Người đàn ông cô độc giữa rừng - Tác giả tác phẩm (mới 2022) - Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

Với tác giả, tác phẩm Người đàn ông cô độc giữa rừng Ngữ văn lớp 7 hay nhất, chi tiết sách Cánh diều trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Người đàn ông cô độc giữa rừng gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật dàn ý.

I. Tác giả văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng

Người đàn ông cô độc giữa rừng - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

- Đoàn Giỏi (17 tháng 5 năm 1925 - 2 tháng 4 năm 1989), là một nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.

- Đoàn Giỏi sinh ở quê tại xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (ngày nay là thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).

- Tác phẩm tiêu biểu:

+ Truyện dài

Đường về gia hương (1948)

Cá bống mú (1956)

Đất rừng phương Nam (1957)

Cuộc truy tầm kho vũ khí (1962)

+ Truyện ngắn

Hoa hướng dương (1960)

+ Truyện ký

Ngọn tầm vông (1956)

II. Tìm hiểu tác phẩm Người đàn ông cô độc giữa rừng

1. Thể loại: Tiểu thuyết

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Đất rừng phương Nam là tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ.

- Cuốn tiểu thuyết gồm 20 chương

- Năm 1997 Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam được chuyển thể thành phim Đất phương Nam do Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh sản xuất

Người đàn ông cô độc giữa rừng - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

- Đoạn trích thuộc chương 10: Trong lều người đàn ông cô độc giữa rừng. Kể về chuyến đi thăm chú Võ Tòng của An và tía nuôi.

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả

4. Người kể chuyện: Đan xen giữa ngôi kể thứ I và ngôi kể thứ III

5. Tóm tắt:

Câu chuyện kể lại chuyến đi thăm chú Võ Tòng của cậu bé An và tía nuôi. Tại đây An đã được gặp chú Võ Tòng, hiểu được phần nào về con người lương thiện, chất phác và mạnh mẽ của chú.

6. Bố cục:

Gồm 2 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “thời kì loài người mới tìm ra lửa vậy” : An và tía nuôi đến thăm chú Võ Tòng tại căn lều nhỏ giữa rừng U Minh.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “nói một cách chắc chắn như vậy”: Câu chuyện về cuộc đời bất hạnh và phẩm chất đáng quý của chú Võ Tòng

+ Phần 3: Tiếp theo đến “ít khi đau mồm và đau dạ dày lắm!”: Chú Võ Tòng làm mũi tên tẩm thuốc cho tía nuôi của An.

+ Phần 4: Còn lại: Hai cha con tạm biệt chú Võ Tòng và hẹn ngày gặp lại.

7. Giá trị nội dung:

- Ca ngợi chú Võ Tòng với phẩm chất hiền lành, chất phác nhưng vô cùng mạnh mẽ. Mang trong mình phẩm chất của một người anh hùng sẵn sàng hi sinh, xả thân vì đất nước.

8. Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí, tính cách, phẩm chất nhân vật.

- Tác giả đã sử dụng những ngôn từ địa phương, đặc trưng của mảnh đất miền Tây Nam Bộ, giúp bài văn sinh động hấp dẫn mang nhiều nét đặc trưng văn hóa vùng miền.

- Thay đổi ngôi kể từ ngôi thứ nhất (theo lời kể của cậu bé An) sang ngôi kể thứ ba, giúp câu chuyện thu hút, hấp dẫn, phù hợp hơn.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Người đàn ông cô độc giữa rừng

1. Nhân vật Võ Tòng.

* Lai lịch, tiểu sử

- Tên: Không ai biết tên thật chú là gì, mọi người gọi chú là Võ Tòng.

- Tuổi tác, quê quán: không rõ

→ Không người thân, họ hàng, một người đàn ông cô đơn.

* Hoàn cảnh

- Trước khi đi tù:

+ Có gia đình đàng hoàng, vợ là người đàn bà xinh xắn

+ Lúc vợ chửa đứa con đầu lòng, vì thèm ăn măng. Gã bèn xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụi măng.

+ Khi về, đi qua bờ tre nhà tên địa chủ, gã bị tên địa chủ vu vạ cho là ăn trộm.

+ Gã cãi lại, tên địa chủ đánh vào đầu hắn, hắn đánh lại và tự lên nhà việc nộp mình.

→ Võ Tòng là người đàn ông biết thương vợ con, anh cũng rất mạnh mẽ và dũng cảm khi tự đến nhà việc để nộp mình.

- Sau khi ra tù

+ Vợ gã đã làm lẽ tên địa chủ

+ Đứa con trai độc nhất gã chưa biết mặt đã chết từ khi gã ngồi trong tù

+ Gã không đi tìm tên địa chủ để quyết đấu mà bỏ làng ra đi vào rừng ở quanh năm săn bắt thú.

→ Người đàn ông cam chịu, chấp nhận số phận.

* Ngoại hình

- Cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt (chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt.

→ Ngoại hình mạnh mẽ, phóng khoáng,...

* Tính cách và phẩm chất

- Hài hước, vui vẻ

+ Thể hiện trong cách trò chuyện với nhân vật tôi

“Ngồi xuống đây, chú em”

“Nhai bậy, một miếng khô nai đi chú em”

“Ờ thể nào cũng có chứ! Chú nuôi đầy rừng, muốn con cỡ nào chú bắt cho đúng con cỡ ấy”

- Gan dạ, dũng cảm

+ Trong cuộc chiến đấu với con hổ chúa.

+ Khi đánh lại tên địa chủ và dũng cảm ra nhà việc nhận tội.

+ Không thèm dùng súng “Mấy thằng nhát gan mới cần súng, vì súng ở xa cũng bắn được mà”

- Tinh thần yêu nước mãnh mẽ

+ Sẵn sàng làm nỏ tẩm thuốc cho ông Hai để bắn quân giặc.

+ Một lòng chiến đấu vì quê hương đất nước.

2. Màu sắc Nam Bộ được thể hiện trong văn bản

* Ngôn ngữ

- Sử dụng các từ ngữ địa phương đặc trưng của miền đất Nam Bộ

“Nhai bậy, chú em, anh Hai, khám, nong, bả”

* Tính cách con người

- Tía nuôi An (ông Hai): Gan dạ, dũng cảm, đi xin nỏ tẩm thuốc để chiến đấu với giặc.

- Má nuôi An: tính cách được thể hiện qua lời kể của tía “Đàn bà nhà tôi còn mê tín, tin có Trời, có Phật. Nhưng về cái gan dạ thì... chú cứ tin lời tôi, bả không thua anh em ta một bước nào đâu”

→ Những con người với phẩm chất gan dạ, phóng khoảng, giản dị đại diện cho những người dân Nam Bộ.

Học tốt bài Người đàn ông cô độc giữa rừng

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Người đàn ông cô độc giữa rừng Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Xem thêm tóm tắt tác giả - tác phẩm Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác