(20+ đoạn văn) Cảm xúc về bài thơ Ông đồ (hay, ngắn gọn)

Tổng hợp trên 20 đoạn văn Cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Ông đồ hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết đoạn văn cảm xúc về bài thơ Ông đồ hay hơn.

Cảm xúc về bài thơ Ông đồ - mẫu 1

“Ông đồ” của Vũ Đình Liên là tác phẩm đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc. TÁc giả đã khắc họa hình ảnh ông đồ từ quá khứ đến hiện tại. Trong quá khứ, ông đồ xuất hiện trên phố với hoa đào, với mực tàu giấy đỏ và viết câu đối mà như người biểu diễn thư pháp: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng múa rồng bay” khiến mọi người xem tấm tắc khen ngợi: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng mùa rồng bay”. Đó là một thời vàng son khi ông đồ được trân trọng. Nhưng một thời vàng son đã không còn, mỗi năm mỗi vắng, người ta không còn quan tâm đến ông đồ nữa. Hình ảnh nhân hóa “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu” gợi ra nỗi buồn của chính người nghệ sĩ khi không còn được biết đến. Để rồi năm nay đào lại nở, nhưng không còn thấy ông đồ nữa. Câu hỏi tu từ ở cuối bài giống như một lời than trách cho số phận. Bài thơ đã thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ nhưng qua đó toát lên niềm cảm thương trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.

Cảm xúc về bài thơ Ông đồ - mẫu 2

Hình ảnh ông đồ già trong bài thơ "Ông đồ" của nhà thơ Vũ Đình Liên đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu đậm. Mở đầu bài thơ, ta bắt gặp không khí ngập tràn sắc xuân của Tết Nguyên đán "hoa đào nở". Nổi bật trong khung cảnh tấp nập của phố đông người, ông đồ già xuất hiện cùng những vật dụng quen thuộc như "mực tàu, giấy đỏ". Với đôi tay tài hoa của mình, ông đã viết nên những nét chữ "Như phượng múa, rồng bay" làm người đời ngưỡng mộ mà tấm tắc khen ngợi. Nhưng khi Nho học lụi tàn, con người dần quên đi những truyền thống tốt đẹp thì ông đồ vẫn kiên trì ngồi nơi góc phố cùng "giấy đỏ", "mực", "nghiên". Tiếc rằng, trong không khí nhộn nhịp của phố phường ngày Tết, người ta đã lãng quên đi ông đồ già viết câu đối đỏ. Hình ảnh "Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài trời mưa bụi bay" không chỉ khắc họa khung cảnh lạnh lẽo, buồn bã mà còn là gợi nên tâm trạng cô đơn, tủi buồn khi thời thế thay đổi. Câu hỏi tu từ "Hồn ở đâu bây giờ" như một lời tiếc thương cho số phận của ông đồ, cho những tàn lụi của những giá trị Nho học. Bằng thể thơ năm chữ ngắn gọn, giọng điệu trầm lắng cùng biện pháp tu từ nhân hóa "Giấy đỏ buồn không thắm",... đã bộc lộ niềm tiếc thương chân thành trước một lớp người tài năng nhưng do thời cuộc mà đi vào dĩ vãng. Bài thơ như lời nhắc nhở mỗi người về việc trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp.

Dàn ý Cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Ông đồ

- Mở đoạn: Giới thiệu chung về một trong ba bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên) đã học

- Thân đoạn: Nêu cụ thể cảm xúc của em về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc đã xác định ở mở đoạn.

+ Em thích nhất câu, khổ thơ, đoạn thơ nào hay cả bài thơ?

+ Em thích chi tiết nội dung hay nghệ thuật đặc sắc nào trong bài thơ? Vì sao?

+ Câu, khổ, đoạn thơ hay chi tiết nội dung hay yếu tố nghệ thuật đó đã mang lại cho em cảm xúc gì?

- Kết đoạn: Khái quát lại suy nghĩ của bản than về yếu tố mang lại cảm xúc ấy.

Cảm xúc về bài thơ Ông đồ - mẫu 3

Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên là một bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm. Trong bài thơ, tôi ấn tượng nhất với hình ảnh: "Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu". Khi đọc hai câu thơ này, người ta dễ dàng nhận thấy ở đây có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Vì giấy, mực nghiên là những vật vô tri, vô giác giờ đây lại cũng biết buồn. Vậy là những vật dụng liên quan đến thư pháp, liên quan đến một vẻ đẹp truyền thống của ông cha đã trở thành một điều gì đó thiêng liêng, tinh túy, vì chúng có "hồn". Đấy có lẽ là một trong những nét nghĩa đầu tiên của hai câu thơ này. Vậy còn nét nghĩa thứ hai? Nếu để ý, ta sẽ thấy hai câu thơ chỉ thuần tả cảnh mà không tả người. Cảnh vật ở đây có hồn, như nhuốm màu tâm trạng. Không có một từ ngữ nào nói về con người và trạng thái tâm lí của họ, nhưng "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"! Chính là vì thế, vì người không vui nên cảnh mới buồn. Nói cách khác, bóc lớp nghĩa sử dụng biện pháp nhân hóa, ta sẽ thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Vậy là chỉ hai câu thơ tưởng như đơn giản, mà có tới hai tầng ý nghĩa. Điều đó đã cho thấy sự cô đọng, gợi cảm trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên.

Cảm xúc về bài thơ Ông đồ - mẫu 4

Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên là một bài thơ năm chữ bình dị ghi lại hình ảnh ông đồ. Trong bài thơ, hình ảnh: "Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu" gây ấn tượng đối với em. Khi đọc hai câu thơ này, người ta dễ dàng nhận thấy ở đây có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Vì giấy, mực nghiên là những vật vô tri, vô giác giờ đây lại cũng biết buồn. Vậy là những vật dụng liên quan đến thư pháp, liên quan đến một vẻ đẹp truyền thống của ông cha đã trở thành một điều gì đó thiêng liêng, tinh túy, vì chúng có "hồn". Đấy có lẽ là một trong những nét nghĩa đầu tiên của hai câu thơ này. Vậy còn nét nghĩa thứ hai? Nếu để ý, ta sẽ thấy hai câu thơ chỉ thuần tả cảnh mà không tả người. Cảnh vật ở đây có hồn, như nhuốm màu tâm trạng. Không có một từ ngữ nào nói về con người và trạng thái tâm lí của họ, nhưng "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"! Chính là vì thế, vì người không vui nên cảnh mới buồn. Nói cách khác, bóc lớp nghĩa sử dụng biện pháp nhân hóa, ta sẽ thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Hai câu thơ đã khái quát được tâm trạng của ông đồ khi những giá trị xưa cũ dần bị quên lãng.

Cảm xúc về bài thơ Ông đồ - mẫu 5

Đến với bài thơ “Ông đồ”, Vũ Đình Liên đã để lại cho người đọc nhiều suy tư. Hình ảnh ông đồ vốn rất đỗi quen thuộc trong xã hội xưa, họ là những người có học thức, tài năng. Trong quá khứ, mỗi năm Tết đến, ông đồ lại bày mực, tàu giấy đỏ bên phố đông người để viết câu đối. Ông viết câu đối mà như người biểu diễn thư pháp: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay” khiến người xem tấm tắc khen ngợi, trân trọng: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng mùa rồng bay”. Nhưng thời gian trôi qua, cùng với sự phát triển của xã hội, ông đồ vẫn ngồi đấy, nhưng không có ai hay. Những vật dụng quen thuộc như “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu” được tác giả nhân hóa nhằm gợi ra nỗi buồn của chính người nghệ sĩ khi không còn được biết đến. Ở cuối bài thơ, câu hỏi tu từ “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?” giống như một lời than trách cho số phận của ông đồ trước sự mai một của những giá trị truyền thống. Đây là một trong tác phẩm mà em yêu thích nhất của nhà thơ Vũ Đình Liên.

Cảm xúc về bài thơ Ông đồ - mẫu 6

Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên mang đậm phong cách sáng tác của ông, gửi gắm nhiều ý nghĩa. Hình ảnh ông đồ vốn rất đỗi quen thuộc trong xã hội xưa. Họ là những người có học thức, tài năng. Trong quá khứ, mỗi năm Tết đến, ông đồ lại bày mực, tàu giấy đỏ bên phố đông người để viết câu đối. Ông viết câu đối mà như người biểu diễn thư pháp khiến người xem tấm tắc khen ngợi, trân trọng. Đó là một thời vàng son, khi ông đồ được hết mực trân trọng. Để rồi biết bao nhiêu người phải tấm tắc khen ngợi tài năng. Cách so sánh “như phượng múa rồng bay” thật độc đáo, cho thấy tài năng đặc biệt của ông đồ. Quá khứ là vậy, nhưng hiện tại lại thật buồn bã, ảm đạm. Cụm từ “mỗi năm, mỗi vắng” ý chỉ theo thời gian con người dần lãng quên. Câu hỏi tu từ “Người thuê viết nay đâu?” bộc lộ tâm trạng buồn bã, nuối tiếc trước sự thay đổi này. Hình ảnh nhân hóa “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu” gợi ra nỗi buồn của chính người nghệ sĩ khi không còn được biết đến. Dường như chính cảnh vật cũng nhuốm màu buồn bã, thê lương. Câu hỏi tu từ giống như một lời than trách cho số phận của ông đồ trước sự mai một của những giá trị truyền thống. Ông đồ đem đến đến cho tôi nhiều cảm xúc. Đây là một trong những bài thơ yêu thích của tôi.

Cảm xúc về bài thơ Ông đồ - mẫu 7

Năm nay đào lại nở, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng người ta đã không còn thấy ông đồ già, mà nay ông đồ xưa ông đã nhập vào những người muôn năm cũ, ông đã thuộc về những gì quá khứ xa xôi, chỉ còn vương vấn hồn ở đâu bây giờ. Với kiểu kết cấu đầu cuối vô cùng độc đáo như đã liên kết hai mảng thời gian quá khứ và hiện tại lại với nhau vô cùng tinh tế. Hình ảnh ông đồ cứ mờ dần, mờ dần rồi mất hút trên con đường vô tận của thời gian. Chính vì thế hai câu kết khép lại bài thơ giống như tiếng gọi hồn cất lên thăm thẳm, day dứt: "Những người muôn năm cũ /Hồn ở đâu bây giờ?". Ông đồ không còn nhưng hồn có nghĩa là linh hồn ông vẫn còn phảng phất đâu đây. Hồn, cách gọi đến chính xác lạ lùng những gì đã qua không thể mất, hồn là bất tử vì thác là thể phách, còn là tinh anh. Hồn có lẽ cũng có thể hiểu là vẻ đẹp tâm hồn Việt, văn hoá Việt chỉ có thăng trầm chứ không bao giờ mất.

Cảm xúc về bài thơ Ông đồ - mẫu 8

Với giọng kể và lời thơ miêu tả hiện lên ảnh hình ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng cảnh vật quanh ông đã khác xưa. Ông đồ bỗng trở nên đơn côi, lạc lõng đến tội nghiệp giữa cái xô bồ, ồn ào của nền văn minh lạnh lùng kiểu đô thị dù ông vẫn muốn có mặt với đời. Ông đồ vẫn ngồi đấy, ông vẫn kiên gan bám lấy cuộc đời, ông càng lẻ loi, lạc bước. Giấy đỏ, nghiên mực, hành trang gắn liền với kẻ sĩ trên hành trình sáng tạo ra cái đẹp nhưng giờ đây cũng lặng lẽ, ủ ê trong nỗi buồn ế khách của ông đồ.Giấy bẽ bàng, buồn tủi, đỏ mà cứ phai dần, nhạt nhẽo không thắm lên được, mực không được bút lòng chấm vào, mực cũng đọng lại như giọt lệ khóc. Với thủ pháp nhân hóa giàu sức gợi, Vũ Đình Liên đã diễn tả thật tinh tế nỗi buồn không nói không cất lên được, từ lòng người đã thấm cả vào những vật vô tri khiến mực tàu, giấy đỏ cùng trĩu nặng nỗi buồn.Người buồn, cảnh cũng buồn theo. Nỗi buồn của ông đồ không chỉ chiếu lên nghiên mực, giấy đỏ mà còn lan tỏa, mênh mang khắp không gian, khiến bức tranh xuân năm ấy mang gam màu xám lạnh, u buồn. Lá vàng rơi không nghe tiếng, mưa bụi bay không ướt áo ai, mà nghe như có từng thu chết, từng thu chết cuốn ra đi theo hình bóng một lớp người. Quá khứ vàng son của ông đồ nay đâu còn nữa. Ông và những người như ông dường như đang lỡ nhịp, lạc bước giữa mênh mông, gió cuốn, sóng xô của cơn bão táp đô thị hóa. Ông chỉ là cái bóng vô hồn, tiều tụy đáng thương của một thời tàn.

Cảm xúc về bài thơ Ông đồ - mẫu 9

Bài thơ “Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên đã mang đến cho em những rung cảm sâu sắc. Với hai khổ thơ đầu, trong không khí hân hoan, vui tươi của Tết, ông Đồ xuất hiện với “mực tàu, giấy đỏ”. Mỗi khi hoa đào nở, người đi chơi xuân lại thấy hình bóng ông đồ già viết câu đối. Họ thưởng thức và tấm tắc khen ngợi những nét chữ “như phượng bay, rồng múa” của ông. Tuy nhiên, thời Nho học ngày một suy tàn khiến người ta dần lãng quên hình bóng ông đồ già ngồi trên phố với "giấy đỏ", với "nghiên mực". Hình bóng của ông hiện lên thật cô đơn, buồn tủi trong tiết trời lạnh lẽo, ảm đạm "Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài trời mưa bụi bay". Đối lập khung cảnh tươi vui, náo nhiệt ở hai khổ thơ đầu, hai khổ thơ sau đã cho ta thấy những xót thương của tác giả trước cảnh ông đồ tài năng nhưng lại lẻ loi, đìu hiu "Ông đồ vẫn ngồi đấy/ Qua đường không ai hay". Thời gian vẫn tiếp tục chảy trôi. Mùa xuân đến trong sắc hồng của hoa đào nhưng lại thiếu vắng hình bóng thân thuộc xưa kia. Câu hỏi tu từ cuối bài thơ như một lời đau xót trước số phận, cuộc đời của ông đồ, cho những giá trị Nho học đang dần mai một. Với ngôn ngữ trong sáng, nhịp điệu linh hoạt cùng các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh đã mang đến cho người đọc những cảm xúc sâu lắng về một thế hệ tài hoa không được coi trọng do thời thế thay đổi. Bài thơ đã khắc họa thành công hình ảnh ông đồ già trong thời kì hoàng kim và suy tàn của Nho học, từ đó bày tỏ mong muốn thế hệ sau hãy biết giữ gìn và phát triển những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Cảm xúc về bài thơ Ông đồ - mẫu 10

Bài thơ Ông đồ là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn được trọng dụng, Khi tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Thế nhưng, theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng. Từ “nhưng” như nốt trầm trong khúc ca ngày xuân, cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay đã là khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ là được mang nét chữ của mình đem lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người khiến những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên cũng thấm thía nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý, lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng. Ta như cảm nhận được qua tứ thơ là tâm trạng của thi nhân, phảng phất một nỗi xót thương, nỗi niềm hoài cổ nhớ tiếc của nhà thơ cho một thời đã qua. Và câu hỏi cuối bài thơ như lời tự vấn cũng là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác