Soạn bài Bức tranh của em gái tôi (trang 66-70) - Cánh diều

Với soạn bài Bức tranh của em gái tôi trang 66, 67, 68, 69, 70 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 6.

1. Chuẩn bị 

2. Đọc hiểu

a. Trong khi đọc

b. Sau khi đọc

Câu 1 trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Truyện kể về việc gì? Hãy tóm tắt nội dung câu chuyện trong khoảng 8 – 10 dòng.

Trả lời: 

Truyện kể về việc người anh trai có cô em gái tên là Kiều Phương có tài năng hội họa tiềm ẩn. Do cô bẻ hay bôi bẩn nên anh trai đã đặt biệt danh là Mèo. Người anh trai tưởng cô bé chỉ chế tạo thuốc vẽ nghịch chơi. Nhưng không ngờ, nhờ chú Tiến Lê phát hiện ra, cả nhà mới biết đến tài năng hội họa của Kiều phương. Kể từ đó, người anh trở nên ghen tị, xa cách với em gái những vẫn xem trộm tranh và thở dài. Qua lời giới thiệu của chú Tiến Lê, Mèo quyết định tham dự trại thi vẽ và giành được giải nhất. Khi người anh đến buổi trao giải, cậu mới ngỡ ngàng người trong tranh chính là mình. Từ đó cậu nhận ra được khiếm khuyết của bản thân.

Câu 2 trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Hãy nêu ra một số chi tiết trong văn bản để thấy sự khác nhau giữa tính cách của nhân vật người anh và nhân vật người em (Kiều Phương).

Trả lời: 

Một số chi tiết trong văn bản thể hiện sự khác nhau giữa tính cách của nhân vật người anh và nhân vật người em (Kiều Phương):

- Người em rất hay lục lọi các đồ vật khiến người anh khó chịu vì các đồ không được để yên.

- Nó lao vào ôm cổ tôi nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra.

- Người em hiền từ, nhân hậu, dễ tha thứ khi vẽ tranh về anh mình trong khi anh trai gắt gỏng, cau có với em gái.

Câu 3 trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Nhân vật người em thường được tái hiện qua hành động, còn nhân vật người anh thường được tác giả chú ý miêu tả tâm trạng. Hãy chỉ ra các chi tiết cụ thể để làm sáng tỏ điều đó. Ngôi kể có liên quan gì đến cách miêu tả hai nhân vật đó?

Trả lời: 

- Nhân vật người em thường được tái hiện qua hành động:

+ Vui vẻ chấp nhận cái tên anh trai đặt và còn dùng xưng hô với bạn bè.

+ Hay lục lọi các đồ vật.

+ Chế tạo thuốc vẽ, đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vào một cái lọ, rồi vui vẻ vừa làm vừa hát.

+ Khuôn mặt lúc nào cũng lem nhem, bị quát thì xịu xuống, miệng dẩu ra.

+ Trước khi đi thi, cô bé cứ hay xét nét người anh.

+ Khi nhận tin giải nhất, lao vào ôm cổ anh trai và đòi anh trai đi nhận giải cùng.

+ Bức tranh đạt giải nhất là cô vẽ người anh trai của mình.

- Nhân vật người anh thường được chú ý miêu tả tâm trạng:

+ Khó chịu trước những hành động nghịch bẩn, lục lọi của Kiều Phương.

+ Kể từ khi mọi người phát hiện ra tài năng của Mèo, tôi luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài, chỉ muốn gục đầu xuống khóc.

+ Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.

+ Tôi từng thấy nó rất ngộ với vẻ mặt ấy. Nhưng đấy là trước kia. Bây giờ, tôi cảm thấy nó như chọc tức tôi…

+ Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

- Ngôi kể cho chúng ta thấy được sự quan sát tinh tế, từng tí một những hành động của em gái mình và bộc lộ rõ cảm xúc một cách chân thực của người anh trai khi thấy những hành động đó.

Câu 4 trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Đọc phần 5 và trả lời các câu hỏi:

a) Tại sao người anh “muốn khóc quá”?

b) Câu nói “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!” cho em hiểu gì về người anh?

c) Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ cho kết thúc truyện?

Trả lời: 

a) Người anh “muốn khóc quá” vì cậu ngỡ ngàng trước những tình cảm của người em dành cho mình, trong khi bản thân thì cáu kỉnh, ghen tị, tự ti, mặc cảm. Cậu cảm thấy bản thân không xứng với tình cảm mà em dành cho mình.

b) Câu nói “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!” cho em thấy người anh đã nhận ra những hành động, suy nghĩ trước đây của mình là vô lí, sai trái, cảm thấy tình cảm của em dành cho mình quá lớn.

c) Điều đã tạo nên sự bất ngờ cho kết thúc truyện là bức tranh mà Kiều Phương vẽ anh trai mình. Khi nhìn bức tranh đó, người anh trai mới vỡ lẽ, thấy xấu hổ vì những hành động mình đã làm.

Câu 5 trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Cuối truyện, tác giả viết: “Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì...”. Em hiểu nội dung chưa được viết vào dấu ba chấm ấy là những gì? Điều đó thể hiện tâm trạng như thế nào của người anh? Em đã từng có tâm trạng ấy chưa?

Trả lời: 

Em hiểu nội dung chưa được viết vào dấu ba chấm ấy là những suy nghĩ xấu về em gái mình, những cư xử khó chịu, hạnh họe với em gái. Điều đó thể hiện tâm trạng của người anh là sự xấu hổ, hối hận về bản thân. Em đã từng có tâm trạng ấy khi suy nghĩ xấu về những người có hành động tốt với mình mà em lại hiểu nhầm họ.

Câu 6 trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Theo em, truyện muốn đề cao, ca ngợi điều gì? Điều đó có liên quan đến cuộc sống hằng ngày của mỗi người như thế nào?

Trả lời: 

Theo em, truyện muốn đề cao, ca ngợi cách ứng xử nhân hậu, yêu thương giữa con người với con người. Tránh để sự ghen ghét, đố kị lên quá mức mà không nhận ra sự thiếu xót của bản thân mà bù đắp. Điều đó có liên quan đến cuộc sống hằng ngày của mỗi người trong việc phát triển bản thân. Thay vì lòng ích kỉ, chỉ biết đố kị với người khác mà không chịu học tập, thay đổi bản thân.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Cánh diều khác