Đập đá ở Côn Lôn - Ngữ văn lớp 8

Tải xuống

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Ngữ văn lớp 8, VietJack biên soạn tài liệu tác giả, tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn trình bày đầy đủ, chi tiết về bố cục, tóm tắt, dàn ý, đôi nét về tác giả, thể loại, dàn ý đọc hiểu văn bản, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích mẫu về tác phẩm. Hi vọng qua loạt bài này sẽ giúp bạn dễ dàng soạn bài Đập đá ở Côn Lôn.

A. Nội dung tác phẩm

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

Lừng lẫy làm cho nở núi non.

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kể việc con con.

Xem thêm các bài soạn Đập đá ở Côn Lôn hay, ngắn khác:

Bài giảng: Đập đá ở Côn Lôn - Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)

B. Đôi nét về tác phẩm

1. Tác giả

- Phan Châu Trinh (1872- 1926), quê: Tam Phước - Tam Kì - Quảng Nam

- Hoạt động cứu nước phong phú và rộng khắp

- Năm 1908 ông bị thực dân Pháp bắt và đày ra Côn Đảo

2. Tác phẩm

a, Xuất xứ:

- Bài thơ được sáng tác khi ông cùng các tù nhân trong nhà tù Côn Đảo bị bắt đi lao động khổ sai, năm 1908

b, Bố cục: 2 phần

- Phần 1: 4 câu thơ đầu: Khí phách của người chiến sĩ trong cảnh tù đày.

- Phần 2: còn lại: Ý chí, nghị lực của người chiến sĩ.

c, Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật

d, PTBĐ: Biểu cảm.

e, Giá trị nội dung:   

Bài thơ giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp, một khí thế ngang tàng, vẻ đẹp lẫm liệt của người anh hùng dù gặp phải tình cảnh gian nguy nhưng vẫn không hề nản lòng đổi chí.

f, Giá trị nghệ thuật:

- Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ

- Sử dụng nghệ thuật đối, nói quá kết hợp với động từ mạnh.

C. Đọc hiểu văn bản

1. Khí phách của người chiến sĩ trong cảnh tù đày.

- Tư thế: đứng giữa  đất Côn Lôn – hiên ngang, ngạo nghễ 

- Hành động: xách búa, ra tay – quả quyết, mãnh liệt

→ Cách nói khoa trương, các động từ mạnh gợi tả công việc nặng nhọc,  thể hiện khí phách anh hùng sánh ngang tầm vũ trụ của người tù - dám đương đầu với khó khăn, vượt lên để chiến thắng thử thách.

⇒ Con không nhỏ bé mà người lại mang tầm vóc vũ trụ, ngạo nghễ phi thường

2. Ý chí, nghị lực của người chiến sĩ trong cảnh tù đày.

- Tháng ngày – thân sành sỏi => Hoàn cảnh tuy khó khăn, gian khổ

- Mưa nắng – dạ sắt son => nhưng ý chí cứng rắn, dẻo dai

→ Nghệ thuật đối: Những thử thách gian nan với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ của con người ⇒ thể hiện rất rõ nội lực tinh thần của người chiến sĩ

- Hai câu kết khẩu khí ngang tàng: Mượn hình ảnh huyền thoại Nữ Oa vá trời, nhà thơ nói đến chí lớn của người cách mạng.

- Đối với nhà thơ, chuyện ở tù, chuyện “lỡ bước” cũng chỉ là chuyện “con con”

⇒ Con người bản lĩnh, coi thường tù đày gian khổ, tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp yêu nước của mình

D. Sơ đồ tư duy

Đập đá ở Côn Lôn

Tải xuống

Xem thêm các bài soạn về tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 8 đầy đủ, chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học