Một số câu tục ngữ Việt Nam - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức
Với tác giả, tác phẩm Một số câu tục ngữ Việt Nam Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Một số câu tục ngữ Việt Nam gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật dàn ý.
I. Tác giả văn bản Một số câu tục ngữ Việt Nam
- Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền đạt, thường gieo vần lưng.
- Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội loài người , hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.
- Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân sáng tác; ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.
- Tác giả: Tục ngữ là sáng tác của nhân dân, hay còn gọi là tác giả dân gian.
II. Tìm hiểu tác phẩm Một số câu tục ngữ Việt Nam
1. Thể loại:
Văn bản thuộc thể loại tục ngữ
2. Bố cục bài Một số câu tục ngữ Việt Nam:
Một số câu tục ngữ Việt Nam có bố cục gồm 2 phần:
+ Phần 1: 8 câu tục ngữ đầu : Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
+ Phần 2: Còn lại: Tục ngữ về con người và xã hội
3. Giá trị nội dung:
Một số câu tục ngữ Việt Nam đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất cũng như tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.
4. Giá trị nghệ thuật:
- Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp
- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ
- Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung
- Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ
- Sử dụng từ và câu có nhiều ý nghĩa
- Nội dung hàm súc, cô đọng
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Một số câu tục ngữ Việt Nam
1. Câu 1
- Nghệ thuật:
+ Hai vế câu đối nhau
+ Kết cấu: nhân – quả
- Bài học kinh nghiệm:
+ Miền Bắc nước ta có bão vào khoảng thời gian có gió heo may (gió se se lạnh), thường từ tháng 6 đến tháng 8, và bão mạnh dần lên, tháng bảy ta (tháng 7 âm lịch) trùng với tháng 8 (hay trong khoảng thời gian này) tháng 7 (âm lịch).
+ Hiện tượng này nghĩa là có độ ẩm cao kết hợp với hiện tượng chuồn chuồn bay hàng đàn ra khỏi tổ thì theo kinh nghiệm dân gian chắc tới 90% là có bão.
2. Câu 2
- Nghệ thuật:
+ Hai vế câu đối nhau
- Bài học kinh nghiệm: Kinh nghiệm dự đoán thời tiết của ông cha ta, nếu thấy từng đàn kiến cánh rời tổ bay ra, rất có thể những cơn mưa, bão lớn sắp tới.
3. Câu 3
- Nghệ thuật:
+ Hai vế câu đối nhau
+ Điệp ngữ: “Mây kéo”
+ Kết cấu: nhân – quả
- Bài học kinh nghiệm:
+ Vào mùa Đông có gió đồng bằng khi gió này thổi vào Bắc Trung Bộ hay đồng bằng sông Hồng, từ biển vào đồng bằng sông Hồng hay vào Bắc Trung Bộ thì mang theo nhiều hơi nước hình thành những đám mây lớn cho mưa (mây kéo lên ngàn - tức là lên núi - vì BTB liền với Trường Sơn).
+ Còn vào mùa hè, gió TN khi từ Lào xuống sẽ ra biển Đông và mang theo không khí khô (đã trút hết mưa bên Tây Trường Sơn) vì thế thấy mây kéo từ núi xuống ra bể (biển) thì sẽ nắng khô.
4. Câu 4
- Nghệ thuật: cách nói thậm xưng, sử dụng phép đối
⇒ Phản ánh hiện tượng trong tự nhiên: tháng năm ngày dài, đêm ngắn còn tháng mười ngày ngắn, đêm dài
- Bài học kinh nghiệm: Đêm tháng năm và ngày tháng mười rất ngắn, vì vậy, phải chủ động sắp xếp công việc cho hợp lí
5. Câu 5
- Nghệ thuật: Phép đối, vần lưng
- Bài học kinh nghiệm: Ngày nắng thì cảm thấy buổi trưa đến sớm hơn vì thời tiết nóng bức, ngột ngạt. Ngày mưa trời âm u nên tối sớm. Đây là cách dùng câu nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
6. Câu 6
- Nghệ thuật:
+ Gieo vần lưng
+ Liệt kê
- Nội dung:
+ Trong sản xuất nông nghiệp, bốn yếu tố nước, phân, sự chăm chỉ, chịu khó và giống đều rất quan trọng, giữa chúng có mối quan hệ mật thiệt với nhau. Trong đó, nước là yếu tố quan trọng nhất, tiếp đó là phân, sự chăm chỉ và cuối cùng là giống
+ Khuyên con người ta trong lao động sản xuất cần đảm bảo bốn yếu tố nếu trên để mùa màng bội thu
7. Câu 7
- Nghệ thuật: Phép đối
- Bài học kinh nghiệm: Kinh nghiệm lao động và sản xuất: Kinh nghiệm về thời tiết liên quan đến cây trồng đặc thù. Khi thời tiết nắng nóng thì sẽ thích hợp để trồng dưa, còn khi thời tiết mưa nhiều đất ẩm thì sẽ thích hợp để trồng lúa nước.
8. Câu 8
- Nghệ thuật: Phép đối
- Bài học kinh nghiệm: Kinh nghiệm lao động và sản xuất: Chăn tằm thu hoạch có lời hơn làm ruộng rất nhiều.
9. Câu 9
- Nghệ thuật: Phép đối, gieo vần lưng
- Nội dung:
+ Coi trọng mạng sống con người, còn con người là còn tất cả (mạng sống con người quý báu như đống vàng).
+ Con người chính là tài sản lớn nhất mà không có bất cứ của cải, tiền bạc nào có thể đổi được. Có con người thì vật chất, hay hiện tượng thiên nhiên mới thật sự có giá trị.
10. Câu 10
- Nghệ thuật: tiểu đối ngắn gọn, ẩn dụ
+ Đói, rách: sự khó khăn, vất vả thiếu thốn trong cuộc sống
+ Sạch, thơm: những điều con người cần phải đạt được, phải giữ gìn, vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn
- Câu tục ngữ khuyên con người dù khó khăn, vất vả, thiếu thốn vẫn phải sống cho thanh sạch, cao đẹp, vẫn luôn phải giữ gìn phẩm chất cao đẹp của mình.
⇒ Giáo dục con người có lòng tự trọng
11. Câu 11
- Câu tục ngữ khẳng định vai trò, công lao to lớn của người thầy đối với mỗi người: không được sự dạy dỗ của thầy thì không thể thành công trong bất cứ việc gì, trong sự học của mỗi người không thể thiếu sự quan tâm, chỉ abro của thầy
- Khuyên nhủ mỗi người cần phải biết kính trọng, biết ơn thầy và tìm đến thầy để học hỏi thêm nhiều điều hay, lẽ phải
12. Câu 12
- Nghệ thuật: so sánh. Câu tục ngữ với hai vế câu so sánh. Hai vế câu bổ sung ý nghĩa cho nhau – vừa nhấn mạnh việc học thầy, vừa nhấn mạnh việc học bạn
- Nội dung: Câu tục ngữ đề cao việc học hỏi bạn bè của mỗi người
13. Câu 13
- Đây là câu tục ngữ có ý nhắc nhở và khuyên nhủ của người xưa về cách sống và làm việc ở đời.
+ “Lành nghề” là từ ngữ ý chỉ sự thành thạo, giỏi giang đối với một công việc, một ngành nghề hay rộng hơn là một lĩnh vực nào đó.
+ “Nề” là không né tránh, không ngại, cố gắng và chịu khó.
+ “Học hỏi” là việc tiếp thu, học tập và rèn luyện để trau dồi vốn tri thức, nâng cao năng lực của bản thân.
14. Câu 14
- Nghệ thuật: ẩn dụ
- Nội dung: Câu tục ngữ khuyên con người khi được hưởng thành quả thì cần phải biết ơn, nhớ tới công lao của người đã giúp đỡ mình
15. Câu 15
- Nghệ thuật: đối lập, ẩn dụ
+ Một cây: sự đơn độc, một mình
+ Ba cây: chỉ sự đoàn kết, liên kết với nhau
- Câu tục ngữu khuyên con người cần phải sống đoàn kết với nhau bởi lẽ đoàn kết thì sẽ thành công còn nếu chia rẽ, sống đơn lử thì sẽ khó có thể làm nên việc gì
Học tốt bài Một số câu tục ngữ Việt Nam
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Một số câu tục ngữ Việt Nam Ngữ văn lớp 7 hay khác:
Xem thêm tóm tắt tác giả - tác phẩm Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT