Bồng chanh đỏ - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo

Với tác giả, tác phẩm Bồng chanh đỏ Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Bồng chanh đỏ.

I. Tác giả văn bản Bồng chanh đỏ

- Tên thật là Chu Bá Bình

- Sinh năm 1944 tại Bắc Giang.

- Các tác phẩm của ông rất giàu chất thơ

- Tác phẩm tiêu biểu: Hương cỏ mật (1963), Phù sa (1966), Gió qua thung lũng (1971) ...

Bồng chanh đỏ - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo

II. Tìm hiểu tác phẩm Bồng chanh đỏ

1. Thể loại: Truyện ngắn

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Xuất xứ: Văn bản trên được trích từ phần 1, 2, 3 trong tập truyện cùng tên của tác giả Đỗ Chu.

Bồng chanh đỏ - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo

3. Phương thức biểu đạt:

Văn bản Bồng chanh đỏ có phương thức biểu đạt là biểu cảm

4. Bố cục bài Bồng chanh đỏ

Bố cục bài thơ Bồng chanh đỏ được chia làm 3 phần như sau:

- Phần 1: Khi vợ chồng bồng chanh đỏ mới đến ở đầm nước.

- Phần 2: Khi Hoài đi bắt chim với anh Hiền trong đêm.

- Phần 3: Khi Hoài ra đầm nước một mình sau sự kiện anh Hiền trả chim bồng chanh về chỗ cũ.

5. Giá trị nội dung:

- Tác phẩm kể về kỉ niệm đáng nhớ thời thơ ấu của cậu bé Hoài cùng người anh trai tên Hiền, hai anh em đều là những người rất thích và luôn tìm tòi, khám về thế giới của các loài chim. Qua đây ta có thể thấy hai anh em Hiên và Hoài là những người rất yêu thương động vật, đồng thời tác giả cũng muốn gửi gắm tới độc giả thông điệp: Hãy biết yêu thương, trân trọng và đừng làm tổn hại tới động vật, bởi chúng cũng giống con người, cũng biết đau, biết buồn, biết cả tổn thương.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng ngôn từ giản dị, thân thuộc.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bồng chanh đỏ

1. Bối cảnh truyện, cốt truyện

- Sự việc 1: Khi vợ chồng bồng chanh đỏ mới đến ở đầm nước.

- Sự việc 2: Khi Hoài đi bắt chim với anh Hiền trong đêm.

- Sự việc 3: Khi Hoài ra đầm nước một mình sau sự kiện anh Hiền trả chim bồng chanh về chỗ cũ.

2. Ngôi kể, lời kể

- Ngôi thứ nhất (Người kể chuyện xuất hiện, kể lại câu chuyện của chính mình.)

- Dấu hiệu nhận biết:

Nội dung:

+ Người kể gọi nhân vật bằng chính tên của họ, dẫn dắt các sự việc, miêu tả các hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật.

+ Truyền đạt lời nói của nhân vật (kể, hỏi, cảm thán, yêu cầu...)

Hình thức:

+ Thường là câu trần thuật, kết thúc câu bằng dấu chấm.

+ Nhân vật xưng “tôi”.

+ Lời nhân vật: Thường đứng sau dấu gạch ngang đầu dòng.

3. Nhân vật Hoài

* Chi tiết miêu tả nhân vật Hoài

- Khi vợ chồng bồng chanh đỏ mới đến ở đầm nước.

+ Hành động: Ngày nào cũng ra đầm nước ngắm nhìn.

+ Tình cảm: Say mê vẻ đẹp của bồng chanh đỏ.

+ Suy nghĩ: Bồng chanh đỏ là giống chim quý

- Khi đi bắt chim bồng chanh đỏ với anh Hiền trong đêm:

+ Hành động:

Sẵn sàng lội xuống bùn.

Thò tay vào tổ bắt chim.

Vuốt ve chú chim khi bắt được nó.

+ Tình cảm:

Hồi hộp, lo lắng khi tham gia bắt chim.

Tức giận anh Hiền vì thả chim bồng chanh đỏ về lại tổ.

+ Suy nghĩ: Đi bắt chim quý để sỏ hữu chúng.

- Khi ra đầm nước một mình sau sự kiện anh Hiền trả chim bồng chanh về tổ cũ.

+ Hành động: Lén anh Hiền đi bắt chim bồng chanh một mình.

+ Tình cảm:

Hào hứng với kế hoạch riêng.

Thương chim bồng chanh đỏ vì phải sơ tán khỏi tổ

+ Suy nghĩ: Có thể quay lại bắt chim bồng chanh đỏ.

= > Nhận xét (về sự chuyển biến của Hoài)

- Vẻ mặt nhận thức: Chú bé Hoài đã chuyển biến từ mong muốn sở hữu giống chim quý hiếm đến việc tôn trọng cuộc sống tự do của vợ chồng bồng chanh đỏ.

- Về mặt tình cảm: chú bé Hoài chuyển từ tình yêu ích kỉ đối với chim bồng chanh sang tình cảm vị tha, lo lắng, biết cầu mong điều tốt đẹp cho gia đình bồng chanh đỏ.

4. Chi tiết tiêu biểu

Chi tiết tiêu biểu

Ý nghĩa, tác dụng

Anh Hiền trả lại chim bồng chanh vào tổ sau khi bắt được.

- Thể hiện tính cách chín chắn của nhân vật, nhận thức được sự sai trái của hành động bắt chim.

- Chi tiết gây nên thái độ chống đối ngầm của Hoài, thúc đẩy sự kiện Hoài một mình đi bắt chim bồng chanh.

Anh Hiển ngăn Hoài bắt lại chim bồng chanh lần hai.

- Chi tiết cho thấy lòng nhân hậu, biết nhận sai của chú bé Hoài.

- Chi tiết hóa giải mâu thuẫn giữa hai anh em Hiền – Hoài.

Hoài thầm trò chuyện cùng với chim bồng chanh sau khi biết chúng phải bỏ tổ mà đi.

- Chi tiết thể hiện tình yêu thương của Hoài dành cho chim bồng chanh.

- Chi tiết cũng chứa đựng niềm hi vọng. Hi vọng chim bồng chanh về lại tổ cũ với cuốc sống ấm êm để hai anh em không còn ân hận vì trót phá của chúng.

Học tốt bài Bồng chanh đỏ

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Bồng chanh đỏ Ngữ văn lớp 8 hay khác:

Xem thêm tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Chân trời sáng tạo khác