Quang Trung đại phá quân Thanh - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 8 Cánh diều

Với tác giả, tác phẩm Quang Trung đại phá quân Thanh Ngữ văn lớp 8 Cánh diều hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Quang Trung đại phá quân Thanh.

I. Tác giả văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh

- Ngô Gia Văn Phái: một nhóm tác giả dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, trong đó hai tác giả chính là:

+ Ngô Thì Chí (1753-1788), làm quan thời Lê Chiêu Thống, viết 7 hồi đầu

+ Ngô Thì Du (1772-1840), làm quan dưới triều nhà Nguyễn, viết 7 hồi tiếp

+ Một tác giả khác cũng thuộc dòng họ Ngô Thì viết 3 hồi còn lại.

- Họ là những nhà Nho mang nặng tư tưởng trung quân, ái quốc. Ngô Thì Chí từng chạy theo Lê Chiêu Thống khi Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc lần thứ hai. Ông cũng chính là người dâng «Trung hưng sách» bàn kế để khôi phục nhà Lê và chống lại nhà Tây Sơn.

- Họ là những cây bút trung thực và có tư tưởng tiến bộ. Họ đã phản ánh được một cách chân thực, sống động những sự kiện lịch sử dân tộc trong khoảng ba mươi năm cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX.

Quang Trung đại phá quân Thanh - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 8 Cánh diều

II. Tìm hiểu tác phẩm Quang Trung đại phá quân Thanh

1. Thể loại

Quang Trung đại phá quân Thanh thuộc thể loại tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết lịch sử, viết bằng chữ Hán theo lối chương hồi, gồm 17 hồi.

- Quang Trung đại phá quân Thanh được sáng tác trong một khoảng thời gian dài từ cuối triều Lê sang đầu triều Nguyễn (cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX), ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê, đồng thời ca ngợi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ lãnh đạo.

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh có phương thức biểu đạt là tự sự.

4. Người kể chuyện

Văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh được kể theo ngôi thứ ba.

5. Bố cục văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh

- Từ đầu đến … năm Mậu Thân (1788): Quang Trung chuẩn bị tiến quân ra Bắc

- Tiếp đến kéo vào thành: Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.

- Còn lại: Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.

6. Giá trị nội dung

Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

7. Giá trị nghệ thuật

Tác phẩm nổi bật là một tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán với cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự kiện, khắc họa nhân vật chủ yếu qua hành động, lời nói, kể chuyện xen miêu tả sinh động và cụ thể, gây ấn tượng mạnh.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Quang Trung đại phá quân Thanh

1. Bối cảnh lịch sử

- Thời kì xã hội phong kiến khủng hoảng trầm trọng, Lê Chiêu Thống dẫn quân Thanh về nước, Quang Trung kéo quân ra Bắc đánh tan hơn 20 vạn quân Thanh.

Quang Trung đại phá quân Thanh - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 8 Cánh diều

2. Hình tượng người anh hùng Quang Trung

a. Chuẩn bị lực lượng tiến quân ra Bắc

* Khi nhận được tin cấp báo:

- Nhận được tin giặc chiếm Thăng Long thì “giận lắm”,”định thân chinh cầm quân đi ngay”.

- Chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm rất nhiều việc lớn:

+ Tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế để “chính vị hiệu”,’giữ lấy lòng người”.

+ Tự mình “đốc suất đạo binh” ra Bắc.

+ Tìm gặp người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp để hỏi.

=> Mạnh mẽ, quyết đoán và có lòng yêu nước.

*Khi đến Nghệ An:

- Tuyển mộ quân sĩ và “mở cuộc duyệt binh lớn” ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ.

- Trong lời phủ dụ quân sĩ ở Nghệ An:

+ Nguyễn Huệ đã khẳng định chủ quyền của dân tộc (“đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng”) và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của quân Thanh, nêu bật dã tâm của chúng(“bụng dạ ắt khác…cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải”)

+ Nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

+ Kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực, ra kỉ luật nghiêm.

=> Sáng suốt, nhạy bén trước thời cuộc.

*Khi đến Ninh Bình:

+ Ông rất hiểu tướng sĩ, hiểu tường tận năng lực của bề tôi, khen chê đúng người đúng việc.

+ Mới khởi binh, chưa lấy được tấc đất nào, vậy mà Quang Trung đã tuyên bố chắc nịch “phương lược tiến đánh đã có sẵn”, “Chẳng qua mươi ngay có thể đuổi được người Thanh”.

+ Biết trước kẻ thù “lớn gấp mười nước mình”, bị thua một trận “ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù” khiến việc binh đao không bao giờ dứt nên Nguyễn Huệ còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau chiến thắng để có thời gian “yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng”, làm cho nước giàu quân mạnh.

=> Sáng suốt, nhạy bén trong xét đoán bề tôi và ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.

*Nhận xét:

- Ngày 25 tháng Chạp xuất quân từ Phú Xuân(Huế), ngày 29 đã tới Nghệ An, vượt khoảng 350km qua núi, qua đèo. Đến Nghệ An, vừa tuyển quân, tổ chức đội ngũ, vừa duyệt binh, chỉ trong vòng một ngày. Hôm sau, tiến quân ra Tam Điệp (cách khoảng 150km). Và đêm 30 tháng Chạp đã “lập tức lên đường”, tiến quân ra Thăng Long. Mà tất cả đều là đi bộ. Vừa hành quân, vừa đánh giặc mà vua Quang Trung định kế hoạch chỉ trong vòng 7 ngày, mồng 7 tháng Giêng sẽ vào ăn Tết ở Thăng Long. Trên thực tế, đã thực hiện kế hoạch sớm hai ngày: trưa mồng 5 đã vào Thăng Long.

- Hành quân xa liên tục như vậy, thường quân đội sẽ mệt mỏi, rã rời, nhưng nghĩa binh Tây Sơn “cơ nào đội ấy vẫn chỉnh tề”,”từ quân đến tướng, hết thảy cả năm đạo quân đều vâng mệnh lệnh, một lòng một chí quyết chiến quyết thắng”. 

b. Trong các trận đánh

- Trận đánh Sông Gián: Bắt sống toàn bộ bọn nghĩa binh cùng quân Thanh đi do thám mà vẫn giữ được bí mật.

- Trận đánh Hà Hồi: Đánh nghi binh: bí mật bao vây kín làng, bắc loa truyền gọi,địch sợ hãi xin hàng.

- Trận đánh Ngọc Hồi: Quang Trung trực tiếp chỉ huy.Vua cưỡi voi đi đốc thúc, quân dàn trận chữ nhất, đánh giáp lá cà. Bao vây đường rút lui của giặc, cho voi giày đạp.

=> Vị tướng có tài điều binh khiển tướng. Cách đánh bí mật, bất ngờ, biến hóa, nhanh gọn khiến kẻ thù trở tay không kịp Tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên

2. Số phận bọn bán nước và cướp nước

- Lê Chiêu Thống:

+ Rước quân Thanh về nước.

+ Vua quan cùng đưa Thái hậu chạy trốn theo.

+ Nhờ viên thổ hào cho ăn, ở.

+ Đến cửa ải: nhìn nhau chảy nước mắt.

=> Hèn nát, bạc nhược, chuốc lấy thất bại bi đát.

- Tôn Sĩ Nghị:

* Khi tiến vào nước ta:

-Vào Thăng Long như vào chỗ không người.

- Quân lính thả sức cướp bóc, ức hiếp dân ta.

* Khi quân Tây Sơn đánh:

- Rụng rời sợ hãi, xin hàng.

- Bỏ chạy tán loạn.

- Sầm Nghi Đống thắt cổ chết.

Tôn Sĩ Nghị chạy trốn. Tướng bất tài,vô dụng.

=> Bất tài, vô dụng và hèn nhát, chuốc lấy thất bại thảm hại.

Học tốt bài Quang Trung đại phá quân Thanh

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Quang Trung đại phá quân Thanh Ngữ văn lớp 8 hay khác:

Xem thêm tóm tắt tác giả - tác phẩm Ngữ Văn lớp 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Cánh diều khác