Top 30 Kể lại một truyện ngụ ngôn
Tổng hợp các bài văn Kể lại một truyện ngụ ngôn hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Kể lại một truyện ngụ ngôn (mẫu 1)
- Kể lại một truyện ngụ ngôn (mẫu 2)
- Kể lại một truyện ngụ ngôn (mẫu 3)
- Kể lại một truyện ngụ ngôn (mẫu 4)
- Kể lại một truyện ngụ ngôn (mẫu 5)
- Kể lại một truyện ngụ ngôn (mẫu 6)
- Kể lại một truyện ngụ ngôn (mẫu 7)
- Kể lại một truyện ngụ ngôn (mẫu 8)
- Kể lại một truyện ngụ ngôn (mẫu 9)
- Kể lại một truyện ngụ ngôn (mẫu khác)
Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 1
Trong buổi bán hàng ế ẩm, năm ông thầy bói ngồi nói chuyện, phàn nàn việc không biết hình thù con voi ra sao. Cả năm đang tán gẫu đôi lời như vậy thì bỗng nghe thấy người ta nói có voi đi qua. Vì vậy, năm ông thầy đã cùng nhau góp tiền để biếu người trông nom và điều khiển voi, xin cho voi dừng lại để được xem con vật này. Thế nhưng, khi xem voi, mỗi thầy lại xem bằng cách sờ một bộ phận khác nhau như vòi, ngà, chân, tai hay đuôi. Sau khi đã thỏa mãn sự thắc mắc của bản thân, năm thầy cùng ngồi lại và bàn tán. Thầy sờ vòi nói con voi sun sun như con đỉa. Thầy sờ ngà lại không đồng ý, cho rằng nó giống cái đòn cán. Thầy sờ tai phản bác ý kiến của hai thầy kia, khẳng định con voi như cái quạt thóc. Đến lượt thầy sờ chân lại phát biểu con voi sừng sững giống cái cột đình. Cuối cùng thầy sờ đuôi tổng kết lại rằng câu trả lời của bốn thầy đều sai, con voi có hình tua tủa như chổi sể cùn. Vì năm thầy ai cũng cho mình là đúng, ai cũng cho rằng người kia nói sai nên năm thầy đã xô xát, đánh nhau đến toác đầu, chảy máu.
Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 2
Một buổi sáng nọ, khi đang cùng nhau đi trong lối mòn của rừng cây, hai người bạn bất chợt gặp một chú gấu. Vì chú gấu đột ngột nhảy vồ ra nên đã làm cả hai người không kịp chuẩn bị ẩn nấp. Người bạn đi phía trước may mắn nhìn thấy một cành cây nên đã túm lấy và trèo lên đó, ẩn mình sau những đám lá xum xuê. Người bạn đi sau thấy tình huống trước mặt quá nguy cấp mà bạn lại bỏ mình ở phía dưới nên đã quyết định nằm bẹp xuống đất, vùi mặt vào trong cát. Chú gấu trông thấy có người nằm trên mặt nên đã tiến đến xem xét. Chú ta dùng mõm dí vào tai cậu bé rồi ngửi ngủi nhưng ngửi mãi mà không bắt hơi được thứ gì. Nó tưởng người nằm trên đất đã chết nên đành hú lên một tiếng thật dài rồi lắc đầu bỏ đi. Thấy chú gấu hung dữ kia đã đi xa, người bạn trên cành cây mới từ từ tụt xuống và tiến đến hỏi người bạn của mình: "Ông gấu thì thầm với cậu điều gì đó?". Đứng trước sự việc vừa rồi, người nằm trên đất đã vô cùng thất vọng về bạn mình nên đã đáp lại rằng "Ông ấy bảo tớ rằng, không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn".
Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 3
Tập thể bác Tai, lão Miệng cùng cô Mắt, cậu Chân và cậu Tay vẫn hưởng thụ cuộc sống yên bình với nhau từ trước đến nay. Bỗng nhiên, có một ngày cô Mắt than thở với cậu Chân, cậu Tay về việc tất cả đều làm việc mệt nhọc từ ngày này qua ngày khác, chỉ có lão Miệng không làm gì mà ngồi ăn không. Vì thế, cô đã rủ cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa để xem lão Miệng có sống được hay không. Nghe vậy, cậu Chân, cậu Tay cùng đồng thanh lên tiếng, nói rằng cả ba phải đi gặp lão để nói ra quyết định này. Trên đường tìm đến nhà lão Miệng, cả ba đi qua nhà bác Tai nên đã dừng lại và nói cho bác nghe việc mọi người sẽ không làm để cho lão ăn nữa. Cuối cùng, bác Tai đồng ý cùng cô Mắt, cậu Chân, cậu tay tới nhà lão Miệng. Đến nơi, họ không nói lời chào hỏi mà đã thẳng thắn nói ra quyết định từ này sẽ không làm bất cứ việc gì để nuôi lão nữa. Trước những lời nói bất ngờ ấy, lão Miệng rất ngạc nhiên và mong muốn cùng nhau bàn bạc để đưa ra ý kiến chung nhưng không ai đồng ý. Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân cùng cậu Tay kiên quyết không bàn bạc thêm gì nữa. Nói xong, tất cả kéo nhau ra về. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, cả bốn đều không chạm vào bất cứ việc gì. Cứ tưởng làm vậy sẽ trở nên nhẹ nhàng thoải mái nhưng sau đó, tất cả trở nên mệt mỏi. Cô Mắt lúc nào cũng lờ đờ, hai mí nặng trĩu như buồn ngủ mà không thể ngủ được. Bác Tai thì trở nên ù ù như có lúa xay ở bên trong. Cậu Chân, cậu Tay đều mệt mỏi nên không muốn cất mình lên chạy nhảy, vui đùa nữa. Nhận ra sai lầm, Bác Tai đã giải thích cho cô Mắt, cậu Chân và cậu tay nghe. Hiểu rõ mọi chuyện, cả bốn đã gượng dậy đi đến nhà lão Miệng. Tới nơi, tình hình lão Miệng cũng không khả quan hơn là bao khi cả hai môi lão nhợt nhạt, hàm răng khô khốc. Thấy vậy, bác Tai và cô Mắt đã vực lão dậy, cậu Chân cùng cậu Tay thì đi kiếm thức ăn. Sau khi lão Miệng được ăn uống bổ sung đầy đủ dưỡng chất, tất cả bọn đều trở nên tỉnh táo và khoan khoái trở lại. Từ đó về sau, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt cùng cậu Chân và cậu Tay lại sống hòa thuận và yêu thương nhau, mỗi người đều chăm chỉ làm việc của mình mà không ai tị nạnh ai.
Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 4
Ngày xưa, có một anh làm nghề thợ mộc. Anh quyết định đẽo cày để bán bằng cách dùng ba trăm quan tiền mua gỗ về làm.
Vì mở cửa hàng ven đường nên có rất nhiều người đến xem. Một hôm nọ, có người đến và nói:
- “Anh phải đẽo cho cao, thế thì mới dễ cày”.
Anh nghe là phải, liền làm theo. Người khác lại khuyên anh nên đẽo nhỏ hơn mới dễ cày. Thấy người đó nói có lí, anh cũng nghe theo. Hôm nữa, người kia bảo anh phải đẽo to gấp ba, bốn lần để voi cày khai hoang. Người thợ mộc biết thế, liền đẽo bao nhiêu cày to gấp mấy lần cày cũ đem ra bán. Ngày tháng trôi qua, dù đã làm theo lời mọi người nhưng anh vẫn không bán được chiếc nào. Cuối cùng, đống gỗ hỏng hết và phải bỏ đi. Lúc ấy, anh mới hối hận vì hành động của mình.
Bởi chuyện này mới có thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” để khuyên răn những người thiếu chính kiến mà làm mất cơ nghiệp.
Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 5
Cái giếng sụp vốn là nơi ở quen thuộc của chú ếch nọ. Một ngày kia, nó ngồi trong giếng rồi nói với con rùa lớn ở biển đông về cảm xúc của mình khi sống trong giếng. Ếch ta cảm thấy khoan khoái vì nó có thể tự do ra vào. Ếch cho rằng không loài nào sướng bằng mình, một mình một chiếc giếng sụp, tự do bơi lội. Sau đó, ếch rủ rùa vào bơi:
- “Sao anh không vào giếng tôi một lát cho biết?”
Thấy vậy, rùa lớn làm theo. Nhưng khi vừa mới đút cái chân trái vào giếng thì chân phải đã bịt kín miệng giếng. Nó rút chân ra khỏi rồi bảo với ếch về sự rộng lớn của biển đông: - “Biển đông mênh mông, ngàn dặm đã thấm gì, sâu thăm thẳm, ngàn nhẫn đã thấm gì. Từ thời vua Vũ đến thời vua Thang, biển đông vẫn không hề thay đổi. Đó là cái vui lớn của biển đông.”.
Nghe đến đó, ếch vô cùng bất ngờ, cảm thấy hoảng hốt, bối rối.
Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 6
Con mối ngồi trong nhà trông thấy đàn kiến đang tha mồi về tổ liền lên tiếng chế giễu “Kiến ơi, các chú làm ăn tối ngày. Việc gì mà phải khổ sở như thế?”. Mối thấy đàn kiến làm lụng suốt mà vẫn gầy gò, ốm yếu. Trong khi, mối chẳng cần làm gì cũng có cái ăn. Đáp lại lời của mối, kiến giải thích bản thân phải vất vả là vì đàn, vì tổ. Đồng thời trách mối không biết vun vén, chăm lo cho chỗ ở của mình. Nếu mối cứ đục rỗng mọi thứ thì cuối cùng cũng bỏ mạng vì hành động của bản thân.
Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 7
Bà Trần là bà đỡ nổi tiếng ở huyện Đông Triều. Một đêm nọ, nghe có tiếng gõ cửa, bà ra mở nhưng chẳng có ai. Bỗng từ đâu, có con hổ chồm tới dẫn bà đi. Bà hoảng sợ chết khiếp. Lúc tỉnh táo lại, bà thấy hổ dùng một chân chạy, một chân rẽ lối. Đến ngọn núi sâu trong rừng, hổ dừng lại và thả bà xuống. Trước mắt bà là một con hổ cái đang quằn quại, bà tưởng nó định ăn thịt nên sợ hãi, không dám động đậy. Nhìn thấy hổ đực chảy nước mắt và cái bụng hổ cái như có gì động đậy, bà liền hòa thuốc kích đẻ với nước suối cho nó uống. Cảm thấy hổ cái đỡ đau, bà lấy tay xoa bụng cho nó. Một lát sau, hổ cái sinh con. Niềm vui sướng hiện rõ qua hành động đùa giỡn với con mình của hổ đực. Hổ đực đến bên, quỳ chân trước nền đất rồi nhìn bà, lúc sau đem đến một khối bạc. Bà biết hổ tặng mình nên nhận lấy rồi cất cẩn thận. Nhờ sự chỉ dẫn của hổ, bà đã ra khỏi rừng. Khi bà đi đã xa, hổ gầm lớn rồi quay trở về rừng. Về đến nhà, bà bỏ bạc ra cân được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, bà đã sống sót nhờ số bạc đó.
Một tiều phu nọ đang kiếm củi ở chân núi trên đất Lạng Giang thì thấy cây cối trong thung lũng trước ngọn núi rung lên không ngớt. Vì tò mò nên bác vác búa đến xem. Vừa đến nơi, bác thấy con hổ trán trắng, to như con bò đang vật vã, lăn lộn, thỉnh thoảng lấy chân móc họng, miệng ngoác lớn, máu chảy lênh láng. Bác tiều phu thấy khúc xương mắc sâu trong họng liền trèo lên cây hô rằng: “Đừng cắn ta, ta sẽ giúp ngươi lấy xương”. Con hổ nghe vậy liền nằm xuống, há to miệng. Người tiều phu lấy hết can đảm cho tay vào họng nó rồi lấy ra chiếc xương bò to như cánh tay. Hổ liếm mép, vừa đi vừa nhìn bác tiều. Bác tiều hô lớn, nói cho con hổ nghe về nơi ở của mình, hẹn nó có miếng ngon thì nhớ đến nhau. Về nhà mấy hôm, nửa đêm bác thấy có tiếng kêu lớn ngoài cửa. Sáng hôm sau, bác tiều mở cửa nhà thì thấy có con hươu nằm chết ở đó. Nhiều năm sau, bác qua đời. Lúc sắp chôn, con hổ năm nào đến trước mộ. Nó dùng đầu dụi vào quan tài, gầm gừ gào lớn rồi đi vòng quanh. Về sau, mỗi khi đến ngày giỗ người tiều phu, hổ lại đưa con mồi mình săn được để trước cửa nhà. Việc này diễn ra suốt mấy chục năm liền.
Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 8
Một con chuột thị trấn đã từng đến thăm một người họ hàng sống ở nông thôn. Đối với bữa trưa, Chuột đồng quê phục vụ thân cây lúa mì, rễ cây và quả đấu với một chút nước lạnh để uống. Chuột Thị trấn ăn rất tiết kiệm, nhấm nháp một ít thứ này và một ít thứ kia, và nó cho thấy rất rõ ràng rằng nó chỉ ăn những thức ăn đơn giản để tỏ ra lịch sự.
Sau bữa ăn, những người bạn đã có một cuộc nói chuyện dài, hay đúng hơn là Chuột thành phố nói về cuộc sống của cô ấy ở thành phố trong khi Chuột đồng quê lắng nghe. Sau đó, họ đi ngủ trong một cái ổ ấm cúng bên trong hàng rào cho đến sáng. Trong giấc ngủ, Chuột Đồng quê mơ thấy mình là Chuột Thành phố với tất cả những xa hoa và thú vị của cuộc sống thành phố mà bạn của cô đã mô tả cho cô. Vì vậy, ngày hôm sau khi Chuột thành phố rủ Chuột quê về nhà cùng lên thành phố, chuột đồng vui vẻ đồng ý.
Khi họ đến dinh thự mà Chuột Thị trấn sống, họ tìm thấy trên bàn trong phòng ăn những đồ thừa của một bữa tiệc rất thịnh soạn. Có kẹo và thạch, bánh ngọt, pho mát ngon, thực sự là những món ăn hấp dẫn nhất mà Chuột có thể tưởng tượng. Nhưng ngay khi Chuột đồng chuẩn bị nhấm nháp một miếng bánh ngọt nhỏ, cô nghe thấy tiếng Mèo kêu meo meo và cào vào cửa. Chuột sợ hãi chạy vội vào một chỗ ẩn nấp, chúng nằm im một hồi lâu, hầu như không dám thở. Cuối cùng, khi họ mạo hiểm quay trở lại bữa tiệc, nhưng cánh cửa đột ngột mở ra và những người hầu bước vào để dọn bàn, theo sau là Con chó của Nhà.
Lúc này cô chuột thành thị mới nói “Bạn có thể có những thứ xa hoa và sang trọng mà tôi không có, nhưng tôi thích thức ăn đơn giản và cuộc sống đơn giản của mình ở vùng nông thôn với hòa bình và sự an toán đi kèm với nó.”
Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 9
Một con hươu đang uống nước từ một dòng suối pha lê, nhìn thấy mình phản chiếu trong làn nước trong vắt. Anh ấy rất ngưỡng mộ vòm gạc duyên dáng của mình, nhưng anh ấy rất xấu hổ về đôi chân khẳng khiu của mình.
“Làm sao có thể,” anh ta thở dài, “tôi lại bị nguyền rủa với đôi chân như vậy trong khi tôi đội một chiếc vương miện lộng lẫy như vậy.”
Vào lúc đó, anh ta đánh hơi thấy một con báo và ngay lập tức đã lao vút đi trong rừng. Nhưng khi anh ta chạy, những chiếc gạc xòe rộng của anh ta bị mắc vào cành cây, và chẳng mấy chốc, con báo đã vượt qua anh ta. Sau đó, Hươu nhận ra rằng đôi chân mà anh ta rất xấu hổ sẽ cứu anh ta nếu không có những đồ trang sức vô dụng trên đầu anh ta.
Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 10
Vào một buổi tối rực rỡ khi mặt trời đang lặn dần trên bầu trời, một chú gà trống già khôn ngoan bay vào một cái cây để ngủ. Trước khi định thần lại, nó vỗ cánh ba lần và gáy thật to. Nhưng ngay khi nó sắp gục đầu dưới đôi cánh của mình, đôi mắt tròn xoe của nó thoáng thấy một tia đỏ và thoáng thấy một cái mũi dài nhọn, và ngay bên dưới nó là một con cáo.
“Bạn đã nghe về những tin tức tuyệt vời chưa?” Cáo kêu lên một cách rất vui vẻ và phấn khích.
“Tin tức gì?” Gà trống hỏi rất bình tĩnh. Nhưng anh ấy có một cảm giác kỳ lạ, sự run rẩy đang hiện hữu trong anh ấy, bởi vì, bạn biết đấy, anh ấy rất sợ Cáo.
“Gia đình của bạn và của tôi và tất cả các loài động vật khác đã đồng ý quên đi sự khác biệt của họ và sống trong hòa bình và tình bạn từ giờ trở đi mãi mãi. Hãy nghĩ về điều đó! Tôi chỉ đơn giản là không thể chờ đợi để ôm bạn! Hãy đi xuống, bạn thân mến, và chúng ta hãy ăn mừng sự kiện vui vẻ.”
“Thật tuyệt!” Gà trống nói. “Tôi chắc chắn rất vui mừng trước tin tức này.” Nhưng anh ta nói một cách qua loa, và rón rén nhón chân, dường như đang nhìn một thứ gì đó xa xăm.
“Ngươi nhìn thấy cái gì?” Cáo hơi lo lắng hỏi.
“Tại sao, tôi thấy giống như một vài con Chó đang đi về phía này. Chắc hẳn chúng đã nghe tin tốt lành và …”
Nhưng Cáo không đợi để nghe thêm. Anh ấy bắt đầu chạy.
“Đợi đã,” Gà trống kêu lên. “Tại sao bạn chạy? Những con chó là bạn của bạn bây giờ!”
“Vâng,” Cáo trả lời. “Nhưng họ có thể chưa biết tin. Ngoài ra, tôi có một việc rất quan trọng mà tôi gần như quên mất.”
Gà trống mỉm cười vùi đầu vào bộ lông và đi ngủ, vì nó đã thành công trong việc đánh lừa một kẻ thù rất xảo quyệt.
Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 11
Con cú là loài động vặt thường ngủ vào ban ngày. Rồi sau khi mặt trời lặn, khi ánh sáng màu hồng mờ dần trên bầu trời và những cái bóng từ từ xuyên qua khu rừng, cô ấy bước ra khỏi thân cây rỗng già nua và tỉnh giấc. Bây giờ tiếng “hoo-hoo-hoo-oo-oo” kỳ lạ của cô ấy vang vọng trong khu rừng yên tĩnh, và cô ấy bắt đầu cuộc săn tìm những con bọ và bọ cánh cứng, ếch và chuột mà cô ấy rất thích ăn.
Vào một buổi chiều mùa hè ngày hôm sau khi cô đang ngủ gật trong hang của mình trên cây sồi già, một con Châu Chấu gần đó bắt đầu một bài hát vui tươi nhưng rất chói tai. Cái đầu của con Cú ló ra từ cái lỗ trên cái cây dùng làm cửa ra vào và cửa sổ cho nó.
“Hãy rời khỏi đây, thưa ngài,” cô nói với con châu chấu. “Anh không lịch sự à? Ít nhất anh cũng nên tôn trọng tuổi của tôi và để tôi ngủ yên!”
Nhưng Châu Chấu trả lời một cách xấc xược rằng nó có quyền ở chỗ của mình dưới ánh mặt trời cũng như Cú có quyền ở chỗ của nó trong cây sồi già. Sau đó, anh ta đánh lên một giai điệu to hơn và vẫn còn chói tai hơn.
Con Cú già khôn ngoan biết rất rõ rãng tranh cãi với Châu Chấu hay với bất kỳ ai khác về vấn đề đó sẽ chẳng ích gì. Bên cạnh đó, đôi mắt của cô ấy không đủ sắc bén vào ban ngày để cho phép cô ấy trừng phạt Châu Chấu như anh ta đáng phải chịu. Vì vậy, cô gạt bỏ mọi lời lẽ khó nghe và nói chuyện rất tử tế với anh.
“Thưa ngài,” cô ấy nói, “nếu tôi phải thức, tôi sẽ ngồi xuống ngay để thưởng thức giọng hát của ngài. Bây giờ tôi nghĩ về điều đó, tôi có một loại rượu tuyệt vời ở đây, được gửi cho tôi từ Olympus, mà tôi là đã nói với Apollo về đồ uống trước khi anh ấy hát cho các vị thần tối cao. Xin hãy đến và thưởng thức đồ uống thơm ngon này với tôi. Tôi biết nó sẽ khiến bạn hát như chính Apollo.”
Châu chấu ngốc nghếch đã bị thu hút bởi những lời tâng bốc của Cú. Anh ta nhảy lên hang Cú, nhưng ngay khi anh ta đến đủ gần để Cú già có thể nhìn rõ anh ta, nó vồ lấy anh ta và ăn thịt anh ta.
Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 12
Có một con ếch sống trong một cái giếng nọ. Xung quanh giếng chỉ có vài anh nhái, chị cua và cậu ốc. Hàng ngày, khi ếch cất tiếng kêu của mình lên sẽ tạo ra âm thanh vang vọng khắp giếng. Những con vật nhỏ bé xung quanh đều hoảng sợ. Những lúc như vậy, ếch cảm thấy thích chí lắm. Ếch nghĩ rằng mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ bé như chiếc vung. Một năm nọ, trời mưa suốt mấy ngày. Nước mưa chảy vào giếng, đưa ếch ra ngoài. Ếch vẫn quen thói cũ, đi lại huênh hoang và cất tiếng kêu ộp ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 13
Xưa nay, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng sống cùng nhau rất hòa thuận. Một ngày nọ, cô Mắt than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng:
- Bác Tai, hai anh và tôi đều làm việc vất vả, còn lão Miệng chỉ việc ăn. Tôi thấy chúng ta không nên làm việc nữa, xem lão Miệng có sống được không.
Cậu Chân, cậu Tay thấy phải nghe vậy, cho rằng phải liền nói:
- Cô nói đúng, giờ chúng ta hãy đến nói cho lão Miệng rằng lão hãy tự lo lấy thân.
Cả ba cùng kéo đến lão Miệng. Khi đi ngang qua nhà bác Tai, họ thấy bác ngồi im lặng như nghe ngóng điều gì. Họ liền nói:
- Bác Tai ơi, chúng cháu đang định đến nhà lão Miệng. Chúng cháu muốn nói với lão rằng đã làm việc vất vả rồi. Từ nay, lão hãy tự làm lấy mà ăn. Bác có muốn đi cùng không ạ?
Bác Tai nói:
- Phải, phải… Bác sẽ đi cùng các cháu!
Họ cùng đi đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ chẳng thèm chào hỏi, mà nói thẳng với lão:
- Chúng tôi đến đây không phải để chào hỏi, mà để thông báo với rằng từ nay, chúng tôi sẽ không làm việc nuôi ông nữa. Chúng tôi đã vất vả quá nhiều rồi.
Nghe vậy, lão Miệng ngạc nhiên lắm. Lão lựa lời nói cho họ bớt giận, và bàn bạc lại:
- Chúng ta vẫn sống hòa thuận, vui vẻ. Sao nay mọi người lại có suy nghĩ như vậy? Nếu có điều gì không hài lòng, mọi người hãy nói ra để chúng ta cùng bàn bạc.
Nhưng cả bốn đều lắc đầu, cùng nói:
- Không cần bàn bạc gì cả. Chúng tôi đã quyết định như vậy rồi. Kể từ này, ông hãy tự lo lấy thân.
Từ đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa. Ngày qua ngày, họ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không muốn chạy nhảy như trước. Cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, hai mí mặt nặng trĩu. Bác Tai lúc nào cũng thấy ù ù. Cuối cùng, họ phải họp nhau lại để bàn. Bác Tai cố nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay:
- Các cháu ạ, chúng ta đều đã nghĩ sai cho lão Miệng. Nếu chúng ta không làm việc để cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả. Lão Miệng không làm đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện, hãy đến nói chuyện lại với lão.
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay nghe lấy làm phải, liền cố gượng dậy đi theo bác Tai. Đến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm khô như rang, không buồn nhếch mép. Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay vội vã đi tìm thức ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cũng thấy khỏe hơn. Từ đó, họ lại sống thân thiết như trước, không ai tị nạnh nữa.
Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 14
Một ngày nọ, nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi nói chuyện với nhau. Các thầy đều phàn nàn không biết hình thù con voi ra sao. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem.
Mỗi thầy sờ một bộ phận khác nhau. Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi. Rồi họ ngồi bán tán rất sôi nổi.
Đầu tiên, thầy sờ vòi hào hứng nói:
- Tưởng con voi thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Đến thầy sờ ngà nói:
- Nó chần chẫn như cái đòn càn.
Còn thầy sờ tai lại bảo:
- Không! Nó bè bè như cái quạt thóc.
Thầy sờ chân thì cãi:
- Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình.
Cuối cùng, thầy sờ đuôi nói:
- Các thầy đều không đúng cả. Nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
Thầy nào cũng cho rằng mình đúng, không ai nhường ai, nên đánh nhau đến toác đầu chảy máu. Truyện Thầy bói xem voi đã phê phán cái nhìn phiến diện, chủ quan của năm ông thầy bói. Từ đó ông cha ta muốn khuyên con người khi muốn hiểu biết sự vật sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 15
Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân. Nhưng Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. Một hôm, Chồn hỏi bạn:
- Này Gà Rừng, cậu có bao nhiêu trí khôn?
- Mình chỉ có một thôi.
- Ít thế thôi. Mình có tới cả trăm trí khôn kìa!
Buổi sáng nọ, đôi bạn đang dạo chơi trong rừng. Bỗng thấy một người thợ sẵn, chúng cuống quýt nấp vào một cái hang. Nhưng người thợ săn đã thấy được dấu chân của chúng. Ông mừng rỡ reo lên: "Có mà trốn đằng trời!". Thế rồi, ông thọc gậy vào hang. Gà Rừng thấy nguy cấp, liền bảo với Chồn rằng:
- Cậu có đến trăm trí khôn, hãy nghĩ kế đi!
Chồn buồn bã đáp:
- Lúc này, trong đầu mình chẳng có một trí khôn nào cả.
Suy nghĩ một lúc, Gà Rừng mới bảo Chồn:
- Mình sẽ làm như thế, còn cậu cứ thế nhé!
Mọi chuyện xảy ra như Gà Rừng đoán. Khi người thợ săn lôi Gà Rừng ra, thấy cứng đờ, tưởng đã chết. Ông ta quẳng nó xuống, rồi thọc vào hang để bắt Chồn. Thình lình, Gà Rừng vùng chạy. Người thợ săn liền đuổi theo. Chờ có vậy, Chồn ở trong hang mới chạy trốn.
Ngày hôm sau, cả hai gặp lại. Chồn bảo với Gà Rừng:
- Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình.
Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 16
Xưa có người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày.
Một hôm, có ông cụ đến nói:
- Phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày.
Người thợ mộc cho là phải liền làm theo. Mấy hôm sau lại có bác nông dân ghé vào, bảo anh ta:
- Phải đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn mới dễ cày.
Người thợ mộc nghe vậy cũng cho là có lí. Thế rồi lại có người đến bảo với anh ta:
- Ở miền núi người ta phá hoang toàn cày bằng voi, phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba kiểu gì cũng bán hết được nhiều lãi.
Nghe vậy, người thợ mộc đem hết số gỗ còn lại đẽo thành loại cho voi cày. Nhưng ngày qua tháng lại, chẳng có ai đến mua cày của anh ta.
Cuối cùng, bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Tất cả vốn liếng đều đi đời nhà ma.
Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 17
Xưa có một người thợ mộc bỏ ra ba trăm quan tiền mua gỗ về để đẽo cày. Cửa hàng của anh ta nằm ngay bên đường. Ai đi qua cũng đều ghé vào xem.
Có người nói: “Phải đẽo cày cho to, cho cao thì mới dễ cày”. Anh ta cho là phải liền đẽo cày vừa to, vừa cao. Người khác lại nói rằng: “Phải đẽo cày nhỏ, thấp hơn thì mới dễ cày”. Anh ta thấy có lí, lại làm theo. Một hôm, có người đến nói ở trên núi người ta phá hoang bao nhiêu ruộng đồng bằng voi cả. Nếu đẽo cày gấp đôi, gấp ba cho voi cày thì sẽ bán được nhiều, thu nhiều lãi. Nghe nói vậy, người thợ mộc cũng đẽo cày to gấp năm, bảy lần thứ cày thường bán ra.
Qua nhiều ngày, chẳng có ai đến mua, cũng chẳng có ai nói voi đi cày thành ruộng cả. Thành ra gỗ đều hỏng hết. Bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma. Người thợ mộc bây giờ mới biết là dại, nhưng đã quá muộn.
Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 18
Một hôm, nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mới ngồi tán gẫu. Các thầy đều phàn nàn chưa biết hình thù con voi ra sao. Bỗng nhiên, người ta nói có voi đi qua. Năm thầy liền chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem.
Mỗi ông thầy sờ một bộ phận khác nhau. Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi. Xong, họ bàn luận.
Thầy sờ vòi nói:
- Con voi sun sun như con đỉa.
Thầy sờ ngà lại phản bác:
- Không, nó chần chẫn như cái đòn càn.
Đến thầy sờ tai nói:
- Tôi thấy nó bè bè như cái quạt thóc chứ!
Thầy sờ chân thì cãi:
- Đâu, rõ ràng nó sừng sững như cái cột đình.
Thầy sờ kết luận:
- Các thầy đều sai hết cả. Nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
Năm ông thầy đều cho rằng mình đúng, không chịu nhường nhau, thành ra đánh nhau đến toác đầu chảy máu.
Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 19
Một con ếch sống trong cái giếng sâu. Xung quanh nó chỉ có vài anh nhái, chị cua và cậu ốc.
Hằng ngày, khi ếch cất tiếng kêu của mình lên là lại tạo ra âm thanh vang vọng khắp giếng. Những người bạn xung quanh nghe tiếng kêu mà cảm thấy vô cùng hoảng sợ. Nó tự cho mình là chúa tể. Mỗi khi ngước nhìn lên cao, ếch lại thấy bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung.
Một năm nọ, trời mưa tầm tã suốt mấy ngày liền. Nước mưa chảy xuống giếng, dần dần dâng cao lên đến tận miệng giếng. Ếch theo đó mà thoát ra khỏi cái giếng. Cảnh vật bên ngoài thật khác lạ. Ếch vẫn quen thói cũ, cứ bước đi huênh hoang trên đường. Nhìn lên bầu trời, nó cảm thấy ngạc nhiên vô cùng. Ở dưới miệng giếng, bầu trời chỉ bé bằng một chiếc vung. Nhưng lúc này, bầu trời rộng lớn biết bao nhiêu. Vì quá mải ngắm nhìn bầu trời mà ếch không nhìn thấy một bác trâu đi ngang qua. Bác trâu nói:
- Kìa, cậu ếch kia. Tránh đường cho ta đi!
Ếch nghe xong, liếc nhìn bác trâu, chẳng có chút sợ hãi mà cứ nghênh ngang bước tiếp. Thế rồi, nó bị bác giẫm chết lúc nào không hay.
Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” đã gửi gắm bài học rằng chúng ta không nên chủ quan, kiêu ngạo và coi thường những người xung quanh. Mỗi người cần phải biết nhìn xa trông rộng dù hoàn cảnh và môi trường sống có giới hạn.
Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 20
Từ xưa, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng vẫn sống hòa thuận với nhau. Một ngày nọ, cô Mắt than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng:
- Bác Tai, hai anh và tôi đều làm việc vất vả, chỉ có lão Miệng chỉ ăn không ngồi rồi. Tôi tính, chúng ta không làm việc nữa, xem lão Miệng có sống được không.
Cậu Chân, cậu Tay thấy phải, liền nói:
- Đúng đấy! Vậy chúng ta hãy đến nói cho lão Miệng rằng lão hãy tự lo lấy thân.
Thế rồi, Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng kéo đến lão Miệng. Ngang qua nhà bác Tai, họ thấy bác ngồi im lặng như nghe ngóng điều gì. Cả ba cùng chạy vào và nói:
- Bác Tai ơi, chúng cháu đang định đến nhà lão Miệng. Lão cần phải biết từ nay chúng cháu sẽ không làm cho lão ăn nữa. Lâu nay, chúng cháu và bác đã vất vả rồi. Bác có đi cùng không ạ?
Bác Tai tán thành ngay:
- Phải, phải… Bác sẽ đi cùng các cháu!
Thế rồi, họ cùng đi đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ chẳng thèm chào hỏi, mà nói thẳng với lão:
- Chúng tôi đến đây không phải để chào hỏi, mà để thông báo với ông rằng: Kể từ nay, chúng tôi sẽ không làm việc nuôi ông nữa. Chúng tôi đã vất vả quá nhiều rồi.
Nghe vậy, lão Miệng ngạc nhiên lắm. Lão lựa lời nói cho họ bớt giận, và bàn bạc lại:
- Xưa này, chúng ta vẫn sống hòa thuận, vui vẻ. Sao nay mọi người lại có suy nghĩ như vậy? Nếu có điều gì không hài lòng, mọi người hãy nói ra để chúng ta cùng bàn bạc.
Nhưng cả bốn đều lắc đầu, cùng nói:
- Không cần bàn bạc gì cả. Chúng tôi đã quyết định như vậy rồi. Kể từ này, ông hãy tự lo lấy thân.
Thế rồi, họ kéo nhau ra về. Từ đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa. Ngày này qua ngày khác, họ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không muốn chạy nhảy như trước, cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, hai mí mặt nặng trĩu. Bác Tai lúc nào cũng thấy ù ù. Đến ngày thứ bảy, họ không thể chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Bác Tai cố nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay:
- Các cháu, chúng ta đã sai lầm rồi. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả. Lão Miệng không làm đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện. Lão Miệng phải ăn thì chúng ta mới khỏe được.
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay nghe lấy làm phải, liền cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm khô như rang, không buồn nhếch mép. Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay vội vã đi tìm thức ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. Còn những người khác cũng thấy khỏe mạnh hơn. Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân thiết như trước, không còn tị nạnh nhau.
Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 21
Trong cái giếng nọ, có một con ếch sống đã lâu. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc… bé nhỏ. Hằng ngày, ếch đều cất tiếng kêu khiến các con vật khác sợ hãi. Thấy vậy, ếch thích thú lắm. Nó thương nhìn lên miệng giếng, tưởng rằng bầu trời chỉ bé nhỏ bằng cái vung. Còn nó thì oai phong như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to suốt ngày này qua ngày khác. Chẳng mấy, nước trong giếng dâng cao đến tận miệng. Ếch theo dòng nước ra ngoài. Cảnh vật bên ngoài đều lạ lẫm, khác hẳn với trong giếng. Ếch quen thói cũ, đi lại nghênh ngang mà không thèm để ý xung quanh. Bỗng nhiên, một bác trâu đi ngang qua, nhưng không thấy ếch. Thế rồi, nó bị bác giẫm chết lúc nào không hay.
Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 22
Chuyện kể rằng có một người thợ mộc đã dốc hết vốn liếng trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh ta ở ngay bên vệ đường, thỉnh thoảng lại có người vào xem.
Một hôm, có ông cụ đến nói:
- Anh phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày.
Nghe vậy, anh ta cho là phải, liền đẽo cày vừa cao, vừa to. Mấy hôm sau, một bác nông dân đến xem rồi bảo:
- Đẽo cày thế này sao cày được, phải đẽo cày thấp hơn và nhỏ hơn.
Cho là có lí, anh ta lại đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn. Nhưng hàng bày đầy ra mà chẳng có ai đến mua. Thế rồi, lại có người đến bảo với anh ta:
- Trên núi, người ta đang phá hoang, cày toàn bằng voi cả. Anh phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba lần để cho voi cày mới dễ bán, lãi sẽ được nhiều.
Nghe đến được nhiều lãi, anh thợ mộc liền dồn toàn bộ số gỗ còn lại, đẽo cày với kích thước lớn cho voi cày. Vậy mà, chẳng một người nào đến mua.
Bao nhiêu gỗ của anh ta đều hỏng hết. Toàn bộ vốn liếng đi đời nhà ma. Khi đó, anh ta hiểu cả tin người là dại thì đã quá muộn.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
- Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi trang 72
- Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Có nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường?
- Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Nhà trường có nên ban hành nội quy về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh?
- Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số?
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST