Trắc nghiệm Bài ca Côn Sơn (có đáp án) - Chân trời sáng tạo
Với 25 câu hỏi trắc nghiệm Bài ca Côn Sơn Ngữ văn lớp 8 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 8.
Tìm hiểu tác giả Nguyễn Trãi
Câu 1. Đâu là năm sinh, năm mất của Nguyễn Trãi?
A. 971 – 1025
B. 972 – 1026
C. 1380 – 1442
D. 1231 – 1300
Câu 2. Nguyễn Trãi có tên hiệu là?
A. Ức Trai
B. Thuận Thiên
C. Bắc Bình Vương
D. Hưng Đạo Đại Vương
Câu 3. Địa danh nào là quê hương của Nguyễn Trãi?
A. Hải Phòng
B. Hải Dương
C. Bắc Ninh
D. Nam Định
Câu 4. Nguyễn Trãi sinh ra trong gia đình thế nào?
A. Quan lại sa sút
B. Nông dân nghèo
C. Có truyền thống yêu nước
D. Đại quý tộc
Câu 5. Nguyễn Trãi đã giúp Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa nổi tiếng nào?
A. Lam Sơn
B. Yên Bái
C. Yên Thế
D. Hương Khê
Câu 6. Nguyễn Trãi chịu oan trong vụ án nào?
A. Lệ Hoa Viên
B. Lệ Hương Viên
C. Lệ Mơ Viên
D. Lệ Chi Viên
Câu 7. Đâu không phải là sáng tác của Nguyễn Trãi?
A. Quân Trung từ mệnh tập
B. Bình Ngô Đại Cáo
C. Bàn về phép học
D. Chí Linh sơn phú
Câu 8. Đâu không phải là tư tưởng chủ đạo trong các sáng tác của Nguyễn Trãi?
A. Nhân nghĩa
B. Đề cao cái tôi
C. Yêu nước
D. Thương dân
Câu 9. Đâu là nhận xét đúng nhất về con người Nguyễn Trãi?
A. Là vị lãnh đạo anh minh tài ba của dân tộc
B. Là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, một danh nhân văn hóa thế giới
C. Là người yêu nước thương dân, có nhiều cống hiến
D. Là vị quan liêm minh, chính trực
Câu 10. Điền từ còn thiếu vào câu sau:
Thơ văn Nguyễn Trãi là sự… nghệ thuật của nhiều thế kỉ văn học Việt Nam; ông có công lớn trong việc hoàn thiện, phát triển, khởi đầu nhiều thể loại văn học.
A. Kết hợp
B. Kết tinh
C. Tổng kết
D. Đúc kêt
Tìm hiểu chung văn bản Bài ca Côn Sơn
Câu 1. Bản dịch Bài ca Côn Sơn được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn
B. Ngũ ngôn
C. Song thất lục bát
D. Lục bát
Câu 2. Côn Sơn là địa danh thuộc tỉnh nào?
A. Hà Nội
B. Hưng Yên
C. Vĩnh Phúc
D. Hải Dương
Câu 3. Bài thơ Bài ca Côn Sơn được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Trong thời gian Nguyễn Trãi làm quan
B. Khi vừa đánh đuổi giặc Minh về nước
C. Khi Nguyễn Trãi về ở ẩn
D. Khi tác giả trên đường cứu nước
Câu 4. Cảm xúc nổi bật trong bài thơ Bài ca Côn Sơn là gì?
A. Tình yêu quê hương, đất nước
B. Lòng căm thù giặc sâu sắc
C. Cảm xúc tự tại trước thiên nhiên
D. Sự tự hào về dân tộc thân yêu
Câu 5. Nội dung nào không đúng với bài thơ mà tác giả đã đề cập đến?
A. Thể hiện một hình tượng đẹp của người anh hùng cứu nước
B. Tinh thần lạc quan của con người
C. Vẻ đẹp nên thơ của thiên nhiên
D. B và C đúng
Câu 6. Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ là?
A. Thể thơ dân tộc mượt mà, đặc sắc
B. Các biện pháp tu từ được sử dụng nhuần nhuyễn
C. Giọng thơ nhẹ nhàng, êm ái, giàu sức biểu cảm
D. Tất cả đáp án trên
Câu 7. Hình ảnh tác giả hiện lên trong bài thơ Bài ca Côn Sơn là?
A. Phong thái ung dung và hòa hợp với thiên nhiên
B. Hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng
C. Người chiến sĩ sục sôi nhiệt huyết cách mạng
D. Tất cả đáp án trên
Câu 8. Nhận định chính xác về bút pháp của bài thơ Bài ca Côn Sơn là?
A. Bút pháp hiện thực
B. Bút pháp hoang đường kì ảo
C. Bút pháp lãng mạn
D. Bút pháp sử thi
Phân tích văn bản Bài ca Côn Sơn
Câu 1. Hình ảnh nào không được nói tới trong đoạn trích Bài ca Côn Sơn?
A. Bóng trăng
B. Bóng trúc
C. Rừng thông
D. Suối chảy
Câu 2. Tiếng suối chảy trong Bài ca Côn Sơn được so sánh với âm thanh gì?
A. Tiếng sáo
B. Tiếng hát
C. Tiếng đàn cầm
D. Tiếng sấm
Câu 3. Hai câu thơ sau nổi bật với biện pháp tu từ gì?
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Nhân hóa
Câu 4. Từ “nêm” trong câu thơ “Trong ghềnh thông mọc như nêm” nghĩa là gì?
A. Một con vật
B. Chỉ sự rậm, dày
C. Một đồ vật múc đồ
D. Một hành động nêm nếm
Câu 5. Vẻ đẹp của cảnh trí Côn Sơn là vẻ đẹp gì?
A. Tươi tắn và đầy sức sống
B. Kì ảo và lộng lẫy
C. Yên ả và thanh bình
D. Hùng vĩ và náo nhiệt
Câu 6. Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong bài thơ là mối quan hệ như thế nào?
A. Tách biệt
B. Con người là chủ thể của thiên nhiên
C. Không thể hòa hợp
D. Gắn bó, giao hòa
Câu 7. Nhân vật trữ tình là người thế nào?
A. Tinh tế, nhạy cảm với thiên nhiên
B. Tâm hồn thanh cao, trong sáng
C. Tâm hồn hòa hợp, giao cảm cùng thiên nhiên
D. Tất cả đáp án trên
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI
Trắc nghiệm Ngữ Văn 8 Viết văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST