Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 71 (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 71 chọn lọc, có đáp án chi tiết Ngữ Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 6.

Câu 1: Cho biết câu: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre hi sinh để bảo vệc con người” được tạo ra bằng cách nào?

A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật

B. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người

D. Ẩn dụ tình cảm, nỗi nhớ thương người yêu

Câu 2: Trong câu thơ: “Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” sử dụng biện pháp nhân hóa nào?

A. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật

B. Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người

C. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Trong câu “Bão bùng thân bọc lấy thân / Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm” là câu nhân hóa tả?

A. Hình dáng

B. Tính chất

C. Hoạt động

D. Trạng thái

Câu 4: Nhân hóa là gì?

A. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật

B. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau

C. Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận

D. Làm sự vật trở nên sống động hơn, khác lạ hơn.

Câu 5: Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bởi cách nào?

Vì mây cho núi lên trời
Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng

A. Dùng những từ vốn chỉ người để chỉ sự vật

B. Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật

C. Dùng từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật

D. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người

Câu 6: Hình ảnh nào sau đây không phải hình ảnh nhân hóa?

A. Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta

B. Trên cành cao, những chú chim đua nhau hót mừng mùa xuân.

C. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

D. Anh mang lá thư, đặt nhẹ vào tay cô gái.

Câu 7: Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?

A. 3 kiểu

B. 4 kiểu

C. 5 kiểu

D. 6 kiểu

Câu 8: “Dòng sông mới điệu làm sao/ Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha” là câu thơ sử dụng phép nhân hóa. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 9: Câu “Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả” những từ được sử dụng với phép nhân hóa?

A. lão Miệng, bác Tai

B. cô Mắt

C. cậu Chân, cậu Tay

D. lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay

Câu 10: Câu “Trên bến cảng tàu mẹ, tàu con nhộn nhịp ra vào bến” sử dụng cách nhân hóa dùng từ vốn gọi người để gọi vật, với tác dụng làm sự vật trở nên gần gũi, có hồn đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 11: Tìm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống trong câu sau?
Cụm chủ - vị là cơ sở xây dựng một câu đơn có cấu tạo … thành phần chủ ngữ và vị ngữ.

A. một

B. hai

C. ba

D. nhiều

Câu 12: Theo em, khái niệm cụm chủ-vị có đồng nhất với chủ ngữ và vị ngữ của câu hay không?

A. Không

B. Có

Câu 13: Trong các câu sau, câu nào không dùng cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ?

A. Mẹ về là một tin vui.

B. Mẹ tôi luôn dậy sớm.

C. Chúng tôi đã làm xong bài tập thầy giáo ra.

D. Tôi luôn nghĩ rằng bạn ấy rất tốt.

Câu 14: Cụm C – V được in đậm trong câu: “Con được bố tha thứ.” làm thành phần gì?

A. Chủ ngữ.

B. Vị ngữ.

C. Phụ ngữ trong cụm danh từ.

D. Phụ ngữ trong cụm động từ

Câu 15: Các thành phần nào có thể dùng cụm chủ vị để mở rộng câu?

A. Chủ ngữ

B. Vị ngữ

C. Phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.

D. Cả 3 ý trên.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:


Các loạt bài lớp 6 Chân trời sáng tạo khác