Top 30 Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống
Tổng hợp trên 30 bài trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống - mẫu 1
Kính thưa thầy/ cô giáo và các bạn! Trong những tiết học trước chúng ta đã được tìm hiểu các văn bản: “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Đoàn Giỏi), “Dọc đường xứ Nghệ” (Sơn Tùng) và “Buổi học cuối cùng” (Đô-đê), các văn bản đó đều có những nội dung thể hiện lòng yêu nước. Vậy lòng yêu nước là gì và được biểu hiện cụ thể như nào chắc hẳn trong mỗi bạn ngồi đây đều có câu trả lời riêng của mình. Bản thân tôi nhận thấy cả ba văn bản đều có nội dung liên quan đến tinh thần yêu nước nhưng mỗi văn bản có cách thể hiện rất khác nhau.
Trước hết chúng ta cần hiểu yêu nước là yêu mảnh đất mình sinh ra và lớn lên, yêu tiếng nói, yêu con người; là hành động sẵn sàng đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc mỗi lúc nguy nan. Vì thế mà biểu hiện của lòng yêu nước cũng khác nhau ở mỗi thời, mỗi hoàn cảnh.
Trong thời chiến tranh loạn lạc, tình yêu nước được biểu hiện là đấu tranh chống giặc ngoại xâm, như nhân vật Võ Tòng trong “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Đoàn Giỏi). Võ Tòng yêu nước được thể hiện ở việc giết tên địa chủ tham lam độc ác, ở việc làm những mũi tên tẩm độc để bắn giặc Pháp. Hành động làm vũ khí thầm lặng nhưng lại thể hiện được tấm lòng lớn lao, chính vì thế mà ông Hai đã trịnh trọng cảm ơn người anh em của mình “xin đa tạ chú! Đa tạ chú!”. Lời cảm ơn không chỉ của ông Hai mà còn của nhân dân, đất nước.
Tình yêu nước còn được thể hiện ở việc yêu tiếng mẹ đẻ, trân trọng, giữ gìn tiếng mẹ đẻ. Nhân vật thầy Ha-men trong “Buổi học cuối cùng” (Đô-đê) là gương mặt tiêu biểu cho tấm lòng yêu nước tha thiết ấy. Được tin buổi học cuối cùng, thầy đã ăn vận trang trọng khác mọi ngày với chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen…mũ lụa đen thêu, thái độ dịu dàng ân cần với học trò. Bài giảng cuối cùng của thầy say sưa dịu dàng về thứ tiếng mà thầy cho là hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất và thầy nhấn mạnh phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó. Tình cảm của thầy H-men còn được thể hiện trong những dòng chữ cuối cùng, cầm một hòn phấn dằn mạnh hết sức và thầy viết thật to “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.
Đó là tình yêu nước trong thời chiến tranh, lọa lạc, còn ở thời bình tình yêu nước lại được biểu hiện ở tình yêu gia đình, tình yêu giữa con người với von người, ở việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Trong văn bản “Dọc đường xứ Nghệ” (Sơn Tùng) tình yêu nước là câu chuyện về nhân vật lịch sử như Lý Nhật Quang chăm lo cho đời sống nhân dân, là phê phán vua Thục Phán chủ quan khinh địch để mất nước của cụ Phó bảng và các con. Yêu nước còn là việc am hiểu, giải thích cặn kẽ về các địa danh như hòn Hai Vai, núi Trống Thủng, núi Cờ Rách… là nhớ ơn đại thi hào Nguyễn Du…
Như vậy chúng ta không nên hiểu lòng yêu nước một cách hạn hẹp, chẳng hạn quan niệm: chỉ ra trận đánh giặc mới là yêu nước. Yêu nước còn được thể hiện bằng nhiều cách thức, nhiều hành động ... khác nhau. Bản thân tôi còn ngồi trên ghế nhà trường cũng thể hiện lòng yêu nước của mình bằng việc học hành thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ và thầy cô, hòa thuận với an hem, bạn bè.
Trên đây là bài nói của tôi về lòng yêu nước qua các văn bản đã học, cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy/cô và các bạn.
Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống - mẫu 2
Lòng yêu nước - một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Ba văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng (Đoàn Giỏi), Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng), Buổi học cuối cùng (Đô-đê) đều nói đến lòng yêu nước, nhưng lại thể hiện theo những cách khác nhau.
Trước hết, lòng yêu nước được hiểu theo cách chung nhất là sự gắn bó, yêu mến của con người với đất nước của mình. Lòng yêu nước được biểu hiện rất khác nhau. Trong văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”, tác giả Đoàn Giỏi đã khắc họa lòng yêu nước của người dân Nam Bộ. Điều đó được thể hiện qua nhân vật Võ Tòng, một con người có cuộc đời trải qua nhiều bất hạnh, nhưng tình nghĩa. Như bất cứ người dân Việt Nam nào, chú cũng căm ghét giặc Pháp. Trong cuộc trò chuyện với tía nuôi của An, Võ Tòng đã kể về đã chia cho tía nuôi của An về chiến công giết chết tên giặc Pháp một cách đầy sung sướng, tự hào. Chú còn chuẩn bị những mũi tên tẩm thuốc độc để giết lũ giặc Pháp và chia cho tía nuôi của An. Nhân vật Võ Tòng được xây dựng đại diện cho con người Việt Nam, có tình yêu quê hương, đất nước, lòng căm thù lũ giặc xâm lược.
Ở văn bản “Dọc đường xứ Nghệ”, lòng yêu nước được thể hiện qua lời thắc mắc của chú bé Côn hay câu trả lời của cụ Phó bảng. Ông là một người có vốn hiểu biết sâu rộng, đi đến đâu cũng giải thích cho con về lịch sử đất nước cũng như giáo dục con về lòng yêu nước. Ông kể về câu chuyện tình sử Mị Châu - Trọng Thủy, dạy các con là người thì phải biết giữ trọn khí tiết giống như vua Thục Phán nhận ra lỗi lầm của mình khiến đất nước rơi vào tay giặc đã tự kết liễu đời mình chứ không chịu đầu hàng trước quân giặc. Ông giải thích cho con về Hai Vai, hòn Trống Thủng, núi Cờ Rách là muốn nói với các con nhân dân chính là những người đã tạo nên tên núi sông, đất nước, nhân dân luôn có những ước vọng cao đẹp. Đến đền Quả Sơn thờ quan Lý Nhật Quang, ông Phó đã giải thích cho các con hiểu không phải quan nào cũng là quan tham có rất nhiều vị quan tốt bụng, giúp đỡ dân mang tới lợi ích cho nhân dân. Còn khi thăm mộ Đại thi hào Nguyễn Du, ông đã lan tỏa tới các con tinh thần yêu văn chương, nghệ thuật. Chú bé Côn cũng lắng nghe, hiểu và ý thức được lời cha dạy.
Đến văn bản “Buổi học cuối cùng”, lòng yêu nước thể hiện qua tình yêu dành cho ngôn ngữ mẹ đẻ. Nhân vật chính trong truyện là cậu bé Phrăng hiện lên với vẻ ngây thơ, hồn nhiên và nghịch ngợm cũng giống như biết bao đứa trẻ bằng tuổi. Phrăng cũng từng định trốn học để đi chơi, chểnh mảng việc học. Để rồi đến khi phải đối mặt với sự việc xảy ra quá đột ngột buổi học cuối cùng còn được học tiếng Pháp, cậu đã cảm thấy đau đớn, xót xa. Trong suốt cả buổi học, cậu chăm chú nghe thầy giảng như nuốt lấy từng lời cho đến khi tiếng chuông cầu nguyện buổi trưa vang lên báo hiệu giờ học kết thúc. Nhờ có buổi học cuối cùng này mà cậu đã hiểu được giá trị của tiếng Pháp - đó không chỉ là tiếng mẹ đẻ mà còn thể hiện lòng tự tôn, tự hào dân tộc. Nhân vật này đã giúp em nhận ra được một bài học giá trị, thêm trân trọng ngôn ngữ của dân tộc.
Tóm lại, lòng yêu nước là một truyền thống quý giá, mà bất cứ quốc gia, dân tộc nào cũng có, cần giữ gìn và phát huy.
Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống - mẫu 3
Theo em, “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Đoàn Giỏi), “Dọc đường xứ Nghệ” (Sơn Tùng) và “Buổi học cuối cùng” (Đô-đê) là ba văn bản đều nói về lòng yêu nước. Nhưng trong mỗi văn bản, lòng yêu nước được thể hiện theo những hướng khác nhau.
Trong văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”, tình yêu nước xuất phát từ tinh thần gan dạ, quả cảm của những con người bình dị, chân chất nơi núi rừng phương Nam. Hay trong văn bản “Buổi học cuối cùng”, lòng yêu nước được thể hiện qua sự yêu ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ và tình yêu nghề dạy học của thầy giáo người Pháp trong buổi học cuối cùng học bằng tiếng Pháp. Đặc biệt, chi tiết thầy giáo đứng lên, cầm phấn và viết “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!”. Đó là hình ảnh đẹp thể hiện tình yêu nước thiêng liêng, mang theo sự tiếc nuối, sót xa của một người trí thức yêu nước, yêu nghề. Cuối cùng, trong văn bản “Dọc đường xứ Nghệ”, ta bắt gặp hình ảnh ba cha con đang bàn luận về những di tích lịch sử, những địa danh nổi tiếng cùng với những câu chuyện, sự tích gắn liền với mỗi địa danh. Qua đó, ta thấy nỗi khát vọng, niềm mong ước của nhân dân đều in hằn lên hình sông, dáng núi đất Việt. Những câu chuyện đó giúp người con hiểu thêm về cội nguồn, lịch sử dân tộc, từ đó củng cố lòng yêu nước, yêu những giá trị văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc.
Như vậy, qua ba văn bản, ta thấy lòng yêu nước không chỉ thể hiện ở các chiến sĩ, những người trực tiếp giết giặc mà nó có thể được biểu hiện theo nhiều cách, nhiều phương diện khác nhau trong cuộc sống. Vì vậy, chúng ta phải biết trân trọng mọi thứ xung quang, bồi dưỡng lòng yêu nước của mình từ những điều nhỏ nhặt nhất.
Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống - mẫu 4
Trong cuộc sống, có rất nhiều người thường bị cuốn theo bởi những thứ xa hoa, cầu kì. Đối với họ, những thứ cầu kì, xa hoa ấy chính là biểu hiện của một đẳng cấp nào đó. Tuy nhiên, những thứ đó xét đến cùng cũng chỉ là hình thức bề ngoài và có phần phù phiếm. Sự giản dị có thể coi là một thái cực đối ngược với xa hoa, cầu kì. Sự giản dị rất dễ đi vào lòng bất cứ ai.
Giản dị là một tính từ chỉ trạng thái, tính chất đơn giản một cách tự nhiên, không có gì rắc rối. Khi nói đến giản dị, người ta thường ngầm nói đến lối sống của con người. Cũng có khi giản dị được dùng cho những vấn đề hay lĩnh vực khác. Lối sống giản dị là một lối sống không trọng vật chất, cầu kì, xa hoa hay phô trương lãng phí.
Tôi được biết đến sự giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cách ăn mặc. Chúng ta vẫn thường quen thuộc với hinh ảnh Bác Hồ mặc bộ kaki trắng, bộ quần áo màu nâu hay đôi dép cao su. Tôi cũng được biết đến Mark Zuckerberg - ông chủ Facebook thường mặc áo phông xám hàng ngày. Đó là những ví dụ điển hình về sự giản dị trong cách ăn mặc. Tuy nhiên, tôi không có ý nói bất cứ ai cũng chỉ nên mặc một kiểu đồ hay áo một màu. Vì như vậy khiến cho cuộc sống thật đơn điệu, nhàm tẻ. Sự giản dị trong lối sống chỉ nhằm để con người tránh sự xa xỉ, cầu kì, lãng phí.
Biểu hiện của một lối sống giản dị còn nằm trong cách nói, giao tiếp hay cách viết. Khi nói đến sự giản dị trong cách viết, tôi lại nhớ đến Nguyễn Khuyến với bài thơ Khóc Dương Khuê. Dương Khuê là một người bạn của Nguyễn Khuyến, là một tiến sĩ, vị quan nhà Nguyễn. Khi Dương Khuê mất, Nguyễn Khuyến đã viết một bài thơ chữ Hán với nhan đề: Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư. Việc viết một bài thơ bằng chữ Hán khi xưa thể hiện sự trang trọng, điển chương. Thế nhưng, chính Nguyễn Khuyến đã tự dịch bài thơ chữ Hán của mình sang thơ Nôm thành bài thơ Khóc Dương Khuê. Tại sao Nguyễn Khuyến lại phải dịch sang thơ chữ Nôm? Đó phải chăng là vì thơ chữ Nôm dễ hiểu hơn thơ chữ Hán, biểu đạt được những tâm tình của người Việt hơn thơ chữ Hán? Chính Nguyễn Khuyến đã dịch một bài thơ mang tính điển chương thành một bài thơ giản dị, dễ đi vào lòng người.
Ngày nay, dù cuộc sống của con người có tốt đẹp hơn, hiện đại hơn, giàu sang hơn thì giản dị vẫn là một lối sống nên có. Nó giúp cho con người tránh được những thứ phù phiếm của cuộc đời, biết hướng tới chân, thiện, mĩ. Những thứ xa hoa chưa chắc đã là cái đẹp, tinh tế. Khi ai đó buồn, nếu giàu có, ta có thể dẫn họ đi đến những nơi mà tiền bạc có thể mua được. Nhưng ta cũng có thể lựa chọn cho họ một cái ôm thật chặt, chân thành, cảm thông, chia sẻ. Sự giản dị lúc này trở thành một sự an ủi hữu hiệu. Khi ai đó mệt, ta có thể để cho họ nghỉ ngơi chỉ bằng cách cho họ có không gian yên tĩnh. Ta sẽ nhẹ nhàng khép cánh cửa lại. Sự giản dị ấy thật tinh tế biết bao.
Như vậy, có thể thấy lối sống giản dị đã có từ xưa, và đến nay vẫn còn tồn tại, vẫn còn phát huy những giá trị của nó. Tôi không phải một người cả tuần đều mặc áo phông màu xám, không phải người sẽ sống theo phong cách tối giản của người Nhật, nhưng tôi biết rằng, tự bản thân tôi cũng có một lối sống giản dị, không chạy theo thị hiếu của tha nhân, ngay cả đó là thị hiếu về "lối sống giản dị".
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:
- Tập làm thơ bốn chữ, năm chữ
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ
- Trao đổi về một vấn đề trang 54
- Viết bài văn phân tích nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”) của nhà văn Đoàn Giỏi.
- Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc trang 75
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 7 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều