Soạn bài Ôn tập phần tiếng việt (tiếp theo)



Soạn bài Ôn tập phần tiếng việt (tiếp theo)

Bài 1 (trang 193 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Từ đồng nghĩa là những từ có nét nghĩa gần giống nhau hoặc giống nhau. Từ đồng nghĩa có hai loại:

     + Đồng nghĩa hoàn toàn

     + Đồng nghĩa không hoàn toàn

- Hiện tượng từ đồng nghĩa ra đời nhằm đắp ứng nhu cầu biểu thị các sự vật, hoạt động, tính chất trong những biểu hiện phong phú, sinh động, đa dạng, nhiều màu vẻ của nó trong thực tế khách quan

Bài 2 (trang 193 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Từ trái nghĩa là những từ có nét nghĩa trái ngược nhau

Bài 3 (trang 193 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Từ bé:

     + Trái nghĩa ( to, lớn, đồ sộ, vĩ đại, khổng lồ…)

     + Đồng nghĩa ( nhỏ, xíu…)

- Từ thắng:

     + Đồng nghĩa: thành công, được cuộc, thành đạt…

     + Trái nghĩa: thua, thất bại…

- Từ chăm chỉ

     + Đồng nghĩa: siêng năng, cần cù, chịu khó, cần mẫn…

     + Trái nghĩa: lười biếng, lười nhác, đại lãn…

Bài 4 (trang 193 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Từ đồng âm là những từ có âm đọc giống nhau nhưng khác nhau về nghĩa.

Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa

     + Trong từ nhiều nghĩa có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, tính chất, hoạt động, trong đó các từ đó có mối quan hệ với nhau

     + Từ đồng âm các từ vốn hoàn toàn khác nhau, không có quan hệ về mặt ý nghĩa

Bài 5 (trang 193 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Thành ngữ là những cụm từ cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của những từ nó tạo nên nhưng thông thường qua một số phép chuyển nghĩa như so sánh, ẩn dụ

- Thành ngữ thường có giá trị tương đương với từ vì thế nó có thể giữ nhiệm vụ như từ, chủ ngữ, vị ngữ, làm phụ ngữ trong câu

Bài 6 (trang 193 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Trăm trận trăm thắng

- Nửa tin nửa ngờ

- Lá ngọc cành vàng

- Miệng nam mô bụng bồ dao găm

Bài 7 (trang 194 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Đồng không mông quạnh

- Còn nước còn tát

- Con dại cái mang

- Giàu nứt đố đổ vách

Bài 8 (trang 194 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Điệp ngữ là sự lặp lại từ ngữ làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ

- Điệp ngữ nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp

Bài 9 (trang 194 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

Ví dụ:

Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ

(Tú Mỡ)

- Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 ngắn gọn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:




Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học