Top 30 Suy nghĩ về câu tục ngữ Một điều nhịn chín điều lành (hay nhất)

Tổng hợp trên 30 bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Một điều nhịn chín điều lành" hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Một điều nhịn chín điều lành - mẫu 1

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta không khỏi xảy ra những tranh cãi, quan điểm trái chiều nhau. Tuy nhiên, mỗi người lại có một cách giải quyết, xử lí những quan điểm trái chiều đó một cách khác nhau. Để khuyên nhủ con người ta không nên nóng giận dù có chuyện gì xảy ra, người xưa đã có câu: “Một điều nhịn, chín điều lành”.

Khi chúng gặp sự nóng nảy của người khác; bị người khác đối xử không tốt hoặc cố ý làm hại mình thì không nên làm lớn chuyện hoặc phản kháng quá mức mà nên chọn cách im lặng để bình tĩnh và nghĩ cách giải quyết êm đẹp, ấy chính là “một điều nhịn”. Chín điều lành mang ý nghĩa chỉ sự bình yên, an lành. Câu nói khuyên nhủ con người ta: trước sự nóng giận, nông nổi của người khác, cần biết kiềm chế bản thân mình để tránh những hậu quả không hay và giữ cho mọi thứ bình yên.

Mỗi con người khi biết nhẫn nhịn sẽ làm chủ được tình huống, làm chủ được mối quan hệ từ đó giúp mọi chuyện đi theo hướng tốt đẹp hơn. Không phải ai cũng biết nhường nhịn nên người biết nhường nhịn là người có bản lĩnh và xứng đáng được người khác tôn trọng. Trong cuộc sống, nếu chúng ta không có tính nhường nhịn thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả không hay xảy ra. Những cuộc cãi vã, xô xát sẽ trở thành bạo lực và làm rạn nứt tình cảm con người. Nhường nhịn là một đức tính tốt đẹp mà mỗi con người nên rèn luyện.

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn nhiều người sống với bản ngã, tính hiếu thắng của mình, nóng nảy, tức giận trong mọi trường hợp; sẵn sàng cãi vã đến cùng để dành phần thắng. Tính cách này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường với chính người đó và những người này đáng bị chỉ trích, phê phán.

Mỗi con người được tự lựa chọn cho mình cách sống, cách cư xử với người khác. Hãy luôn bình tĩnh trong mọi trường hợp, suy nghĩ kĩ càng trước khi nói và hành động để sau này không phải hối tiếc với những gì bản thân mình đã làm ra.

Dàn ý Suy nghĩ về câu tục ngữ Một điều nhịn chín điều lành

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ “Một điều nhịn chín điều lành”.

2. Thân bài

a. Giải thích

- “Một điều nhịn” khi gặp sự nóng nảy của người khác; bị người khác đối xử không tốt hoặc cố ý làm hại mình thì không nên làm lớn chuyện hoặc phản kháng quá mức mà nên chọn cách im lặng để bình tĩnh và nghĩ cách giải quyết êm đẹp.

- “chín điều lành”: sự bình yên, an lành.

→ Câu nói mang ý nghĩa: trước sự nóng giận, nông nổi của người khác, mỗi con người cần biết kiềm chế bản thân mình để tránh những hậu quả không hay và giữ cho mọi thứ bình yên.

b. Giải thích

- Mỗi con người biết nhẫn nhịn sẽ làm chủ được tình huống, làm chủ được mối quan hệ từ đó giúp mọi chuyện đi theo hướng tốt đẹp hơn.

- Người biết nhường nhịn là người có bản lĩnh và được người khác tôn trọng.

- Nếu con người không có tính nhường nhịn thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả không hay xảy ra.

- Nhường nhịn là một đức tính tốt đẹp của con người, phản ánh nhân cách của người đó.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng những người có tính nhường nhịn làm dẫn chứng cho bài văn của mình.

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn nhiều người sống với bản ngã, tính hiếu thắng của mình, nóng nảy, tức giận trong mọi trường hợp; tính cách này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường → đáng bị chỉ trích, phê phán.

3. Kết bài

Nêu tầm quan trọng của việc nhường nhịn và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Một điều nhịn chín điều lành - mẫu 2

Từ xưa, ông cha ta luôn có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ giáo dục con người cách sống sao cho tốt đẹp, con cái phải có hiếu với cha mẹ, học trò phải có nghĩa với thầy cô, đối với những người xung quanh thì phải sống nhẫn nhịn. Câu tục ngữ “một điều nhịn là chín điều lành” cũng dạy chúng ta cách sống đó.

Sở dĩ, xung quanh ta có rất nhiều mối quan hệ, có những mối quan hệ thân thiết và có những mối quan hệ chỉ mang tính chất xã giao. Có một thực tế là, con người ta ai cũng coi bản thân mình là nhất. Trong các cuộc thảo luận, tranh luận, ai cũng cố gắng bảo vệ ý kiến của mình bằng mọi cách, ai cũng cho rằng mình đúng, không ai nhận sai thì kết quả là buổi thảo luận không thành công, mọi người không hài lòng về nhau vì chưa đưa ra được ý kiến thống nhất. Lời khuyên dành cho chúng ta trong tình huống đó là “một điều nhịn là chín điều lành”

“Nhịn” là biểu hiện của đức tính biết nhẫn nại và khiêm tốn, những người biết nhịn là những người luôn biết lắng nghe người khác và biết nói đúng lúc, đúng chỗ. “Lành” là kết quả tốt đẹp, hài hòa, tốt cho tất cả mọi người. Chỉ một lần nhịn thôi, bạn sẽ nhận lại được rất nhiều những điều tốt đẹp, ngoài ý muốn. Ở lứa tuổi của tôi và các bạn, chúng ta đang cố gắng khẳng định cái tôi của mình rằng ta đã trưởng thành, ta đủ lớn để quyết định cuộc sống của ta. Về với gia đình, bố mẹ nhiều khi quan tâm đến ta một cách thái quá ví dụ như nói nhiều, hỏi nhiều, những lúc đó theo bản năng chúng ta có thể cãi lại lời bố mẹ để bảo vệ quan điểm của mình. Có những cuộc cãi vã làm cho mối quan hệ của bố mẹ và con cái trở nên căng thẳng, bởi vì không hiểu nhau và không ai lắng nghe ai. Lời khuyên dành cho bạn là, những lúc bố mẹ nóng giận bạn hãy nhịn, chỉ lắng nghe thôi bạn nhé! Bố mẹ nói xong, dù đúng hay sai thì hôm sau ta sẽ nói chuyện lại với họ, khi đó chắc chắn họ sẽ sẵn sàng lắng nghe bạn, mà mối quan hệ vẫn tốt đẹp.

Trên lớp, mỗi khi thầy cô nói bạn sai hoặc bạn bè của bạn không đồng ý với ý kiến của bạn, bạn hãy bình tĩnh lắng nghe và phân tích tình huống, đừng vội cãi lại hoặc tỏ thái độ không hài lòng, điều đó sẽ làm cho mối quan hệ trở nên căng thẳng và sẽ không có lợi cho bạn. Nếu bạn biết nhẫn nhịn thì mọi lời nói, hành động bạn đều có thể kiểm soát được. Từ đó, bạn sẽ làm chủ các mối quan hệ và những người xung quanh bạn sẽ nể phục và yêu mến bạn. Bởi nếu ai cũng cố gắng cho mình là nhất và cố gắng bảo vệ cái tôi của mình thì sẽ khiến mọi người căng thẳng với nhau và làm rạn nứt các mối quan hệ.

“Một điều nhịn là chín điều lành” là một triết lý sống mà chúng ta cần phải rèn luyện từng ngày, ở mọi lúc, mọi nơi. Để học được chữ “nhịn” thì thực sự là rất khó, bởi vì bạn phải biết im lặng những lúc cần thiết, con người ta vốn thích nói hơn thích nghe, nhưng thực tế thì chúng ta có 2 cái tai và chỉ có 1 cái miệng mà thôi, điều đó có nghĩa là chúng ta phải nghe nhiều hơn nói. Nghe để thấy mình đúng và sai ở đâu để lần sau rút kinh nghiệm, nghe để người khác cảm thấy họ được tôn trọng. Nếu bạn làm được điều đó, bạn chắc chắn sẽ là người thành công!

Suy nghĩ về câu tục ngữ Một điều nhịn chín điều lành - mẫu 3

Dân tộc ta là một quốc gia coi trọng lễ nghĩa, tính khắc kỉ cũng như sự hòa thuận, dĩ hòa vi quý trong mối quan hệ của con người với con người. Bởi vậy, dân gian ta có rất nhiều câu răn dạy con cháu phải lấy sự hòa nhã, an bình làm trọng mà một số đó là câu nói: "Một điều nhịn, chín điều lành".

Nghĩa của từ "nhịn" mà câu tục ngữ nhắc đến ở đây không chỉ mang với nghĩa là nhẫn nhịn mà mở rộng ra còn là sự rộng lượng, khéo léo bỏ qua cho những lỗi lầm sai trái của người khác, không vòng vo, đôi co, tiếp tục làm tới trong bất kì một sự việc xung đột nào. Còn từ "lành" ở đây nghĩa là tốt lành, được quả lành về sau, được bình an, vô sự. Số từ cụ thể đi kèm với hai từ này trong câu cũng mang ý nghĩa nhấn mạnh vai trò của sự nhẫn nhịn trên cán cân "một", "chín". Tức là chỉ việc nhẫn "một"- ít ỏi mà ta được đến "chín"- nhiều hơn rất nhiều điều an lành. Khi ta nhịn, ta chỉ cần một đổi lại ta được tận chín điều lành.

Đây không phải là câu nói mang tính nhu nhược, hèn nhát vì muốn giữ lấy cho mình sư bình yên mà nhẫn nhục chịu đựng bất kể điều gì. Ông cha ta không thể nào khuyên con cháu mình bạc nhược, đớn hèn tới mức không dám phản kháng lại những điều xấu xa cả. Nếu có bất kì một sự bất công nào xảy ra trong cuộc sống, ta nhất định phải dũng cảm đối mặt và đấu tranh vì điều hay lẽ phải cho dù biết con đường trước mắt sẽ rất khó khăn và chông gai đi nữa nhưng câu nói này hướng đến những sự xung đột nhỏ không đáng để làm ảnh hưởng đến sự bình yên của đôi bên. Khi xảy ra xung đột với một ai đó, ta không nên hiếu thắng hay vì cái tôi nhỏ nhen mà "chuyện bé xé ra to" mà nên rộng lượng bỏ qua những vấn đề không đáng gây ra xung đột để không làm mất hòa khí hai bên lại dễ dàng giải quyết mọi chuyện. Ví thử như anh em trong nhà sẽ có lúc cãi vã, khi ấy, không nên ganh đua đến cùng cốt xem ai đúng ai sai để rồi dù là ai đúng ai sai thì tình cảm đôi bên cũng rạn nứt, không còn được khăng khít như xưa khiến song thân buồn phiền mà bản thân cũng chẳng vui vẻ gì. Khi ấy thì nên hiểu "lùi một bước, trời cao biển rộng", ta nhịn một chút cũng không sao, bỏ qua chuyện ấy, anh em lại hòa thuận như xưa, mọi chuyện không vui sẽ theo đó mà tan biến, cuối cùng không có ai phải buồn, gia đình lại êm ấm, an lành như xưa. Điều này cũng xảy ra tương tự với hàng xóm, đối tác hay bạn bè, chỉ cần ta chịu "nhịn" một chút, ta không chỉ lành lúc ấy mà còn lành cả về sau, ta sẽ chẳng bao giờ bị mất đi một mối quan hệ đáng trân trọng hay lo sơ bị trả thù chỉ vì một chút nóng giận. Không ai lại làm khó dễ một người biết nhún nhường mà cơn giận rồi cũng sẽ qua, mọi xung đột sau khi giải quyết không những hết căng thẳng mà mọi người không ai bị tổn thương cả. Nếu đã được nhiều cái lợi như vậy thì tại sao ta lại không chịu "nhịn" một bước. Chỉ có kẻ ích kỉ mới vì cái tôi quá lớn mà bốc đồng không lường được trước hậu quả mà thôi, người khôn ngoan phải biết co giãn hợp lí, khiến cho cuộc sống trở nên thoải mái và dễ chịu nhất có thể theo ý của mình.

Hãy nhớ: "Một điều nhịn, chín điều lành", cha ông ta dạy bảo không bao giờ là sai. Hiểu được nó ta sẽ sống thoải mái, vui vẻ và được nhiều người yêu mến.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Một điều nhịn chín điều lành - mẫu 4

Tục ngữ, thành ngữ là kho tàng kinh nghiệm quý giá mà người xưa để lại cho chúng ta. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, kho kinh nghiệm đó không những không bị mai một mà còn được trải nghiệm, mài giũa và ý nghĩa của nó ngày càng được khẳng định trong cuộc sống. Câu tục ngữ tiêu biểu nói về kinh nghiệm ứng xử ở đời được nhiều người biết đến là câu: Một điều nhịn, chín điều lành. Hình thức ngắn gọn với hai vế đăng đối cùng vần điệu uyển chuyển của nó khiến người nghe tiếp thu dễ dàng. Ngoài ra, cách so sánh cường điệu cũng làm tăng sức thuyết phục của nội dung.

Trong câu tục ngữ trên có hai khái niệm là nhịn và lành. Nhịn là đức tính nhẫn nại, nhún nhường, luôn giữ hòa khí trong giao tiếp, ứng xử. Lành là kết quả tốt đẹp, thỏa đáng, đúng như mong muốn. Bằng cách so sánh cường điệu: một điều với chín điều, câu tục ngữ nhấn mạnh hiệu quả mà con người đạt được khi biết giữ thái độ nhường nhịn, ôn hòa trong cuộc sống.

Tại sao một điều nhịn lại bằng chín điều lành? Xưa nay, cuộc sống bao giờ cũng đa dạng và phức tạp. Con người không sống đơn lẻ mà sống trong cộng đồng, tập thể, với rất nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau. Cuộc sống luôn vận động đi lên là động lực lôi cuốn con người, mà con người lại là chủ thể của cuộc sống nên cần phải đấu tranh để sinh tồn và phát triển. Muốn vậy, con người phải đoàn kết, hợp tác với nhau, cần xác định được mâu thuẫn nào là cơ bản, là chủ yếu, để tìm ra cách giải quyết tốt nhất, tránh rạn vỡ, tổn thất. Như vậy, nhịn vừa là cách sống, phẩm chất sống, vừa là phương pháp ứng xử quan trọng ở đời.

Vậy đối tượng nhịn là những ai và cần nhịn như thế nào? Có nhiều tình huống, nhiều mối quan hệ đa dạng đang diễn ra hằng ngày mà chúng ta là người trong cuộc. Trước hết là trong tình cảm vợ chồng – mối quan hệ gắn bó keo sơn kể từ khi hẹn hò thề thốt cho đến khi đầu bạc răng long. Bản chất cuộc sống là luôn luôn mâu thuẫn bởi nó vừa thống nhất, vừa đối lập cho nên chuyện xích mích là thường tình, tự nhiên. Nhưng khi vợ chồng không đồng quan điểm thì chúng ta nên ứng xử theo phương châm: Chồng giận thì vợ bớt lời, Cơm sôi nhỏ lửa chẳng đời nào khê. Khi chồng say rượu to tiếng thì vợ nên nói năng nhẹ nhàng hoặc im lặng. Khi vợ cáu gắt, kêu ca việc nhà việc cửa thì chồng nên an ủi, động viên để không khí gia đình trở lại ấm êm.

Mở rộng ra ngoài xã hội, mỗi người đều có những mối quan hệ với bạn bè đồng nghiệp, đồng chí, với người cao tuổi, cấp lãnh đạo v.v… Bạn bè không cho ta tiền bạc, vật chất mà cho ta lời khuyên nhủ, sự chia sẻ… Giàu vì bạn là vậy. Nhờ bạn bè, ta có thể vượt lên trong những hoàn cảnh khó khăn, trắc trở. Đồng nghiệp là những người cùng hội cùng thuyền. Chúng ta nên lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp và luôn giữ thái độ hòa nhã khi đối thoại, tránh đối đầu để tăng cường sức mạnh tập thể nhằm thực hiện mục đích và lí tưởng chung.

Sử sách còn lưu truyền giai thoại về hai vị anh hùng dân tộc thời Trần là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và Thái sư Trần Quang Khải. Vốn có hiềm khích về quyền lợi trong dòng tộc, nhưng Trần Hưng Đạo đã vì vận mệnh của đất nước mà khéo léo giãi bày tâm sự với Trần Quang Khải, ông đã đích thân ân cần múc nước tắm cho Thái sư để bày tỏ thành tâm thiện ý của mình. Hai vị danh tướng đã biết đặt cái chung lên trên cái riêng, cùng chỉ huy quân dân nhà Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên – Mông!

Nguyễn Trãi sau khi giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, lập nên nghiệp lớn, đã dốc hết tài đức phò vua xây dựng đất nước. Nhưng khi triều đình của vua Lê Thái Tổ bị bọn gian thần, quyền thần thao túng, khuynh đảo thì Nguyễn Trãi đã lui về ở ẩn tại Côn Sơn để giữ trọn khí tiết và lòng trung hiếu với sơn hà, xã tắc.

Còn đối với kẻ thù, chúng ta nên ứng xử như thế nào cho đúng? Đó là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải có thái độ mềm mỏng, khôn khéo, linh hoạt và sáng suốt. Mối quan hệ với kẻ thù là mối quan hệ đối đầu, vì vậy trong đấu tranh chúng ta phải kiên quyết giữ vững lập trường, không khoan nhượng; nhưng về phương pháp đấu tranh thì tiến thoái, cương nhu uyển chuyển. Khi quân địch mạnh hơn hẳn, chúng ta nên tạm thời rút lui để bảo toàn lực lượng và làm cho kẻ địch chủ quan; đôi khi, phải nhẫn nhục, cam chịu để giữ gìn bí mật và tìm cách đối phó. Ngày xưa, các thế hệ tiền bối thường có cách ứng xử khôn ngoan với kẻ thù phương Bắc để giữ tình giao hảo, tránh họa binh đao, xây dựng nền hòa bình lâu dài cho đất nước.

Ở thời đại ngày nay, sự hội nhập toàn cầu và nền kinh tế thị trường muôn màu muôn vẻ nhiều khi gây nên những áp lực lớn làm cho con người dễ bị ức chế, bức xúc. Thái độ bàng quan, vô cảm của quan chức, thói quan liêu, hách dịch của lãnh đạo dễ gây ra những phản ứng tức thời, thậm chí dẫn đến xung đột đáng tiếc. Những lúc đó đòi hỏi chúng ta phải biết bình tĩnh kiềm chế, không nên có thái độ, hành động tỏ ra đối đầu bởi nó sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Giữa nhịp điệu sống dồn dập, hối hả, con người càng phải biết trở về với văn hóa truyền thống, cần học tập những giá trị tinh thần quý báu được gửi gắm trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ. Câu tục ngữ: Một điều nhịn, chín điều lành ngắn gọn mà hàm súc. Đó là triết lí sống, là phương châm ứng xử khôn ngoan không chỉ cho mỗi người mà còn vận dụng cho cả cộng đồng dân tộc. Nó không những nhắc nhở về cách ứng xử tế nhị mà còn dạy chúng ta phương pháp đấu tranh khôn khéo và có hiệu quả nhất để đạt được mục đích của mình.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Một điều nhịn chín điều lành - mẫu 5

Có thể nói kho tàng tục ngữ của đất nước ta nhiều như số lượng nhân dân đồng bào ta vậy. Có biết bao nhiêu câu tục ngữ đi theo năm tháng và trở thành những bài học răn dạy của chúng ta. Một câu tục ngữ thường có dung lượng chữ rất ít nhưng ý nghĩa chất chứa trong nội dung đó thì lại tốn khá nhiều giấy mực để bàn luận. Một điều nhịn chín điều lành cũng là một câu tục ngữ như thế.

Trước tiên chúng ta cần phải giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ trên. Một là một số ít đối với chín số nhiều để làm nổi bật sự trao đổi lớn hơn rất nhiều so với cái ban đầu mất đi. Cái một mất đi đó chính là điều nhịn còn cái nhiều hơn kia điều lành. Mà điều lành là những điều tốt đẹp may mắn đến với chúng ta còn điều nhịn là sự nhường nhịn mất đi cái gì đó của bản thân có thể là vật chất cũng có thể là cả tinh thần. Thế nhưng nhường nhịn đi một lần bạn sẽ được nhận lại gấp mấy lần điều tốt lành. Như vậy câu nói trên có ý nghĩa rằng hãy nên biết nhường nhịn chịu thiệt về mình để dĩ hòa vi quý nhận lại những điều tốt lành cho bản thân và những người xung quanh mình.

Sự nhường nhịn chịu thiệt về bản thân mình thể hiện khi chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường. Ở thời điểm này thì chưa có những sóng gió nhiều của cuộc sóng vì thế cho nên có nhường nhịn thì cũng ở mức độ rất nhỏ mà thôi. Và sự nhịn ở lứa tuổi học sinh cũng rất đơn giản và nhỏ thôi. Thế nhưng nó cũng rất quan trọng. Ví dụ như những bạn học sinh nữ cãi nhau vì những xích mích chuyện con gái ngồi lê buôn chuyện nói xấu người khác.

Nếu như là một người biết nhường nhịn thì dù bạn có nổi nóng lên cũng có thể bạn cho người nói xấu mình biết là mình đã nghe thấy những gì bạn đó nói và chọn cách im lặng để giải quyết thì đó chính là nhịn. Đặc biệt là không hề thái độ khác với người nói xấu mình. Vấn cứ như bình thường nếu như bạn đó không hiểu mà tưởng đó là mình cần họ thì mình nên nói ra còn không thì mình nên coi như bình thường vì khi ấy tránh được cãi lộn là một điều không lành. Không những thế mà mình còn làm cho người ta phải nể mình vì mình không nhỏ nhen không cãi lộn, đồng thời những người được nghe lơi nói xấu kia cũng thấy yêu mến sự hòa nhã của bạn hơn. Và đặc biệt gây bất hòa với người khác là không tốt. Hay khi mình giúp bạn làm bài còn bạn thì không giúp mình những chỗ mình không hiểu. Khi ấy chắc chắn mình rất tức và muốn mắng bạn. Tuy nhiên lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Ta nên nhẹ nhàng nói những điều lí lẽ khi thấy bạn vẫn cho mình là đúng thì tốt nhất là im lặng để tránh gây cãi lộn.

Đó là biểu hiện của “một điều nhịn chín điều lành” trong học tập còn trong cuộc sống cũng thế. Tuy nhiên nó sẽ phức tạp hơn vì cuộc sống thi phải trải qua rất nhiều điều và sóng gió cứ thế mà ập đến thôi. Mỗi chúng ta đều cần đến sự nhường nhịn chịu thiệt về bản thân một chút thì mới xây dựng được những mối quan hệ bình thường không gây thù với những người xung quanh. Khi người ta cố tình làm hại mình vì ghen ghét, việc làm ấy chỉ là những việc nhỏ trong cuộc sống mà thôi và bản thân mình biết điều đó nhưng do bản thân chưa đủ khả năng để có thể nói rằng họ hại mình thì hãy nên nhịn. Cái sự nhường nhịn ấy một phần sẽ khiến cho người kia thấy chán khi mình không nổi giận, một phần để mình tìm cơ hội bóc mẽ người ta. Có những lúc chính sự chịu thiệt về bản thân mình lại cho chính người ghét mình trở nên yêu mến và khâm phục mình hơn.

Một quốc gia một nhà nước cũng cần có sự nhường nhịn để tạo nên những mối quan hệ tốt. Đặc biệt là nước ta khi ngày xưa Mỹ, Pháp xâm lược chúng ta và đã làm những việc khiến cho ảnh hưởng đến tận ngày nay nhưng trong quan hệ đối ngoại thì ta vẫn mềm dẻo với họ. Bởi nếu không hợp tác với Mỹ thì chúng sẽ cấm vận ta và làm cho ta rơi vào thế cô lập. Không những thế thì khi hợp tác ta biết rằng đó chỉ là cái cớ để chúng thực hiện “diễn biến hòa bình” nhằm bạo loạn lật đổ nhưng vẫn phải nhịn để tìm những cơ hội đối phó sau. Sự nhịn của chúng ta khi biết tỏng cái chính sách lừa bịp của chúng như thế nhằm tạo cơ hội cho đất nước hội nhập phát triển với các nước khác.

Tóm lại, trong cuộc sống của chúng ta mâu thuẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào chính vì thế mà cần phải biết nhường nhịn để nhận lấy những điều tốt lành về sau. Thế giới hiện nay cũng rất cần sự nhường nhịn để bảo vệ một nền hòa bình nếu không bất hòa sẽ gây chiến tranh mà chiến tranh thì quả là một thảm họa của loài người.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Một điều nhịn chín điều lành - mẫu 6

Từ xưa đến nay, ca dao tục ngữ vẫn có sức giáo dục vô cùng mạnh mẽ, giúp mỗi con người hoàn thiện nhân cách và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Cùng với bao thăng trầm của lịch sử, những câu tục ngữ vẫn luôn là một phần quan trọng trong tâm thức của những người dân Việt Nam. Một trong số đó là câu: “Một điều nhịn chín điều lành”.

Trước tiên, chúng ta hãy cùng giải thích câu tục ngữ. “Nhịn” ở đây là sự nhường nhịn, nhẫn nại trong giao tiếp và hành động. Còn “lành” là kết quả tốt đẹp, như mọi người mong muốn. “Một” và “chín” đều là những số từ phiếm chỉ. Vậy, ý của câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta rằng: Nên nhường nhịn, nhún nhường một chút để đạt được kết quả tốt đẹp lâu dài về sau.
Câu tục ngữ đã thể hiện được sự tinh tế trong cách ứng xử của người xưa. Vậy tại sao ông cha ta lại khuyên như thế? Trong cuộc sống, mọi chuyện không phải lúc nào cũng êm đẹp hay thuận buồn xuôi gió. Đôi lúc chúng ta cũng sẽ gặp phải những chuyện không đâu, những bất đồng làm cho bản thân khó chịu, tức giận, không giữ nổi bình tĩnh. Trong các trường hợp ấy, nếu chúng ta vội vàng, hấp tấp, cố tìm hiểu, điều tra đến cùng, kết quả chẳng những không được như mong muốn mà còn làm rạn nứt các mối quan hệ. Những lúc như thế, điều cần làm là ta phải bình tĩnh, suy xét đầu đuôi kĩ càng, lời lẽ nhã nhặn, thậm chí có thể chịu thua thiệt về mình để lợi ích và những mối quan hệ được bền lâu. Khi làm việc trong một tập thể mà không biết nhường nhịn nhau thì sẽ dẫn đến nội bộ lục đục. Vợ chồng, bạn bè cãi nhau mà không ai chịu nhường ai thì tình cảm đi xuống, khó có thể chung sống lâu dài. Vậy nên, chúng ta cần dĩ hòa vi quý để tránh những tranh cãi, xô xát không đáng có. Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn không chỉ là một nhà quân sự tài ba mà còn rất tinh tế trong cách hành xử. Ông đã biết gạt bỏ tư thù, ân oán trong gia đình, cùng với Trần Quang Khải phò tá vua Trần, ba lần đánh thắng giặc Mông Nguyên. Hay trong các cuộc thương lượng, đàm phán, các nhà ngoại giao đều phải hết sức cẩn thận, nhún nhường nhau từng chút một để đi đến đạt được lợi ích chung.
Tuy nhiên, nói “một điều nhịn chín điều lành” cũng không có nghĩa là nhu nhược, hèn nhát, chỉ biết chiều theo ý người khác. Nhường nhịn ở đây là lùi một bước để tiến hai bước. Tuy nhiên, để bảo vệ danh dự cũng như lợi ích cá nhân, chúng ta cũng phải đấu tranh đến cùng để người khác không vì thấy ta nhẫn nhục mà làm càn tiến tới. Nhẫn nhịn chỉ phát huy tác dụng khi ta bảo vệ cái đúng chứ không phải là điều vô lí.

Qua câu tục ngữ, ta cũng cần phê phán những người không biết nhường nhịn, hay so đo, tính toán, chấp vặt. Những con người ấy sẽ dễ làm mếch lòng người khác trong cuộc sống, không thể đắc nhân tâm vì đã đi ngược lại bài học mà người xưa răn dạy.

Mỗi chúng ta cần vận dụng những điều hay mà ông cha truyền lại để có thể thu phục lòng người, đạt được những kết quả tốt đẹp trong các mối quan hệ và trong công việc. Chi khi ta biết dĩ hòa vi quý đúng lúc thì mới có thể bình yên lâu dài.

Câu tục ngữ là hành trang quý báu sẽ theo ta đi suốt cuộc đời. Qua câu tục ngữ, ta cũng phần nào thấy được sự uyên thâm trong trí tuệ cùng cách ứng xử tinh tế, phù hợp của người xưa.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Một điều nhịn chín điều lành - mẫu 7

Kho tàng văn học dân gian nước ta có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ hay khuyên nhủ con người những đức tính tốt đẹp trong đạo lý làm người. Một trong số đó ta phải nhắc đến câu nói “Một điều nhịn là chín điều lành” khuyên nhủ mỗi người phải biết sống hiền lành, nhẫn nại không nên hung hăng, hiếu chiến mà gây họa cho cho bản thân và những người xung quanh. Một chỉ số ít, số chín chỉ rất nhiều, chỉ cần chúng ta nhẫn nhịn một chút nhưng cái lợi mang về thì vô cùng to lớn. Trong cuộc sống đôi khi chúng ta sẽ gặp những câu chuyện, những lời nó chướng tai gai mắt, là cho ta cảm thấy buồn phiền, giận dữ nhưng trong những lúc như thế, nếu chúng ta nhẫn nhịn, nhún nhường thì mọi chuyện sẽ êm đẹp mà qua đi. Cuộc sống ngày càng phát triển khiến cho con người sống trong xã hội ngày càng bận rộn với công việc, chịu nhiều áp lực của cuộc sống, nên dễ nổi cáu. Nếu chúng ta biết áp dụng lời dạy của cha ông thì sẽ giảm được những tranh cãi, va chạm đáng tiếc. Sự “nhịn” này thể hiện sự khéo léo, tinh tế của mỗi con người, người khôn ngoan luôn xử lí vấn đề lúc bình tĩnh, kẻ hiếu thắng thì cố gắng tranh chấp dành phần đúng về mình. Mỗi con người khi biết nhẫn nhịn sẽ làm chủ được tình huống, làm chủ được mối quan hệ từ đó giúp mọi chuyện đi theo hướng tốt đẹp hơn. Nhịn cũng không có nghĩa là nhu nhược, hèn nhát, khi cần vẫn phải biết đấu tranh để thắng cái ác, cái phi lí. Chúng ta nên biết áp dụng câu nói này đúng lúc, đúng chỗ, và đúng sự việc, không nên nhẫn nhịn với tội phạm, để chúng có cơ hội phát triển lọt lưới pháp luật. Nhịn như vậy chẳng những không lành cho bản thân về lâu dài mà còn để hoạ cho xã hội. Để học được chữ “nhịn” thực sự là rất khó, ta cần phải biết im lặng những lúc cần thiết. Lắng nghe để thấy mình đúng và sai ở đâu để lần sau rút kinh nghiệm, nghe để người khác cảm thấy họ được tôn trọng. Để có được cuộc sống bình an và tốt đẹp ta cần phải nỗ lực rất nhiều. Hãy nỗ lực hoàn thiện bản thân mình thật tốt để trở thành người công dân có ích cho xã hội.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Một điều nhịn chín điều lành - mẫu 8

Trong cuộc sống, chúng ta không tránh khỏi sự va vấp khiến bản thân khó xử. Tuy nhiên thay vì tranh cãi, hơn thua, ta nên chọn cách im lặng để bình tĩnh rồi mới đưa ra cách xử lí vấn đề, bởi lẽ: “Một điều nhịn, chín điều lành”. Khi gặp sự nóng nảy của người khác; bị người khác đối xử không tốt hoặc cố ý làm hại mình thì không nên làm lớn chuyện hoặc phản kháng quá mức mà nên chọn cách im lặng để bình tĩnh và nghĩ cách giải quyết êm đẹp thì mới có được sự bình yên, an lành. Câu nói mang ý nghĩa: trước sự nóng giận, nông nổi của người khác, mỗi con người cần biết kiềm chế bản thân mình để tránh những hậu quả không hay và giữ cho mọi thứ bình yên. Sự “nhịn” này thể hiện sự khéo léo, tinh tế của mỗi con người, người khôn ngoan luôn xử lí vấn đề lúc bình tĩnh, kẻ hiếu thắng thì cố gắng tranh chấp dành phần đúng về mình. Mỗi con người khi biết nhẫn nhịn sẽ làm chủ được tình huống, làm chủ được mối quan hệ từ đó giúp mọi chuyện đi theo hướng tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, người biết nhường nhịn là người có bản lĩnh và được người khác tôn trọng. Nếu con người không có tính nhường nhịn thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả không hay xảy ra. Nhường nhịn là một đức tính tốt đẹp của con người, phản ánh nhân cách của người đó. Là một người học sinh, một người trẻ, chủ nhân của đất nước, chúng ta cần phải biết nhường nhịn, bình tĩnh trong mọi tình huống để có thể xử lí tốt vấn đề cũng như cố gắng rèn luyện, hoàn thiện bản thân mình theo chiều hướng tích cực để có được một cuộc sống tốt nhất. Mỗi người chỉ được sống một lần, hãy sống thật đẹp, thật trọn vẹn và để lại nhiều tiếng thơm cho đời.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Một điều nhịn chín điều lành - mẫu 9

Nhân dân ta từ xưa đến nay luôn coi trọng hoà khí “Dĩ hoà vi quý". Vì vậy, trước những sự xích mích, trước những điều bực bội, dân gian thường nhắc nhở nhau: “Một điều nhịn, chín điều lành”. “Một” và “chín” chỉ là những con số ước lệ, chúng thể hiện quan niệm của dân gian về mối quan hệ giữa tính nhẫn nhịn và sự bình yên: nếu biết nhẫn nhịn một chút thì sẽ có được hoà khí, sự yên bình lâu dài. Ý cả câu khuyên con người nên bình tĩnh, biết nhẫn nhịn, tránh nóng nảy để giữ hoà khí. Ở đây, ta cần hiểu “nhịn” không có nghĩa là thua kém, mà là nhường nhịn, im lặng, lùi một bước; nhịn khi người khác không đủ bình tĩnh, tỉnh táo.

Trong cuộc sống, chỉ có kẻ tầm thường, tiểu nhân mới không biết nhường nhịn, hay so đo, chấp vặt. Bạn đang đi ngoài đường, bất chợt có người sấn sổ lại mắng bạn tới tấp vì những lí do bạn không hiểu nổi. Kẻ tầm thường sẽ nóng nảy đối lại, đôi bên to tiếng không ai chịu ai có thể xảy ra xô xát. Người biết nhẫn nhịn sẽ chờ người kia bình tĩnh lại, hỏi đầu đuôi sự việc, tìm ra những nhầm lẫn để giải quyết. Làm như vậy không những tránh được xô xát mà còn giành được sự tôn trọng, vị nể của người khác.

Nhưng “nhịn” cũng không có nghĩa là nhu nhược, hèn nhát, khi cần vẫn phải biết đấu tranh để thắng cái ác, cái phi lí. Trong cơ quan, công sở, là nhân viên biết rõ những hành vi phi pháp, tham ô, nhận hối lộ của cấp trên, sẽ có người im lặng không dám tố cáo. Đó là biểu hiện của sự nhu nhược, hèn nhát. “Nhịn” như vậy chẳng những không lành cho bản thân về lâu dài mà còn để hoạ cho xã hội. Lại có khi, trong cuộc sống, bạn bị một người khác, một thế lực khác khống chế về mặt nào đó chẳng hạn như tống tiền, bạo lực gia đình,… nêu bạn im lặng, không dám tố cáo, đấu tranh thì bạn sẽ phải gánh chịu những hậu quả thật tồi tệ. Tình cảnh đất nước ta trong một thời gian dài lịch sử cũng là một minh chứng sinh động cho điều này. Giặc phương Bắc xâm lược, đô hộ hơn một ngàn năm, thực dân Pháp, đế quốc Mĩ xâm chiếm áp bức, bóc lột,… nếu dân ta cứ nuốt nhục mà không đứng dậy khởi nghĩa, đánh đuổi lũ xâm lăng thì ngày nay hỏi nước ta sẽ đi đến đâu? Vậy là, “Một điều nhịn, chín điều lành” nhưng cần hiểu rõ bản chất đích thực của từ “nhịn” ở đây để tránh những điều đáng tiếc.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Một điều nhịn chín điều lành - mẫu 10

Trong cuộc sống, chúng ta không tránh khỏi những lúc chịu đả kích, khó giữ bình tĩnh cho bản thân. Để bộc lộ sự nóng giận thì dễ nhưng để kiểm soát nó thì khó. Để khuyên nhủ chúng ta biết bình tĩnh, ông cha ta đã có câu tục ngữ: “Một điều nhịn chín điều lành”. Một là số ít. Một điều nhịn ám chỉ trong nhiều trường hợp, khi ta nóng nảy, giận giữ hãy cố gắng giữ bình tĩnh một chút, im lặng một chút để khi cơn giận nguôi ngoai ta sẽ có cách giải quyết êm đẹp nhất. Những lời nói, quyết định vội vã trong lúc nóng giận sẽ mang đến nhiều hậu quả khôn lường cho con người. Chín là số nhiều. Chín điều lành chỉ những sự bình yên, an lành trong cuộc sống. Câu nói khuyên nhủ con người chỉ cần bỏ bớt cái tôi một chút, biết nhẫn nhịn trong cơn giận một chút ta sẽ có được sự an lành, tránh được những hậu quả xấu không đáng có. Cơn nóng giận trong cuộc sống chúng ta ai cũng gặp phải. Người khôn ngoan là người biết im lặng đúng lúc, biết suy nghĩ sâu xa rồi mới đưa ra quyết định. Bộc phát cơn nóng giận là bản năng của con người nhưng kiểm soát được nó lại là bản lĩnh, là cả một quá trình luyện tập mà không phải ai cũng có thể làm được. Đôi khi bản thân sự nhường nhịn đến từ sự vị tha và bao dung, bởi đức tính này sẽ là nền tảng cho cách xử sự văn minh của con người trong cuộc sống. Và thực tế đã chứng minh rằng chỉ người có bản lĩnh, lòng khoan dung mới có thể nhẫn nhịn, nhường nhịn người khác và có được thành công hơn người. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người sống với bản năng, hay nóng giận và thể hiện thái độ quá đà với người khác gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Lại có những người nhầm lẫn sự nhường nhịn với nhu nhược, hèn nhát, không dám đấu tranh chống lại cái ác, cái phi lí,… Những trường hợp này đều đáng bị chê trách và cần thay đổi suy nghĩ cũng như cách hành xử của mình. Nhường nhịn cũng là cả một nghệ thuật sống mà con người phải nỗ lực học tập, luyện tập rất nhiều mới có thể áp dụng được vào cuộc sống. Hãy học cách nhịn ngay từ hôm nay để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Một điều nhịn chín điều lành - mẫu 11

Cuộc sống chúng ta sẽ không tránh khỏi những va vấp không đáng có. Chính vì thế mỗi người cần có cách ứng xử khôn ngoan và biết nhường nhịn, bởi lẽ: Một điều nhịn chín điều lành. Mỗi khi gặp sự nóng nảy của người khác; bị người khác đối xử không tốt hoặc cố ý làm hại mình thì không nên làm lớn chuyện hoặc phản kháng quá mức mà nên chọn cách im lặng để bình tĩnh và nghĩ cách giải quyết êm đẹp. Mỗi lần nóng giận chúng ta biết nhường nhịn, nhẫn nhịn một chút thì sẽ có được nhiều phần bình yên, an lành và không phải hối tiếc về những điều sai mà mình đã làm trong lúc nóng. Câu nói khuyên nhủ con người: trước sự nóng giận, nông nổi của người khác, hãy biết kiềm chế bản thân mình để tránh những hậu quả không hay và giữ cho mọi thứ bình yên. Cuộc sống ngày càng phát triển khiến cho con người sống trong xã hội ngày càng bận rộn với công việc, chịu nhiều áp lực của cuộc sống, nên dễ nổi cáu. Nếu chúng ta biết áp dụng lời dạy của cha ông thì sẽ giảm được những tranh cãi, va chạm đáng tiếc. Mỗi con người biết nhẫn nhịn sẽ làm chủ được tình huống, làm chủ được mối quan hệ từ đó giúp mọi chuyện đi theo hướng tốt đẹp hơn. Và thực tế đã chứng minh rằng chỉ người có bản lĩnh, lòng khoan dung mới có thể nhẫn nhịn, nhường nhịn người khác và có được thành công hơn người. Nếu con người không có tính nhường nhịn thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả không hay xảy ra. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn nhiều người sống với bản ngã, tính hiếu thắng của mình, nóng nảy, tức giận trong mọi trường hợp; tính cách này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường,… Những người này đáng bị phê phán và cần thay đổi bản thân mình nếu muốn có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Là những người trẻ, chúng ta cần rèn luyện tính nhẫn của mình bằng cách mỗi lần nóng giận hãy tập cách im lặng, thư giãn đợi khi nào bình tĩnh trở lại rồi xử lí vấn đề, những chuyện không có gì to lớn thì nên bỏ qua để cuộc sống, nhẹ nhàng, dễ chịu hơn, không nên so đo tính toán với người khác. Nóng nảy là bản năng nhưng kìm hãm được cơn nóng nảy lại là bản lĩnh. Hãy rèn luyện cho bản thân một bản lĩnh vững vàng để con đường hoàn thiện bản thân được tốt đẹp hơn.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Một điều nhịn chín điều lành - mẫu 12

Không thể phủ nhận rằng những câu nói hay được đúc kết từ bấy lâu nay truyền từ đời này sang đời khác lại có sức mạnh vô cùng lớn lao đối với giới trẻ và cả những mầm non tương lai đất nước. Bắt đầu từ lời ru của bà, câu thơ của bố hay cả những bài giảng thân thương, những câu ca dao tục ngữ thấm nhuần vào cuộc đời của đứa trẻ.

Trong kho tàng văn học Việt Nam có thể nói tục ngữ đóng một vai trò quan trọng trong việc khuyên răn con người sống theo những điều tốt đẹp, theo điều hay lẽ phải mà ông cha ta để lại. Ở đó có những đức tính được nổi bật lên như kiên trì chịu thương chịu khó, đền ơn đáp nghĩa và còn có cả đức tính nhường nhịn. Bởi vậy mà ngay từ xưa ông cha ta đã có câu “Một điều nhịn chín điều lành” vô cùng đúng đắn và có ý nghĩa

Điều nhịn được nhắc tới ở đây chính là sự nhường nhịn nhẫn nhục bởi vì không phải lúc nào mọi chuyện cũng được diễn ra suôn sẻ. Nhịn nhường không phải là hạ thấp bản thân mà chính là muốn giữ hòa khí với mọi người xung quanh. Để bản thân luôn điềm đạm và sống trong những điều tốt đẹp. Điều lành chính là việc tốt lành không xảy ra đôi có mâu thuẫn hay là điều mà khiến cho cả mọi người đều phải chịu thiệt hờn trách nhau. Chính điều nhịn mới sinh ra điều lành. Con người sinh ra biết nhường nhịn chính là biết lấy cái tôi của bản thân đặt vào vị trí của người khác mà sống một cách hòa thuận.

Sự nhường nhịn có thể được thấy ở nhiều mặt của cuộc sống. Chúng ta có thể dễ dàng thấy như một khi xảy ra cãi vã một trong hai người phải thật sự bình tĩnh không vì quá nóng giận mà có thể xảy ra những điều đáng tiếc. Trong cuộc sống nếu không biết nhường nhịn thì con người chỉ sống như những cỗ máy không có suy nghĩ hoặc suy nghĩ đó là sự ích kỉ. Không một ai trong chúng ta có thể thấy rằng người khác họ cũng muốn mình quan trọng và được tôn trọng. Chính vì vậy nhường nhịn chính là cách để tôn trọng người khác tôn trọng mối quan hệ

Suy cho cùng một người vì nóng giận quá mà sinh ra nhiều thứ xung đột mâu thuẫn thì bản thân họ cũng không nhận được gì từ phía người khác. Cãi vã sẽ không mang tới cho con người những điều tốt đẹp bởi nó được ví như một thứ mà khiến cho mối quan hệ con người tan vỡ nhanh chóng. Ngược lại nhường nhịn chính là thứ keo bền chặt gắn kết con người và cộng đồng lại với nhau. Trong gia đình con cái phải biết nghe lời bố mẹ, phải biết kính trên nhường dưới và biết tôn trọng lẫn nhau. Đối với bạn bè cần phải biết khó khăn như thế nào mới có được tình bạn như vậy cho nên bản thân mỗi chúng ta cần phải cẩn trọng với hành động và quyết định của mình trong lúc nóng giận

Đôi khi bản thân sự nhường nhịn đến từ sự vị tha và bao dung, bởi đức tính này sẽ là nền tảng cho cách xử sự của con người trong cuộc sống thay vì bực tức trả đũa hay có những hành động quá mức thì con người chúng ta nên rèn luyện bản thân và có những mức quy định cho bản thân riêng biệt,

Không một ai sinh ra đã là người tốt, không một mối quan hệ nào mới bắt đầu đã bền vững. Chúng ta mỗi người trong xã hội này nếu không khôn khéo không biết nhường nhịn thì bản thân chúng ta không bao giờ trưởng thành được. Hơn thế nữa một điều nhịn chín điều lành ông cha ta chưa bao giờ khuyên sai cho con cháu mình. Học được từ câu nói đức tính nhẫn nhịn và vị tha, cuộc sống không chỉ là sự nhân lại mà còn là sự cho đi. Cuộc sống không chỉ có cạnh tranh mà còn là sự hài hòa giữa sống và vị tha.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Một điều nhịn chín điều lành - mẫu 13

Cùng với thăng trầm lịch sử phát triển của dân tộc, kho tục ngữ, ca dao dân ca luôn đầy ắp những câu khuyên nhủ răn dạy của người xưa. Trong dân gian có câu: “Một điều nhịn bằng chín điều lành” vậy câu ca dao đó đúng với mọi trường hợp hay không?

Nhịn là sự nhẫn nại, nhún nhường trong giao tiếp hay hành động trong cuộc sống hàng ngày. Lành là cuộc sống hay kết quả êm đẹp, tốt đẹp như mọi người mong muốn. Một là con số nhỏ hơn với chín rất nhiều. Hàm ý ở đây, chỉ cần nhẫn nhịn một phần trong một thời gian nhất định, sẽ nhận lại chín (nhiều phần ) lành – may mắn, êm đẹp trong cuộc sống. Như vậy câu nói “Một điều nhịn bằng chín điều lành” có ý nghĩa rằng hãy nên nhường nhịn chịu thiệt về mình để nhận lại những điều tốt lành cho bản thân và những người xung quanh mình.

Vậy tại sao ông cha ta lại răn dậy một điều nhịn bằng chín điều lành? Trong cuộc sống đôi khi có nhiều chuyện phát sinh, con người không phải ai cũng giữ được bình tĩnh cho bản thân để mọi chuyện có thể tiếp tục xảy ra êm đẹp. Khi bước chân ra ngoài cuộc sống, bạn tiếp xúc nhiều người hơn là những người thân như cha mẹ, anh em – những người vốn đã yêu thương và nhường nhịn bạn từ trước. Chúng ta cần có cái nhìn tổng quan mọi sự vật, sự việc để cư xử đúng đắn, không nên để suy nghĩ của bản thân để xảy ra tranh cãi hay xô xát không đáng có “ dĩ hòa vi quý”. Khi bạn làm việc với một tập thể mà không nhường nhịn người khác, luôn giữ quan điểm của bản thân, dù cho quan điểm đó đúng đi chăng nữa cũng sẽ tạo cho tập thể một tinh thần không đoàn kết, lục đục. Bạn chỉ cần nhẫn nhịn, lắng nghe và khuyên giải sẽ có một kết cục tốt hơn rất nhiều. Có những mối quan hệ trong cuộc sống cũng cần sự nhẫn nhịn từ một bên để tiếp tục mối quan hệ ấy. Vợ chồng cãi nhau mà không bên nào chịu nhường bên nào mà tiếp tục tranh cãi, không ai lắng nghe ai thì lời hứa đầu bạc răng long sẽ không bao giờ thực hiện được.

Chúng ta có thể lấy biết bao nhiêu ví dụ về những tấm gương sáng nhẫn nhịn để làm nên kì tích ví như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn biết gạt bỏ tư thù, tư oán trong dòng họ để phò vua cứu nước, cùng Thái sư Trần Quang Khải lãnh đạo nhân dân mấy lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên. Các chiến sĩ cách mạng trong thời kì kháng Mỹ , Pháp liều thân nằm vùng địch, nhẫn nhịn địch để tìm được thông tin cho đất nước chống lại quân xâm lăng.

Thế nhưng, tất cả mọi thứ đều có giới hạn. Đừng đem câu nói của ông cha “ Một điều nhịn bằng chín điều lành” để giải thích cho sự chịu đựng vô lý của bạn thân. Nhẫn nhịn chứ không phải nhẫn nhục, nhu nhược, hèn nhát, khi cần vẫn phải biết đấu tranh để thắng cái ác, cái phi lí. Khi bị chồng đánh đập hay bạo hành thì phải biết đứng lên giành lại quyền lợi cho bản thân. Trong lớp học khi bị bắt nạt phải đi tìm công bằng. Chúng ta cứ chăm chăm suy nghĩ nhẫn nhịn cho cái vô lý thì không bao giờ tìm được một kết cục tốt đẹp.

Trong cuộc sống ngày nay có vô vàn áp lực làm con người dễ cáu giận, chúng ta nên biết kiềm chế và suy nghĩ tới lời của ông cha đã răn dạy để không mất đi những thứ quý giá hay kết cục không nên. Suy cho cùng, nên áp dụng lời răn dạy một cách đúng cách để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Một điều nhịn chín điều lành - mẫu 14

Trong kho tàng văn học việt nam có thể nói tục ngữ đóng một vai trò quan trọng trong việc khuyên răn con người sống theo những điều tốt đẹp, theo điều hay lẽ phải mà ông cha ta để lại. ở đó có những đức tính được nổi bật lên như kiên trì chịu thương chịu khó, đền ơn đáp nghĩa và còn có cả đức tính nhường nhịn. Bởi vậy mà ngay từ xưa ông cha ta đã có câu “ Một điều nhịn chín điều lành vô cùng đúng đắn và có ý nghĩa.

Điều nhịn được nhắc tới ở đây chính là sự nhường nhịn nhẫn nhục bởi vì không phải lúc nào mọi chuyện cũng được diễn ra suôn sẻ. Nhịn nhường không phải là hạ thấp bản thân mà chính là muốn giữ hòa khí với mọi người xung quanh. Để bản thân luôn điềm đạm và sống trong những điều tốt đẹp

Điều lành chính là việc tốt lành không xảy ra đôi co mâu thuẫn hay là điều mà khiến cho cả mọi người đều phải chịu thiệt hờn trách nhau. Chính điều nhịn mới sinh ra điều lành. Con người sinh ra biết nhường nhịn chính là biết lấy cái tôi của bản thân đặt vào vị trí của người khác mà sống một cách hòa thuận

Sự nhường nhịn có thể được thấy ở nhiều mặt của cuộc sống. Chúng ta có thể dễ dàng thấy như một khi xảy ra cãi vã một trong hai người phải thật sự bình tĩnh không vì quá nóng giận mà có thể xảy ra những điều đáng tiếc

Trong cuộc sống nếu không biết nhường nhịn thì con người chỉ sống như những cỗ máy không có suy nghĩ hoặc suy nghĩ đó là sự ích kỉ. Không một ai trong chúng ta có thể thấy rằng người khác ho cũng muốn mình quan trọng và được tôn trọng. Chính vì vậy nhường nhịn chính là cách để tôn trọng người khác tôn trọng mối quan hệ

Suy cho cùng một người vì nóng giận quá mà sinh ra nhiều thứ xung đột mâu thuẫn thì bản thân họ cũng không nhận được gì từ phía người khác. Cãi vã sẽ không mang tới cho con người những điều tốt đẹp. bởi nó được ví như một thứ mà khiến cho mối quan hệ con người tan vỡ nhanh chóng. Ngược lại nhường nhịn chính là thứ keo bền chặt gắn kết con người và cộng đồng lại với nhau.

Trong gia đình con cái phải biết nghe lời bố mẹ, phải biết kính trên nhường dưới và biết tôn trọng lẫn nhau. Đối với bạn bè cần phải biết khó khăn như thế nào mới có được tình bạn như vậy cho nên bản thân mỗi chúng ta cần phải cẩn trọng với hành động và quyết định của mình trong lúc nóng giận

Đôi khi bản thân sự nhường nhịn đến từ sự vị tha và bao dung, bởi đức tính này sẽ là nền tảng cho cách xử sự của con người trong cuộc sống. thay vì bực tức trả đũa hay có những hành động quá mức thì con người chúng ta nên rèn luyện bản thân và có những mức quy định cho bản thân riêng biệt

Không một ai sinh ra đã là người tốt, không một mối quan hệ nào mới bắt đầu đã bền vững. chúng ta mỗi người trong xã hội này nếu không khôn khéo không biết nhường nhịn thì bản thân chúng ta không bao giờ trưởng thành được. Hơn thế nữa một điều nhịn chín điều lành ông cha ta chưa bao giờ khuyên sai cho con cháu mình. Học được từ câu nói đức tính nhẫn nhịn và vị tha, cuộc sống không chỉ là sự nhân lại mà còn là sư cho đi. Cuộc sống không chỉ có cạnh tranh mà còn là sự hài hòa giữa sống và vị tha.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Một điều nhịn chín điều lành - mẫu 15

Nhân dân ta từ xưa đến nay luôn coi trọng hòa khí “Dĩ hòa vi quý" (sống chan hòa, yêu thương). Vì vậy, trước những sự xích mích, trước những điều bực bội, dân gian thường nhắc nhở nhau: “Một điều nhịn, chín điều lành”. “Một” và “chín” chỉ là những con số ước lệ, chúng thể hiện quan niệm của dân gian về mối quan hệ giữa tính nhẫn nhịn và sự bình yên: nếu biết nhẫn nhịn một chút thì sẽ có được hòa khí, sự yên bình lâu dài. Ý cả câu khuyên con người nên bình tĩnh, biết nhẫn nhịn, tránh nóng nảy để giữ hòa khí. Ở đây, ta cần hiểu “nhịn” không có nghĩa là thua kém, mà là nhường nhịn, im lặng, lùi một bước; nhịn khi người khác không đủ bình tĩnh, tỉnh táo. Trong cuộc sống, chỉ có kẻ tầm thường, tiểu nhân mới không biết nhường nhịn, hay so đo, chấp vặt. Bạn đang đi ngoài đường, bất chợt có người sấn sổ lại mắng bạn tới tấp vì những lí do bạn không hiểu nổi. Kẻ tầm thường sẽ nóng nảy đối lại, đôi bên to tiếng không ai chịu ai có thể xảy ra xô xát. Người biết nhẫn nhịn sẽ chờ người kia bình tĩnh lại, hỏi đầu đuôi sự việc, tìm ra những nhầm lẫn để giải quyết. Làm như vậy không những tránh được xô xát mà còn giành được sự tôn trọng, vị nể của người khác. Nhưng “nhịn” cũng không có nghĩa là nhu nhược, hèn nhát, khi cần vẫn phải biết đấu tranh để thắng cái ác, cái phi lí. Trong cơ quan, công sở, là nhân viên biết rõ những hành vi phi pháp, tham ô, nhận hối lộ của cấp trên, sẽ có người im lặng không dám tố cáo. Đó là biểu hiện của sự nhu nhược, hèn nhát. “Nhịn” như vậy chẳng những không lành cho bản thân về lâu dài mà còn để hoạ cho xã hội. Lại có khi, trong cuộc sống, bạn bị một người khác, một thế lực khác khống chế về mặt nào đó chẳng hạn như tống tiền, bạo lực gia đình,... nêu bạn im lặng, không dám tố cáo, đấu tranh thì bạn sẽ phải gánh chịu những hậu quả thật tồi tệ. Tình cảnh đất nước ta trong một thời gian dài lịch sử cũng là một minh chứng sinh động cho điều này. Giặc phương Bắc xâm lược, đô hộ hơn một ngàn năm, thực dân Pháp, đế quốc Mĩ xâm chiếm áp bức, bóc lột,... nếu dân ta cứ nuốt nhục mà không đứng dậy khởi nghĩa, đánh đuổi lũ xâm lăng thì ngày nay hỏi nước ta sẽ đi đến đâu? Vậy là, “Một điều nhịn, chín điều lành” nhưng cần hiểu rõ bản chất đích thực của từ “nhịn” ở đây để tránh những điều đáng tiếc.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Một điều nhịn chín điều lành - mẫu 16

Có thể nói rằng kho tàng tục ngữ của dân gian ta vô cùng rộng lớn. Đâu đâu chúng ta cũng có thể tìm được những câu ca dao tục ngữ của cha ông ta để lại. đi cùng năm tháng những câu nói đã trở thành những bài học quý báu cho tất cả chúng ta. Câu nói 1 điều nhịn 9 điều lành cũng là một câu nói như thế.

Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ trên 1 điều nhịn là số ít so với 9 điều lành chính là số nhiều, hai con số này đối nghịch với nhau. Cái mà chúng ta mất đi chỉ là con số ít ỏi 1, còn cái mà chúng ta thu về là cả chín điều lành, có khi còn hơn cả thế. Câu nói trên có ý nghĩa khuyên chúng ta nên biết nhường nhịn nhau để những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bản thân và những người xung quanh.

Sự nhường nhịn sẽ giúp chúng ta tránh được những tai bay vạ gió trong cuộc sống. Ngay cả trong môi trường trường học cũng vậy, mặc dù những mâu thuần ở đâu chưa thực sự gay gắt nhưng chúng ta cũng nên biết nhường nhịn bạn bè một tý để tình cảm bạn bè được tốt đẹp hơn, vì thật ra những chuyện nhỏ nhặt trong môi trường học đường không đáng để chúng ta mất đi tình bạn đẹp.

Người biết nhường nhịn là người khôn ngoan, dù cho ai có nói xấu thì vẫn im lặng và chứng tỏ cho biết rằng mình không phải như vậy bằng cách làm tốt những công việc của mình. Chỉ có những điều bức xúc quá thì chúng ta mới nên nói ra để giải quyết tránh gây hiểu lầm, nhưng cần giải thích với thái độ ôn hòa nhã nhặn. Điều này thể hiện được bạn là người có văn hóa và biết cách ứng xử chứ không phải giải quyết bằng nắm đấm. Nhịn ở đây không có nghĩa là nhu nhược đâu các bạn nhé mà là cách ứng xử khôn ngoan để chúng ta biết rằng mình không phải là người không biết điều.

Một quốc gia độc lập tự do là một quốc gia có đường lối chính sách đối ngoại mền dẻo biết điều gì tốt cho mình và cho nhân loại. Đất nước Việt Nam ta đã trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ chúng ta đã và đang thể hiện được chiến lược lấy nhu khắc cương của mình chúng ta đã có chiến lược đối ngoại hữu nghị hòa bình hợp tác với các nước khác trên thế giới và đã làm nền độc lập cho dân tộc. Sự khôn khéo trong các chiếc lược của chúng ta đã giúp cho đất nước tránh được thế bị cô lập và thể hiện sự nhân ái trong chế độ ta.

Ở bất kỳ hoàn cảnh nào cũng vậy mâu thuẫn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, điều quan trọng là chúng ta biết điều hòa chúng và giải quyết những vấn đề đó ra sao để có một cuộc sống luôn tốt đẹp xã hội văn minh.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Một điều nhịn chín điều lành - mẫu 17

Tục ngữ là túi khôn dân gian. Tục ngữ chứa đựng kinh nghiệm sống, thái độ ứng xử của cha ông. Câu tục ngữ “Một điều nhịn, chín điều lành” cho ta bài học quý giá về cách xử thế. Trong cuộc sống, nếu biết nhường nhịn, mềm mỏng một chút thì ta sẽ được mọi sự thuận lợi, yên ổn, an lành. Quan niệm xử thế trên giúp ta bình tĩnh, thận trọng trong nhìn nhận sự việc. Việc bình tĩnh, thận trọng giúp ta tránh được những phiền phức, mâu thuẫn không đáng có, đồng thời tạo cho ta nhiều thuận lợi trong cuộc sống. Có nhiều tấm gương xử thế đúng đắn: ta có bạn tốt nhưng tính tình nóng nảy. Khi bạn nóng giận, thiếu kiềm chế, ta cần nhịn bạn, chờ bạn hết nóng giận để khuyên can, nói điều phải trái … Cũng cần phân biệt nhường nhịn không có nghĩa là hèn nhát: bị áp bức mà nhịn nhục, thấy điều đúng mà không dám bênh vực, không dám chống lại cái xấu. Cần bình tĩnh, nhẫn nại, khiêm tốn trong quan hệ hằng ngày nhưng phải biết đấu tranh bảo vệ cải đúng, cái cao cả.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Một điều nhịn chín điều lành - mẫu 18

Tính bao dung và tinh thần đoàn kết là những giá trị truyền thống vẹn nguyên qua thời gian trong văn hóa của dân tộc ta. Trong báu vật của chúng ta, câu ca dao và tục ngữ có câu nói "Một điều nhịn chín điều lành," để tôn vinh triết lí tích cực của cuộc sống.

Ở đây, "nhịn" đơn giản là khả năng chịu đựng, giữ lòng nhân ái và hòa giải mọi xung đột khi chúng ta đối diện với những thách thức căng thẳng. "Điều lành" đại diện cho sự yên bình và hạnh phúc. Tóm lại, tục ngữ này ca ngợi tầm quan trọng của lòng khoan dung và sẵn sàng hy sinh cái tôi vì mục tiêu xây dựng một cuộc sống hòa hợp.

Thật sự, chỉ cần một lời nhịn nhường có thể mang lại nhiều điều lành lớn lao, và một khoảnh khắc bình tĩnh có thể tạo ra nhiều cơ hội quý báu. Sự không đồng tình, xung đột và quan điểm đối lập là điều tất yếu trong cuộc sống. Con người không ai hoàn hảo và không phải ai cũng đồng tình với chúng ta về mọi vấn đề. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là cách chúng ta đối xử với nhau trong những thời điểm khó khăn. Nhiều người đã vì sự nóng giận mà đánh mất bản thân và những thứ quý báu. Mất nhẹ thì có thể là tài sản, mất nặng thì là mất đi tình thân hoặc thậm chí tính mạng. Sự nhường nhịn giúp chúng ta yêu thương và hiểu biết lẫn nhau, cung cấp cơ hội để sửa chữa và phát triển.

Người biết kiểm soát cảm xúc và đối xử với người khác một cách tử tế mới đáng kính trọng. Ví dụ về điều này có thể thấy trong lịch sử. Những vị lãnh tụ tôn quý đã được tán dương là những người có lòng nhân hậu và sự bao dung. Ngược lại, những người hung ác thường nổi giận và tàn ác, dẫn đến sụp đổ của họ.

Để áp dụng câu tục ngữ này một cách hiệu quả, chúng ta cần phân biệt giữa sự nhường nhịn và sự yếu đuối, việc không bày tỏ quan điểm của mình. Con người cần biết cách thích nghi với từng tình huống và hoàn cảnh, như dòng chảy của một con sông.

Vì vậy, tục ngữ này là một bài học quý báu về sự hòa hợp và hòa bình, dù có bất kỳ biến cố gì xảy ra. Chỉ cần chúng ta biết cách kiểm soát cảm xúc và thích nghi với tình huống, chúng ta sẽ luôn trải qua những trải nghiệm tốt đẹp trong cuộc sống.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Một điều nhịn chín điều lành - mẫu 19

Trong cuộc sống, không thể tránh khỏi những thử thách và va chạm, khiến cho chúng ta cảm thấy khó xử. Tuy nhiên, thay vì dấn thân vào cuộc tranh cãi và đua đòi, chúng ta có thể tìm đến sự im lặng để giữ cho tâm hồn mình bình tĩnh trước khi đưa ra cách giải quyết. Có một câu nói rất hay, đó là: "Một điều nhịn, chín điều lành."

Khi chúng ta đối diện với sự nóng nảy của người khác, khi bị đối xử không công bằng hoặc thậm chí bị hại, thay vì phản ứng mạnh mẽ và gây thêm rối, chúng ta có thể lựa chọn sự im lặng để giữ tâm trí trong tình trạng bình tĩnh. Sau đó, chúng ta có thể suy nghĩ và tìm cách giải quyết vấn đề một cách hòa nhã, từ đó tạo ra sự bình yên và an lành. Câu nói này thể hiện sự quan trọng của việc kiểm soát bản thân trước những xung đột, giúp tránh được những hậu quả không mong muốn và duy trì sự hòa hợp.

Khả năng "nhịn" này cũng phản ánh sự khéo léo và tinh tế của mỗi con người. Người khôn ngoan luôn chọn cách xử lý vấn đề khi tinh thần rất bình tĩnh, trong khi người quá tham chiến thường tự đẩy mình vào cuộc xung đột một cách không cần thiết. Bằng cách nhường nhịn, chúng ta có thể kiểm soát tình hình và quan hệ của mình, giúp cho mọi việc diễn ra theo hướng tích cực hơn.

Hơn nữa, người biết nhường nhịn thường được người khác tôn trọng và đánh giá cao. Nếu chúng ta thiếu đi tính cách này, có thể dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn. Nhường nhịn là một đức tính tốt đẹp, nó phản ánh nhân cách của mỗi người. Đặc biệt đối với chúng ta, những người trẻ, là những người chịu trách nhiệm cho tương lai đất nước, việc rèn luyện và hoàn thiện bản thân thông qua việc học cách nhường nhịn và duy trì bình tĩnh trong mọi tình huống là vô cùng quan trọng. Cuộc sống ngắn ngủi, chúng ta chỉ có một lần duy nhất, hãy sống thật đẹp, thật trọn vẹn và để lại những dấu ấn tích cực trong cuộc sống.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Một điều nhịn chín điều lành - mẫu 20

Kho tàng văn học dân gian Việt Nam chứa đựng rất nhiều ca dao và tục ngữ thú vị, mang trong mình sự khuyên răn về những đức tính tốt đẹp của con người trong cuộc sống hàng ngày. Trong số những biểu ngữ này, không thể không nhắc đến câu tục ngữ "Một điều nhịn là chín điều lành," đưa ra lời khuyên quý báu về việc biết kiềm chế, hiền lành và không để lòng hung hăng, xung đột gây ra rắc rối cho chính bản thân và người khác. Một sự nhượng bộ nhỏ có thể mang lại lợi ích to lớn, bởi số lượng những điều tốt đẹp có thể thu được từ việc này là vô cùng đáng kể.

Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp những tình huống khó khăn, những sự xung đột và những lời nói gây phiền lòng, khiến ta cảm thấy buồn bãi và tức giận. Tuy nhiên, trong những lúc như vậy, nếu chúng ta có thể kiềm chế, thể hiện lòng nhẫn nhịn và sẵn sàng nhường nhịn, thì mọi sự cố sẽ tan biến một cách êm đẹp. Cuộc sống ngày càng phát triển, mọi người đối mặt với áp lực và bận rộn, dễ dàng trở nên cáu giận. Nếu chúng ta áp dụng triết lý này, chúng ta có thể giảm thiểu các xung đột và va chạm không cần thiết.

Khả năng "nhịn" này phản ánh sự khôn ngoan và sự khéo léo của mỗi con người. Người thông thái luôn thận trọng và bình tĩnh trong xử lý vấn đề, trong khi những người quá tự tin thường thích tranh cãi để bảo vệ quan điểm của họ. Khi chúng ta biết kiểm soát cảm xúc và nhượng bộ, chúng ta có thể kiểm soát tình huống và quan hệ của mình, và từ đó, mọi việc sẽ diễn ra theo hướng tích cực hơn.

Tuy nhiên, việc nhường nhịn không có nghĩa là phải yếu đuối và không thể đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng. Chúng ta cần áp dụng sự nhượng bộ vào đúng thời điểm, đúng ngữ cảnh và đúng với sự thật, không nên dễ dàng tha thứ cho tội phạm, để họ có cơ hội trốn thoát khỏi trách nhiệm và hậu quả của hành động sai trái. Nhượng bộ không chỉ gây hại cho bản thân mà còn ảnh hưởng xấu đến xã hội.

Để thực sự học được bài học về "nhịn," chúng ta cần biết khi nào nên giữ im lặng, lắng nghe để hiểu rõ mình, rút kinh nghiệm từ sai lầm và tôn trọng ý kiến của người khác. Để đạt được cuộc sống bình an và tốt đẹp, chúng ta phải nỗ lực không ngừng, tự hoàn thiện để trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Một điều nhịn chín điều lành - mẫu 21

Bao dung, đoàn kết là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn xưa đến nay. Kho tàng ca dao tục ngữ có câu “Một điều nhịn chín điều lành” để nói về đạo lí sống tích cực này.

Ở đây, “nhịn” tức là biết nhẫn nhịn, bỏ qua những xích mích để hòa giải êm đẹp khi gặp một vấn đề căng thẳng nào đó trong cuộc sống. “điều lành” thì chỉ sự bình yên và an lành. Tóm lại, câu tục ngữ đã đề cao vai trò của tinh thần khoan dung, biết nhường nhịn. Đó là lời khuyên răn con người nên sống chan hòa, nhân ái, dẹp bỏ cái tôi ích kỉ để xây dựng cuộc sống hòa hợp.

Quả thực, chỉ “một điều nhịn” mà có thể mang tới “chín điều lành”, chỉ một giây phút bình tĩnh có thể mang lại cho con người bao cơ hội quý giá. Bất đồng, mâu thuẫn, trái quan điểm là những điều tất yếu trong cuộc sống. Con người vốn dĩ không ai hoàn hảo, càng không có chuyện tất cả mọi người đều có cùng quan điểm về mọi vấn đề. Thế nhưng, điều quan trọng hơn cả là cách ta đối nhân xử thế trong những phút giây căng thẳng.Nhiều người vì nóng giận mà đánh mất đi chính mình và cả những thứ quý báu. Nhẹ thì là tài sản, nặng thì mất đi tình thân hay thậm chí cả tính mạng. Nhường nhịn khiến con người biết yêu thương, thấu hiểu lẫn nhau và đem đến cho ta cơ hội để sửa chữa. Người biết nóng giận hay hơn thua thì không thiếu, nhưng người biết nhường nhịn thì mới đáng khâm phục. Ta có thể thấy ví dụ thực tiễn ngay trong lịch sử. Từ xưa, những vị minh quân thường được ca ngợi là người nhân hậu, bao dung. Ngược lại, bạo quân thường nóng giận, tàn ác và sớm muộn dẫn đến kết cục mất nước.

Để áp dụng câu tục ngữ một cách đúng đắn, ta cần biết phân biệt giữa tinh thần nhường nhịn, cao thượng với sự nhu nhược, đớn hèn, không dám bày tỏ quan điểm. Con người sống nên biết cách uốn mình như dòng chảy của sông, tùy từng thời điểm và hoàn cảnh mà cư xử.

Như vậy, câu tục ngữ chính là một bài học quý báu rèn giũa cho ta sự hòa nhã, hòa bình dù có bất kì chuyện gì xảy ra. Chỉ cần ta biết cách kiềm chế cảm xúc và điều chỉnh hành vi ứng xử phù hợp thì ta sẽ luôn nhận được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Một điều nhịn chín điều lành - mẫu 22

Trong cuộc sống, chúng ta thường đối diện với những xung đột và sự khác biệt trong quan điểm. Mỗi người đều có cách riêng để xử lý những tình huống này. Để giúp chúng ta không bị quá nhiệt, người xưa đã truyền đạt thông điệp thông qua câu tục ngữ: "Một điều nhịn, chín điều lành".

Khi chúng ta đối mặt với sự nóng nảy của người khác, hoặc gặp phải sự xấu xa hoặc hại chúng ta, thay vì trả đũa hoặc làm lớn vụ việc, chúng ta nên giữ lại sự im lặng và tìm cách xử lý vấn đề một cách thấm thoát, đó chính là "một điều nhịn". Chín điều lành đại diện cho sự hòa bình và thịnh vượng. Câu tục ngữ này khuyên chúng ta rằng, khi đối mặt với sự nóng nảy và thái độ không thể kiểm soát của người khác, hãy biết kiềm chế bản thân để tránh những hậu quả không mong muốn và giữ cho mọi thứ duy trì trong tình trạng bình yên.

Sự nhường nhịn giúp chúng ta kiểm soát tình huống và cải thiện mối quan hệ, giúp mọi việc diễn ra một cách suôn sẻ hơn. Không phải ai cũng có khả năng này, nên những người biết nhường nhịn thường được người khác tôn trọng và đánh giá cao. Trong cuộc sống, nếu chúng ta không thể hiện tính nhường nhịn, sẽ gây ra nhiều vấn đề và xung đột. Những cuộc tranh cãi và xô xát có thể dẫn đến sự hủy hoại tình cảm. Nhường nhịn là một phẩm chất đáng trân trọng mà mỗi người nên rèn luyện.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người sống với tính cách tự ái, nóng nảy, sẵn sàng đấu tranh cho quyền lợi cá nhân và coi việc giành chiến thắng là trên hết. Tính cách này có thể gây ra những hậu quả không lường trước, và những người như vậy thường bị chỉ trích và phê phán.

Mỗi người có quyền lựa chọn cách sống và cách đối xử với người khác. Chúng ta nên luôn giữ bình tĩnh trong mọi tình huống, suy nghĩ kỹ trước khi hành động và nói lời, để tránh hối tiếc về những quyết định của mình sau này.

Suy nghĩ về câu tục ngữ Một điều nhịn chín điều lành - mẫu 23

Từ xa xưa cho đến hiện nay, ca dao và tục ngữ vẫn mang trong mình sức mạnh giáo dục sâu sắc, hỗ trợ mỗi cá nhân hoàn thiện tâm hồn và hướng tới cuộc sống thịnh vượng hơn. Theo dòng thời gian, những câu nói truyền thống này luôn chiếm vị trí quan trọng trong tâm hồn của người dân Việt Nam. Một trong những câu tục ngữ đặc biệt là: "Một điều nhịn chín điều lành". Trước hết, hãy cùng đi sâu vào ý nghĩa của câu tục ngữ này. "Nhịn" ở đây đề cập đến việc kiềm chế, nhượng bộ trong giao tiếp và hành động. "Lành" đại diện cho kết quả tốt lành mà chúng ta mong muốn. Cả "một" và "chín" đều chỉ số phiếm chỉ. Do đó, câu tục ngữ này muốn truyền đạt ý nghĩa rằng: Chúng ta nên kiên nhẫn, nhượng bộ một chút để đạt được kết quả tốt lâu dài. Câu tục ngữ này thể hiện sự tinh tế trong cách người xưa hành xử. Tại sao họ lại đưa ra lời khuyên này? Trong cuộc sống, không phải lúc nào cũng suôn sẻ và thuận lợi. Đôi khi, chúng ta sẽ gặp khó khăn, xung đột gây khó chịu, tức giận, khiến chúng ta mất bình tĩnh. Trong những tình huống như vậy, nếu chúng ta hành động quá nhanh, vội vàng, và xác định phải tìm hiểu đến cùng, kết quả không chỉ không như mong muốn mà còn có thể gây rạn nứt trong các mối quan hệ. Trong những thời điểm như vậy, chúng ta cần giữ bình tĩnh, xem xét kỹ lưỡng, sử dụng lời nói nhã nhặn, thậm chí sẵn sàng chấp nhận tổn thất cá nhân để bảo vệ lợi ích và duy trì mối quan hệ lâu dài. Trong bất kỳ tập thể nào, không biết nhường nhịn có thể dẫn đến xung đột nội bộ. Ví dụ, nếu vợ chồng hoặc bạn bè cãi nhau mà không ai chịu nhượng bước, tình cảm sẽ suy yếu và mối quan hệ khó duy trì. Do đó, việc hiểu biết và chấp nhận nhau là cần thiết để tránh xung đột không đáng có. Hung đạo đại vương Trần Quốc Tuấn không chỉ là một nhà quân sự tài năng mà còn biết cách giữ lấy tình thân trong gia đình, đồng hành cùng Trần Quang Khải để đánh bại giặc Mông Nguyên ba lần. Trong cuộc thương lượng và đàm phán, các nhà ngoại giao cũng phải cẩn thận và linh hoạt, nhượng bộ từng bước để đạt được lợi ích chung. Tuy nhiên, câu tục ngữ này không đồng nghĩa với việc dễ dãi, yếu đuối, hay chỉ biết tuân theo ý người khác. Sự nhượng bộ ở đây có nghĩa là một sự lựa chọn thông minh để đạt được mục tiêu lớn hơn. Tuy nhiên, để bảo vệ danh dự và lợi ích cá nhân, chúng ta cũng phải đứng vững để người khác không lợi dụng sự nhường nhịn của chúng ta. Sự kiên nhẫn chỉ mang lại lợi ích khi chúng ta bảo vệ cái đúng và không bị lừa dối. Câu tục ngữ này cũng góp phần phê phán những người không biết nhường nhịn, tham lam và tính toán cá nhân. Những người như vậy thường làm mất lòng tin của người khác trong cuộc sống và không thể xây dựng mối quan hệ tốt bằng cách không tuân theo bài học của tục ngữ truyền thống. Chúng ta cần áp dụng những giá trị mà tục ngữ này truyền đạt để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và đạt được thành công trong công việc. Chỉ khi chúng ta biết cân nhắc và nhường nhịn đúng lúc, chúng ta mới có thể tận hưởng sự hòa thuận và bình yên kéo dài. Câu tục ngữ là một kho báu trong cuộc sống, sẽ luôn bên chúng ta suốt quãng đời. Chúng ta có thể thấy sự sâu sắc và sự tinh tế trong trí tuệ và c ách hành xử của người xưa thông qua những câu nói truyền thống như vậy.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác