Trắc nghiệm Người mẹ vườn cau (có đáp án) - Cánh diều

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Người mẹ vườn cau Ngữ văn lớp 8 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 8.

Tìm hiểu tác giả Nguyễn Ngọc Tư

Câu 1. Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sinh năm bao nhiêu?

A. 1974

B. 1975

C. 1976

D. 1977

Câu 2. Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp nào?

A. Trí thức

B. Nông dân

C. Địa chủ

D. Nô lệ

Câu 3. Đâu là quê quán của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư?

A. Xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

B. Xã Tân Đức, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

C. Xã Tam Giang, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau

D. Xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau

Câu 4. Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn, thành viên Hội?

A. Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam

B. Hội Nhà văn Việt Nam

C. Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam

D. Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam

Câu 5. Nguyễn Ngọc Tư thường viết về đề tài gì?

A. Viết về tình bạn ở đồng quê

B. Viết về xã hội Việt Nam vào những năm 40 đang xáo trộn, quằn quại trong chặng cuối của quá trình bần cùng hóa

C. Viết về phong tục tập quán của các đồng bào dân tộc thiểu số

D. Viết về sức sống bất diệt, khả năng trỗi dậy vô tận của con người

Tìm hiểu văn bản Người mẹ vườn cau

Câu 1. Ai là tác giả của văn bản “Người mẹ vườn cau”?

A. Nguyễn Ngọc Tư

B. Nguyễn Khoa Điềm

C. Thanh Tịnh

D. Thạch Lam

Câu 2. “Nội vườn cau” là:

A. Gia đình bên nội của nhân vật “tôi”

B. Một trong số những người bà của nhân vật “tôi”

C. Bên trong vườn cau

D. Tất cả đáp án trên

Câu 3. Câu nào sau đây đúng về “nội vườn cau”?

A. Bà ở một mình

B. Nhà nội nhỏ xíu, mái lá dột tong tong

C. Nội gầy gò, cười phô cả lợi

D. Tất cả đáp án trên

Câu 4. Hôm nhân vật “tôi” về thăm quê là dịp gì?

A. Giỗ một người chú

B. Đại lễ mừng thọ 80 của nội

C. Tết Nguyên Đán

D. Tết Trung thu

Câu 5. Nội dung chính của phần 1 là gì?

A. Bài kiểm tra văn khó nhằn

B. Chuyến về thăm quê khi còn nhỏ của người kể chuyện

C. Bản chất con người của người cha của nhân vật chính

D. Tất cả đáp án trên

Câu 6. Nội dung của phần (2) là gì?

A. Người cha của nhân vật “tôi” đã vươn lên tầm quốc gia, xuất hiện trên tivi

B. Chuyến thăm đầy bất ngờ của chú Biểu

C. Một tình huống khiến người cha của nhân vật “tôi” nhớ về nội vườn cau và muốn về thăm

D. Tất cả đáp án trên

Câu 7. Câu văn nào cho thấy nội vườn cau rất quan tâm đến con cháu?

A. Má tưởng con không về được, mưa gió tối trời vầy khéo cảm

B. Ba gắp thức ăn cho bà, bà gắp thức ăn cho tôi, đôn hậu bảo: “Ăn cho mau lớn, con”

C. Ba tôi cùng các chú nói chuyện huyên thuyên, toàn là chuyện ngày xưa

D. A và B đúng

Câu 8. Lời thoại của chú Biểu có mục đích gì?

A. Chê trách ba “tôi” là vong ơn phụ nghĩa, giàu rồi là quên đi quá khứ đói khổ

B. Tán dương khích lệ những gì ba “tôi” đã làm được

C. Nhắc nhở ba “tôi” phải nhớ về má mình, phải về thăm má

D. Tất cả đáp án trên

Câu 9. Đâu không phải chi tiết cho thấy nội rất yêu quý “tôi”?

A. Bà nội dẫn tôi ra vườn xem vườn cây đầy quả, đầy màu sắc

B. Bà nội nuôi cho tôi một khát khao cháy bỏng sau này sẽ trở thành một doanh nhân tầm cỡ

C. Nội ôm vào lòng, ngồi trên võng bố đưa kẽo kẹt

D. Đêm hôm ấy bà mắc mùng cho tôi ngủ, giường lạ ngủ không được

Câu 10. Tại sao lúc ban đầu “tôi” không nghĩ nội là một anh hùng?

A. Vì trong suy nghĩ của “tôi”, anh hùng phải cầm súng, cầm kiếm oai phong giết kẻ địch

B. Vì trong suy nghĩ của “tôi”, chỉ cần làm được những việc phi thường thì có thể coi là anh hùng

C. Vì “tôi” chưa bao giờ gặp nội của mình

D. Tất cả đáp án trên

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Cánh diều khác