Top 15 Tóm tắt Con hổ có nghĩa (hay, ngắn nhất) - Kết nối tri thức
Với tóm tắt Con hổ có nghĩa Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, ngắn nhất giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm bài Con hổ có nghĩa lớp 7.
- Tóm tắt Con hổ có nghĩa - Mẫu - Mẫu 1
- Tóm tắt Con hổ có nghĩa - Mẫu - Mẫu 2
- Tóm tắt Con hổ có nghĩa - Mẫu - Mẫu 3
- Tóm tắt Con hổ có nghĩa - Mẫu - Mẫu 4
- Tóm tắt Con hổ có nghĩa - Mẫu - Mẫu 5
- Tóm tắt Con hổ có nghĩa - Mẫu - Mẫu 6
- Tóm tắt Con hổ có nghĩa - Mẫu - Mẫu 7
- Tóm tắt Con hổ có nghĩa - Mẫu - Mẫu 8
- Tóm tắt Con hổ có nghĩa - Mẫu - Mẫu 9
- Tóm tắt Con hổ có nghĩa (các mẫu khác)
- Để học tốt bài Con hổ có nghĩa
- Tác giả tác phẩm Con hổ có nghĩa
Tóm tắt Con hổ có nghĩa - Mẫu 1
Câu chuyện thứ nhất : Hổ cái đau đẻ, hổ đực đi tìm bà đỡ Trần ở huyện Đông Triều. Bà đỡ cho hổ cái uống thuốc, xoa bóp bụng và giúp hổ đẻ được. Hổ đực mừng rỡ và đền ơn bà cục bạc.
Câu chuyện thứ hai: Bác tiểu mỗ ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Để tạ ơn, hổ đền ơn bác cả khi sống và khi chết.
Tóm tắt Con hổ có nghĩa - Mẫu 2
Truyện kể về hai có hổ có nghĩa: Con đực đền ơn bà đỡ Trần mười lạng bạc vì bà đã cứu hổ cái qua một cơn đẻ khó. Hổ trán trắng được bác tiều phu gỡ giúp khúc xương mắc ngang họng. Sau đó, nó tha một con nai đến trước nhà để tạ ơn. Hơn mười năm sau, bác tiều phu qua đời, nó đến tận mộ để đưa tiễn ân nhân. Hằng năm, cứ đến ngày giỗ bác tiều phu. Hổ trán trắng lại đưa dê hoặc lợn đến trước nhà bác
Tóm tắt Con hổ có nghĩa - Mẫu 3
Trong truyện thứ nhất, bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ nên được hổ biếu cục bạc, lại còn đưa ra tận cửa rừng. Trong truyện thứ hai, bác tiều gỡ xương cho hổ, hổ không những biếu bác nai mà khi bác mất còn về viếng, mỗi ngày giỗ còn đem thú rừng đến biếu gia đình bác.
Bà đỡ Trần nửa đêm bị hổ cõng đi, tưởng bị hổ ăn thịt, té ra là hổ nhờ bà giúp hổ cái sinh con. Hổ biếu bà cục bạc, tiễn bà ra tận cửa rừng. Bác tiều phu sau khi gỡ xương cho hổ, chỉ nói chơi rằng: "Hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé", không ngờ hổ mang nai đến thật, lại còn đến viếng và nhớ đến bác mỗi khi đến ngày giỗ. Đó là những chi tiết hay, thú vị, có tính chất gợi mở cho câu chuyện.
Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn bà đỡ Trần có một lần, con hổ thứ hai mang ơn nghĩa và trả nghĩa suốt đời, ngay cả khi bác tiều đã mất.
Tóm tắt Con hổ có nghĩa - Mẫu 4
Có bà đỡ người họ Trần huyện Đông Triều được một con hổ cõng vào rừng trong một đêm. Ban đầu, bà sợ lắm. Nhưng khi thấy hổ đực nhỏ nước mắt vào tay mình thì bà nhận ra hổ cái đang đau bụng, cần phải sinh ra con ngay. Sẵn có thuốc, bà liền hòa với nước sông và cho hổ cái uống. Hổ cái đẻ được con. Hổ đực mừng rữ, hổ cái thì nằm bẹp xuống. Hổ đực liền đào từ đất lên một cục bạc, tặng bà đỡ Trần và tiễn bà về. Khi bà về đến làng, hổ liền gầm một tiếng. Năm đó là năm mất mùa, nhưng nhờ có cục bạc mà bà qua khỏi năm đó
Tóm tắt Con hổ có nghĩa - Mẫu 5
Bà đỡ Trần người huyện Đông Triều được con hổ cõng vào rừng lúc nửa đêm. Tới nơi, bà giúp hổ cái sinh con trong lúc hổ cái sinh nở khó khăn. Hổ đực mừng rỡ, đào lên một cục bạc tặng bà. Nhờ có số bạc ấy bà sống qua được năm mất mùa đói kém.
Bác tiều ở huyện Lạng Giang giúp hổ móc chiếc xương mắc trong vòm họng. Để tạ ơn, hổ biếu bác con nai. Hơn mười năm sau, bác tiều mất, hồ về viếng. Mỗi lần giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê lợn về cho gia đình bác.
Tóm tắt Con hổ có nghĩa - Mẫu 6
1. Một đêm, bà đỡ Trần được một con hổ cõng đi. Tới rừng,bà thấy hổ cái đang đau đẻ nên đã đỡ đẻ hộ. Hổ đực biết ơn, trả ơn bà bằng một cục bạc và đưa bà về.
2. Người kiếm củi tên Mỗ đang bổ củi thấy một con hổ hóc xương liền mạnh dạn gỡ giúp. Hổ nhớ ơn và trả ơn, tới tận khi bác mất, ngày giỗ nào hổ cũng đưa dê lợn đến.
Tóm tắt Con hổ có nghĩa - Mẫu 7
Truyện Con hổ có nghĩa xoay quanh hai câu chuyện:
Truyện thứ nhất: Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nọ có một con hổ đến cõng bà vào rừng. Tới nơi hổ thả bà xuống. Bà thấy một con hổ cái đang chuyển dạ. Bà lấy thuốc hòa hòa vào nước suối cho uống, lại xoa bóp bụng hổ. Hổ cái đẻ được, hổ được mừng rỡ đùa giỡn với con. Hổ đực lấy chân đào lên một cục bạc biếu bà rồi tiễn bà ra khỏi rừng. Năm ấy, mất mùa, đói kém, nhờ có số bạc ấy bà mới sống qua được.
Truyện thứ hai: Bác tiều tên mỗ là người kiếm củi ở huyện Lạng Giang. Một lần đi kiếm củi, bác thấy một con hổ bị móc xương. Bác thò tay vào cổ họng hổ và lấy ra một chiếc xương bò to như cánh tay. Để báo ơn, hổ biếu bác con nai. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Về sau, mỗi lần giỗ bác, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều.
Tóm tắt Con hổ có nghĩa - Mẫu 8
Truyện Con hổ có nghĩa gồm hai câu chuyện về loài hổ.
Truyện thứ nhất: Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm nọ được hổ cõng vào rừng. Đến nơi bà thấy một con hổ cái đang sinh nở rất khó khăn bèn giúp hổ cái sinh con trót lọt. Hổ đực mừng rỡ đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc của hổ mà bà sống qua được năm mất mùa đói kém.
Truyện thứ hai: Bác tiều ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Để tạ ơn, hổ biếu bác một con nai. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Từ đó, mỗi lần giỗ bác, hổ lại đưa dê hoặc lợn về biếu gia đình bác.
Tóm tắt Con hổ có nghĩa - Mẫu 9
Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều giúp đỡ đẻ một con hổ trong rừng sâu. Rồi hổ trả bà một cục bạc, đỡ đần bà năm khó khăn đói kém. Một bác tiều phu đang bổ củi trên núi gặp con hổ bị hóc xương liên giúp đỡ lấy xương ra. Hổ cảm tạ bác tiều phu, đến lúc chết vẫn đến thăm.
Tóm tắt Con hổ có nghĩa - Mẫu 10
Bà đỡ Trần vì một lần giúp đỡ hổ cái sinh con trong rừng mà được hổ đực trả ơn bằng mười lạng bạc, nhờ đó mà bà đỡ Trần sống sót qua năm mất mùa, đói kém.
Một người tiều phu ở Lạng Giang giúp con hổ nhổ thoát chết nhờ hành động nhổ chiếc xương đang bị hóc trong cổ họng của hổ. Để trả ơn, hổ đã biếu bác một con nai trong sân nhà. Khi bác tiều mất, hổ đến mộ thăm viếng, từ ấy về sau mỗi lần đến ngày giỗ của bác tiều, hổ sẽ mang lợn, dê đến biếu gia đình bác.
Tóm tắt Con hổ có nghĩa - Mẫu 11
Con hổ đực đền ơn bà đỡ Trần mười lạng bạc vì bà đã cứu hổ cái qua một cơn đẻ khó. Nhờ có bạc của hổ mà bà đỡ Trần sống qua thời kì đói kém, mất mùa.
Hổ trán trắng được bác tiều phu gỡ giúp khúc xương mắc ngang họng. Sau đó, nó tha một con nai đến trước nhà để tạ ơn. Hơn mười năm sau, bác tiều phu qua đời, nó đến tận mộ để đưa tiễn ân nhân. Hằng năm, cứ đến ngày giỗ bác tiều phu. Hổ trán trắng lại đưa dê hoặc lợn đến trước nhà bác
Tóm tắt Con hổ có nghĩa - Mẫu 12
Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nọ bà nghe tiếng gõ cửa, mở cửa nhìn ra không thấy ai, bỗng nhiên có một con hổ lao tới cõng bà đi. Ban đầu bà rất hoảng sợ. Tới nơi, hổ đực cầm tay bà và nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kĩ hổ cái như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp sinh. Bà đỡ Trần liền giúp đỡ hổ cái đẻ con. Hổ đực tặng bà một cục bạc và tiễn bà về nhà. Nhờ có số bạc đó mà năm ấy mất mùa đói kém bà mới sống được.
Người kiếm củi tên mỗ ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi, thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt mới vác búa đến xem. Thì ra một con hổ trắng đang bị mắc xương, bác liền giúp nó gỡ chiếc xương ra giúp hổ. Sáng sớm hôm sau, bác tiều thức dậy đi ra cửa thì thấy một con nai chết nằm ở đó. Hơn mười năm sáu bác tiều chết, khi chôn cất con hổ ngày nào bỗng xuất hiện trước mộ nhảy nhót. Mọi người thấy vậy chạy mất, từ xa họ nhìn thấy con hổ dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy vài vòng quanh quan tài rồi đi.
Tóm tắt Con hổ có nghĩa - Mẫu 13
Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nghe tiếng gõ cửa, bà mở cửa nhìn thì chẳng thấy ai. Một lát, có con hổ chợt lao tới cõng bà đi. Tới nơi, hổ thả bà xuống. Hổ đực cầm tay bà nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kĩ bụng hổ cái như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp đẻ. Sẵn có thuốc mang theo trong túi, bà liền hoà với nước suối cho uống, lại xoa bóp bụng hổ. Lát sau, hổ đẻ được. Hổ đực tặng bà một cục vàng và tiễn bà ra khỏi rừng. Năm ấy mất mùa, đói kém, nhờ có số bạc ấy mà bà mới sống qua được.
Huyện Lạng Giang có người tiều phu đang kiếm củi. Từ xa thấy cây cỏ lay động không ngớt mới vác búa đến xem. Bác thấy một con hổ trán trắng, cúi đầu cào bới đất, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lấy chân móc họng. Bác tiều uống rượu lấy an đảm rồi đến giúp hổ. Một đêm nọ, nghe cửa ngoài có tiếng gầm dài mà sắc. Sớm hôm sau, có một con nai chết ở đó. Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhảy nhót. Những người đưa đám bỏ chạy cả. Từ xa, nhìn thấy hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Từ đó về sau, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều.
Tóm tắt Con hổ có nghĩa - Mẫu 14
Một đêm nọ, hổ cái sắp sinh con nhưng lại bị khó sinh. Hổ đực liền chạy đến nhà bà đỡ Trần để nhờ giúp đỡ. Ban đầu, bà đỡ Trần sợ chết khiếp và ngất đi. Khi tỉnh dậy, thấy hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm gai góc thì dùng chân trước rẽ lối chạy vào rừng sâu. Hổ đực luôn bảo vệ bà đỡ Trần khỏi những nguy hiểm trong rừng. Khi đến nơi, bà đỡ Trần nhìn thấy một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất; bà cho là hổ định ăn thịt mình thì run sợ không dám nhúc nhích. Lúc sau, hổ đực cầm tay bà nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kỹ bụng hổ cái thì thấy động đậy, biết là hổ sắp sinh đẻ. Sẵn có thuốc, bà liền hòa với nước suốt cho uống, lại xoa bóp bụng hổ.
Người kiếm củi ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngới mới vác búa đến xem. Thấy một con hổ trắng, cúi đầu cào bới đất, nhảy lên vật xuống thỉnh thoảng lấy chân móc họng, mở miệng nhe răng, máu me, nhớt dãi trào ra. Nhìn kỹ thì thấy khúc xương mắc ngang họng.Bác tiều uống rượu say mạnh bạo tiến đến bảo hổ: “Cổ họng người đau lắm đúng không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương cho”. Hổ nằm xuống, há miệng và nhìn bác tiều cầu cứu. Bác tiều thò tay vào lấy xương khỏi cổ họng.
Để học tốt bài học Con hổ có nghĩa lớp 7 hay khác:
Tác giả - tác phẩm: Con hổ có nghĩa
I. Tác giả văn bản Con hổ có nghĩa
- Vũ Trinh (1759-1818)
- Tự là Duy Chu, hiệu là Nguyên Hanh Lan Trì Ngư Giả.
- Quê: trấn Kinh Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh)
- Ông đỗ hương cống năm 17 tuổi, làm quan cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn
II. Tìm hiểu tác phẩm Con hổ có nghĩa
1. Thể loại:
Con hổ có nghĩa thuộc thể loại truyện trung đại Việt Nam
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
Tác phẩm Con hổ có nghĩa được trích từ tập “Lan trì kiến văn lục”.
3. Phương thức biểu đạt :
Văn bản Con hổ có nghĩa có phương thức biểu đạt là tự sự.
4. Người kể chuyện :
Văn bản Con hổ có nghĩa được kể theo ngôi thứ ba
5. Tóm tắt văn bản Con hổ có nghĩa:
- Câu chuyện thứ nhất: Hổ cái đau đẻ, hổ đực đi tìm bà đỡ Trần ở huyện Đông Triều. Bà đỡ cho hổ cái uống thuốc, xoa bóp bụng và giúp hổ đẻ được. Hổ đực mừng rỡ và đền ơn bà cục bạc.
- Câu chuyện thứ hai: Bác tiểu mỗ ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Để tạ ơn, hổ đền ơn bác cả khi sống và khi chết.
6. Bố cục bài Con hổ có nghĩa:
Con hổ có nghĩa có bố cục gồm 2 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến “bà mới sống qua được”): Câu chuyện của con hổ với bà Trần
- Phần 2 (còn lại): Câu chuyện của con hổ với bác tiều phu
7. Giá trị nội dung:
Truyện “Con hổ có nghĩa” thuộc loại truyện hư cấu, truyện nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo lí làm người
8. Giá trị nghệ thuật:
- Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người
- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa,…
Xem thêm tóm tắt các tác phẩm Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT