Soạn bài Điệp ngữ



Soạn bài Điệp ngữ

I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ

1. Ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ Tiếng gà trưa

- Khổ thơ đầu lặp từ “nghe”

- Khổ cuối lặp từ “vì”

2. Lặp đi lặp lại từ ngữ có ý nhấn mạnh tình cảm, tâm tư của người lính khi nghe thấy âm thanh quen thuộc- tiếng gà. Từ đó những kỉ niệm từ thời thơ ấu ùa về.

- Lặp lại từ “vì” với mục đích nhấn mạnh nguyên nhân tạo động lực để người lính cầm súng chiến đấu.

II. Các dạng điệp ngữ

Điệp ngữ có các dạng: điệp cách quãng, điệp nối tiếp, điệp vòng.

- Khổ thơ thứ nhất hình thức điệp cách quãng các từ “nghe”

a, Điệp nối tiếp cụm từ “thương em”

b, Điệp vòng (từ “ngàn dâu”, “thấy”)

II. Luyện tập

Bài 1 (trang 153 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Điệp ngữ: một dân tộc đã gan góc, dân tộc đó phải được

→ Tác dụng nhấn mạnh tinh thần đấu tranh của dân tộc đòi tự do, độc lập

- Điệp ngữ đi cấy → Nhấn mạnh sự khác biệt hành động đi cấy của mình với người khác.

- Điệp ngữ trông

→ Nhấn mạnh những mối lo, sự quan sát của những người lao động mong muốn vụ mùa bội thu

Bài 2 (trang 153 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Điệp “xa nhau”: cách quãng.

- Điệp “một giấc mơ”: chuyển tiếp (vòng).

Bài 3 (Trang 153 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Việc lặp lại một số từ trong đoạn văn dưới không mang lại giá trị nghệ thuật lại khiến câu trở nên rườm rà, lủng củng.

Sửa: Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Trên mảnh vườn ấy , em trồng rất nhiều loài hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng và cả hoa lay ơn. Nhân ngày Phụ nữ quốc tế, em hái hoa ở vườn sau nhà tặng mẹ và chị em…

Bài 4 (Trang 153 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Let-xinh từng nói rằng: “ Giá trị của con người không ở chân lí người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở hữu, mà ở chỗ gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi tìm chân lí” gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ về thành công và thất bại. Như vậy giá trị của con người nằm ở những nỗ lực, cố gắng người đó tìm kiếm trong quá trình hướng tới cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống. Chỉ khi con người biết vượt qua những khó khăn khi đó những phẩm chất tốt đẹp mới được bộc lộ. Đó có thể là sự chăm chỉ, cũng có thể là lười nhác. Đó có thể là can đảm, cũng có thể là hèn nhát, có thể là năng động, sáng tạo cũng có thể là thụ động…Vì vậy, khẳng định giá trị của bản thân chính là việc bền bỉ tìm ra chân lý bằng nỗ lực, cố gắng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 ngắn gọn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:




Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học