cho thấy sự xung đột dữ dội giữa người chồng ít học, đa nghi, kết tội cho vợ là ngoại tình với người vợ chung thuỷ, đảm đang, sẵn sàng dùng cái chết để bảo vệ danh dự của mình. Qua đó, thể hiện sự thương cảm của tác giả đối với số phận người phụ nữ và ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của họ.

6. Giá trị nghệ thuật

- Văn bản có ít yếu tố li kì, kì ảo hơn, tập trung sâu hơn vào nội tâm nhân vật chính.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Cái bóng trên tường

1. Cốt truyện và xung đột truyện

- Cốt truyện: Trương Sinh đi lính trở về, vì nghe lời ngây thơ của con trẻ, lại đa nghi, đã nghi oan cho Vũ Thị Thiết, nàng không thể giải thích cho chồng hiểu nên đã nhảy xuống sông tự vẫn để minh chứng cho sự thủy chung của mình. Trương Sinh đêm ru con đi ngủ đã phát hiện ra sự thật, bèn làm cỗ cúng vợ. Trương Sinh ân hận nhưng đã quá muộn.

- Xung đột: Xung đột giữa lòng tin yêu và sự nghi ngờ.

Cái bóng trên tường - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo

2. Nhân vật người chồng và người vợ

- Người chồng: không phân biệt đúng sai đuổi vợ ra khỏi nhà (Muốn đi đâu thì đi. Tôi không muốn nhìn thấy cô nữa!; Thôi, cô đi đi, đừng để tôi túm lấy cô rồi ném xuống sông kia; Cô càng nói thì tôi lại càng không thể nhìn được cái mặt kia, ghê sợ quá;...) Sau khi Vũ Nương bị đuổi ra khỏi nhà, sự vô tâm, tàn nhẫn của Trương Sinh còn được thể hiện thông qua thái độ lạnh nhạt, dửng dưng nhưng đêm về lại khấn cho Vũ Nương siêu thoát.

- Người vợ: hiền hậu, thuỷ chung, có tấm lòng nhân hậu, tha thứ cho chồng. (Anh thay em mà trông nom con, anh nhé. Anh vừa làm bố, vừa làm mẹ cho con. Rồi sau này tìm một người làm bạn, anh tìm người nào biết thương con; ...)

=> Chồng thay đổi thái độ với vợ vì biết người sai là mình, hiểu được nguyên nhân câu chuyện và chính mình là người gián tiếp hại vợ mình.

3. Ý nghĩa của hình ảnh “cái bóng trên tường”

- Là một hình ảnh ẩn dụ giàu sức gợi cảm, góp phần làm nên thành công cho tác phẩm.

- Nó chính là nguyên nhân dẫn đến cái chết của người vợ, gợi cảm giác ám ảnh, day dứt, không thể nào quên.

- Thể hiện nỗi buồn, sự bất lực trước thực tế phũ phàng, vợ sẽ luôn bên cạnh người chồng, nhưng chỉ là cái bóng.

Học tốt bài Cái bóng trên tường

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Cái bóng trên tường Ngữ văn lớp 9 hay khác:

Xem thêm tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ Văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác