Trắc nghiệm Bạn đến chơi nhà (có đáp án) - Chân trời sáng tạo
Với 23 câu hỏi trắc nghiệm Bạn đến chơi nhà Ngữ văn lớp 8 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 8.
Tìm hiểu tác giả Nguyễn Khuyến
Câu 1. “Tam Nguyên Yên Đổ” là biệt danh mà người ta dùng để nói đến nhà khoa bảng nào trong lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam thời Trung đại?
A. Nguyễn Hiền
B. Nguyễn Thượng Hiền
C. Nguyễn Khuyến
D. Nguyễn Bỉnh Khiêm
Câu 2. Tên hiệu của nhà thơ Nguyễn Khuyến là gì?
A. Quế Sơn
B. Hải Thượng Lãn Ông
C. Thanh Hiên
D. Ức Trai
Câu 3. Đâu là năm sinh, năm mất của nhà thơ Nguyễn Khuyến?
A. 1834 - 1910
B. 1834 - 1909
C. 1835 - 1910
D. 1835 - 1909
Câu 4. Địa danh nào là quê của Nguyễn Khuyến?
A. Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội
B. Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam
C. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định
D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh
Câu 5. Nguyễn Khuyến xuất thân trong một gia đình như thế nào?
A. Gia đình quan lại
B. Gia đình nhà nho nghèo
C. Gia đình sĩ phu yêu nước
D. Gia đình quan chức công giáo
Câu 6. Năm 37 tuổi, Nguyễn Khuyến đỗ Hội nguyên, Đình nguyên, Đệ nhị giáp tiến sĩ (Hoàng giáp). Đó là khoa thì nào sau đây?
A. Khoa Tân Mùi (1871)
B. Khoa Mậu Tí (1888)
C. Khoa Nhâm Thìn (1892)
D. Khoa Đinh Dậu (1897)
Câu 7. Đóng góp nổi bật của Nguyễn Khuyến cho nền văn học dân tộc là:
A. Thơ chữ Hán, câu đối
B. Văn xuôi chữ Nôm
C. Thơ trào phúng
D. Thơ Nôm, thơ viết về làng quê, thơ trào phúng
Câu 8. Dòng nào sau đây là nhận định không chính xác về thơ văn của Nguyễn Khuyến?
A. Thơ ông châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị
B. Ông sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ
C. Thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bạn bè
D. Thơ Nguyễn Khuyến phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực, thuần hậu, chất phác
Câu 9. Nguyễn Khuyến là người như thế nào?
A. Tài năng, cốt cách thanh cao
B. Có tầm lòng yêu nước thương dân
C. Kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp
D. Tất cả đáp án trên
Câu 10. Đáp án nào không đúng khi nói về tiểu sử nhà thơ Nguyễn Khuyến?
A. Tuy học rộng tài cao nhưng Nguyễn Khuyến thi nhiều lần đều không đỗ kì thi Huơng
B. Nguyễn Khuyến chỉ làm quan hơn mười năm
C. Phần lớn cuộc đời Nguyễn Khuyến dành cho việc dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà
D. Nguyễn Khuyến là người có tài năng, cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính xác quyền thực dân Pháp
Tìm hiểu chung bài thơ Bạn đến chơi nhà
Câu 1. Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì?
A. Thất ngôn bát cú
B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Lục bát
D. Song thất lục bát
Câu 2. Thể thơ của bài Bạn đến chơi nhà giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây?
A. Bài ca Côn Sơn
B. Sông núi nước Nam
C. Qua Đèo Ngang
D. Sau phút chia ly
Câu 3. Bài thơ Bạn đến chơi nhà là của tác giả nào?
A. Nguyễn Trãi
B. Nguyễn Du
C. Nguyễn Khuyến
D. Nguyễn Đình Chiểu
Câu 4. Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết trong khoảng thời gian nào?
A. Khi Nguyễn Khuyến làm quan
B. Khi Nguyễn Khuyến lui về ở quê nhà
C. Khi Nguyễn Khuyến sang nhà bạn chơi
D. Khi Nguyễn khuyến chuẩn bị thi khoa bảng
Câu 5. Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của Bạn đến chơi nhà?
A. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
B. Tạo tình huống bất ngờ, thú vị
C. Giọng thơ chất phác, hồn nhiên
D. Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học
Câu 6. Chủ đề chính của bài thơ là gì?
A. Hoàn cảnh khó khăn của tác giả
B. Thiên nhiên tươi đẹp nơi làng quê
C. Tình bạn đẹp của tác giả
D. Nỗi buồn vì cảnh nghèo
Phân tích văn bản Bạn đến chơi nhà
Câu 1. Trong văn bản Bạn đến chơi nhà, tác giả trình bày những khó khăn của mình để làm nổi bật điều gì?
A. Cho mọi người biết cảnh nghèo của tác giả
B. Để người bạn hiểu mình khó khăn
C. Làm toát lên tình bạn đẹp không vì vật chất
D. Tất cả đáp án trên
Câu 2. Cách xưng hô “bác – ta” trong bài thể hiện điều gì?
A. Sự khách sáo của người viết
B. Sự kính trọng của người viết
C. Sự gần gũi, thân mật
D. Sự nể nang của người viết
Câu 3. Bạn của Nguyễn Khuyến đến chơi trong hoàn cảnh nào?
A. Không có gì thiết đãi
B. Được chào đón long trọng
C. Đầy cao lương mĩ vị
D. Bị chủ nhà thờ ơ
Câu 4. Trong các dòng sau, dòng nào là thành ngữ?
A. Ao sâu nước cả
B. Cải chửa ra cây
C. Bầu vừa rụng rốn
D. Đầu trò tiếp khách
Câu 5. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “cả” trong câu “Ao sâu nước cả khôn chài cả”?
A. To
B. Lớn
C. Dồi dào
D. Tràn trề
Câu 6. Đọc đoạn thơ sau:
Ao sâu, sóng cả, không chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ;
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Trong các câu thơ trên, tác giả nói về sự thiếu thốn về vật chất nhằm mục đích gì?
A. Miêu tả cảnh nghèo của mình
B. Giãi bày hoàn cảnh thực tế của mình
C. Không muốn tiếp đãi bạn
D. Diễn đạt một cách dí dỏm tình cảm chân thành, sâu sắc
Câu 7. Nhận xét về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà?
A. Tình bạn chân thành, thắm thiết, trong sáng, không màng tới vật chất
B. Tình bạn nghèo nàn, thiếu thốn đủ đường
C. A và B đúng
D. A và B sai
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST