Tóm tắt Thuốc hay, ngắn nhất (10 mẫu) - Ngữ văn lớp 12



Tóm tắt Thuốc hay, ngắn nhất (10 mẫu)

Bài giảng: Thuốc (Lỗ Tấn) - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Bản tóm tắt truyện ngắn Thuốc Ngữ văn lớp 12 gồm các bài tóm tắt ngắn gọn, hay nhất giúp học sinh biết cách tóm tắt tác phẩm Thuốc từ đó nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 12.

Tóm tắt Thuốc - Mẫu 1

Truyện ngắn “Thuốc” được Lỗ Tấn viết năm 1919, đúng lúc cuộc vận động ngũ tứ bùng nổ. Do sự xâm lược và chia cắt của các nước đế quốc (Nhật, Nga, Anh, Pháp, Đức) đã biến TQ thành một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa, ốm yếu, què quặt, lạc hậu (Cái tay không cảm nhận được nỗi đau cái chân). Truyện thuốc có nhiều lớp nghĩa : trước hết nhà vạch trần sự u mê lạc hậu của những người tin rằng ăn bánh bao chấm máu người sẽ chữa khỏi bệnh cao. Kế đến lỗ tấn đã đề cập tới vấn đề xã hội sâu sắc: phải chữa căn bệnh u mê, dốt nát cho người dân Trung Quốc, không thể để họ cứ mãi tin vào những phương thuốc chữa bệnh ghê rợn và lạc hậu như thế. Ngoài ra với tư cách là nhà cách mạng Lỗ Tấn muốn khẳng định để cứu TQ phải có phương thuốc chữa bệnh mê muội của quần chúng và bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng của hạ Du thời đó.

Tóm tắt Thuốc

Tóm tắt Thuốc - Mẫu 2

Vợ chồng lão Hoa, chủ một quán trà, có thằng con trai tên Thuyên bị bệnh lao rất nặng. Được lão Cả Khang mách, vợ chồng lão Hoa dốc tiền đến Cổ Đình Khẩu từ mờ sáng để mua chiếc bánh bao tẩm máu người vừa bị hành hình đem về cho con ăn với hi vọng chữa khỏi căn bệnh quái ác cho con. Buổi sáng, khi thằng Thuyên ăn chiếc bánh tẩm máu người rồi đi nghỉ thì quán trà cũng dần đông khách, mọi người râm ran khẳng định thằng Thuyên sẽ khỏi bệnh rồi bàn tán về Hạ Du, người chiến sĩ vừa bị hành hình lúc sáng sớm. Ai nấy đều cho Hạ Du là “thằng khốn nạn”, “thằng nhãi con” và “điên thật rồi”. Cuối cùng, chiếc bánh tẩm máu người cũng không cứu được thằng Thuyên khỏi thần chết. Một ngày vào tiết Thanh minh, bà Hoa buồn rầu ra thăm mộ con nhìn thấy mẹ Hạ Du cũng đến viếng mộ. Đồng cảnh ngộ mất con, bà Hoa bước qua con đường mòn sang an ủi mẹ Hạ Du, cả hai cùng ngạc nhiên trước vòng hoa đặt trên mộ. Mẹ Hạ Du sau khi than khóc cho cái chết oan nghiệt của con vẫn không hết khó hiểu “Thế là thế nào nhỉ?”. Truyện kết thúc với tiếng quạ kêu và hình ảnh con quạ nhún mình bay bút về phía trời xa.

Tóm tắt Thuốc - Mẫu 3

Vợ chồng Hoa Thuyên là chủ một quán trà có con trai là thằng bé Thuyên bị bệnh lao đã lâu, không có cách gì chữa khỏi. Được lão cả Khang mách nước rằng, ăn bánh bao tẩm máu người chết thì sẽ hết bệnh lao. Lão Hoa Thuyên bèn tìm đến cai ngục rồi lấy bánh bao chấm vào máu của tử tù vừa bị chém đầu, để về cứu con. Khi đứa con đang ăn bánh thì những người khách vào quán trà bàn tán về người bị chém sáng nay, thì ra đó là Hạ Du người chiến sĩ cách mạng dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hi sinh bản thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và đất nước

Thằng bé Thuyên sau đó vẫn chết, mộ của thằng bé và Hạ Du được chôn gần nhau. Vào tiết thanh minh, hai người mẹ gặp nhau khi đi viếng con. Hai người buồn bả, xót xa cho con mình. Họ đồng cảm cho nhau vì cùng cảnh ngộ. Và họ bất ngời vì trên mộ Hạ DU có vòng hoa hồng và trắng xen kẽ nhau, hai bà mẹ tự hỏi “ thế là thế nào”.

Tóm tắt Thuốc hay, ngắn nhất (10 mẫu)

Tóm tắt Thuốc - Mẫu 4

Một đêm thu gần về sáng theo lời bác Cả Khang, lão Hoa trở dậy đi đến pháp trường để mua “thuốc” chữa bệnh lao cho thằng Thuyên. Chiếc bánh bao được tẩm bằng máu của phạm nhân là người làm cách mạng tên Hạ Du (theo lời kể của những người tới quán trà nhà lão Hoa). Cuối cùng thằng Thuyên vẫn không qua khỏi cơn bệnh hiểm nghèo.

Trong tiết thanh minh của mùa xuân tại nghĩa địa, mẹ Thuyên và mẹ Hạ Du đều tới thăm mộ con, hai người băn khoăn khi tự hỏi “thế này là thế nào?” khi nhìn thấy một vòng hoa trên mộ của người chiến sĩ cách mạng. Bà mẹ Thuyên bước qua con đường mòn ngăn cách giữa nghĩa địa của người chết nghèo, nghĩa địa người chết chém hoặc chết tù để an ủi mẹ của Hạ Du.

Tóm tắt Thuốc - Mẫu 5

Mở đầu tác phẩm là cảnh lão Hoa Thuyên dốc tiền để mua chiếc bánh bao tẩm máu người chiến sĩ Hạ Du vừa bị giết để chữa bệnh lao cho thằng Thuyên, con trai lão.

Thằng Thuyên ăn chiếc bánh bao tẩm máu- phương thuốc cổ quái- với sự hi vọng của vợ chồng lão Hoa Thuyên. Mọi người trong quán trà sáng hôm đó cũng tin rằng phương thuốc ấy sẽ chữa khỏi bệnh cho thằng Thuyên. Nhân đó họ bàn về Hạ Du, người tử tù vừa bị chém và cho anh là đồ điên.

Chiếc bánh bao tẩm máu người đã không chữa khỏi bệnh cho thằng Thuyên. Chẳng bao lâu, thằng Thuyên chết.

Kết thúc tác phẩm là cảnh bà mẹ của Hạ Du và mẹ của thằng Thuyên đi viếng mộ con vào tết thanh minh. Họ bước qua con đường mòn ngăn cách giữa mộ những người chết chém, chết tù với mộ những người nghèo trong nghĩa địa để an ủi, chia sẻ nỗi đau của nhau. Họ rất ngạc nhiên trước vòng hoa được đặt trên mộ Hạ Du. Mẹ Hạ Du khóc và kêu oan cho con.

Tóm tắt Thuốc

Tóm tắt Thuốc - Mẫu 6

Truyện "Thuốc" kể về hai gia đình, hai con người với hai số phận. Mở đầu tác phẩm là gia đình lão Hoa Thuyên bán trà có thằng con trai bị bệnh lao. Người ta mách cho vợ chồng ông phương thuốc trị bệnh rất kì lạ là bánh bao tẩm máu người. Ngày hôm ấy tờ mờ sáng với không khí ảm đạm lão Hoa Thuyên dốc tiền của, niềm tin, hy vọng cùng với tất cả sự lo lắng, hồi hộp đi mua thuốc cho con. Về đến nhà hai vợ chồng vui mừng và hi vọng đứa con sẽ khỏi bệnh và mọi người khi từ pháp trường về qua quán lão Hoa uống trà cũng mong liều thuốc ấy hiệu nghiệm.

Ở trong quán trà có rất đông mọi người đủ các tầng lớp trong xã hội họ bàn tán với nhau về người tử tù vừa bị chém là Hạ Du-người đi làm cách mạng, khi bị bắt vẫn không can tâm mà còn rủ đề lao theo phe của mình. Họ rất ngạc nhiên về điều đó còn cho rằng anh ta bị điên.

Trong một buổi sáng sớm mùa xuân khi hai người mẹ cùng chung một mục đích ra mộ thăm con bởi thằng Thuyên cũng đã chết ngay sau đó không lâu. Hai ngôi mộ nằm cách nhau một con đường ở giữa-nơi ngăn cách giữa một bên là mộ của người dân còn một bên là mộ của những tên tử tù, những kẻ phạm tội. Thật bất ngờ khi mẹ thằng Thuyên sang động viên mẹ Hạ Du và ngạc nhiên khi thấy có vòng hoa trắng trên mộ anh. Câu chuyện kết thúc ở đó nhưng mang ý nghĩa sâu sắc về vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc khỏi sự u mê, tăm tối của Trung Hoa.

Tóm tắt Thuốc - Mẫu 7

Con trai lão Hoa bị bệnh lao rất nặng, để chữa bệnh cho con, vợ chồng lão Hoa đã bỏ tiền đút lót cho đao phủ để lấy được chiếc bánh bao tẩm máu của người tử tù vừa chịu án chém (Hạ Du). Sau khi ăn chiếc bánh bao tẩm máu người, thằng Thuyên con vợ chồng lão Hoa không những không khỏi bệnh mà bệnh càng trở nặng mà chết. Truyện kết thúc trong chi tiết vợ lão Hoa và mẹ của Hạ Du đi viếng mộ con ở nghĩa địa và hình ảnh vòng hoa được đặt trên mộ Hạ Du.

Tóm tắt Thuốc - Mẫu 8

Nghe mọi người truyền tai nhau về phương thức chữa bệnh lao bằng bánh bao tẩm máu người, vợ chồng lão Hoa đã dành dụm tiền bạc để có được chiếc bánh bao tẩm máu của người tử tù phải chịu án chém Hạ Du. Tuy nhiên chiếc bánh bao lại chẳng thể có thể chữa bệnh như mọi người tưởng, thằng Thuyên sau khi ăn bánh bao tẩm máu thì bệnh trở nặng mà chết. Mộ của thằng Thuyên được chôn gần mộ của Hạ Du- người cách mạng phải chịu án chém, ngăn cách giữa hai khu mộ là con đường mòn. Hình ảnh vòng hoa trắng đặt trên mộ Hạ Du đã khép lại tác phẩm.

Tóm tắt Thuốc - Mẫu 9

Để chữa bệnh cho con trai bị mắc bệnh lao, gia đình lão Hoa Thuyên đi mua chiếc bánh bao tẩm máu người cho con trai ăn. Lão Thuyên là chủ 1 quán trà nhỏ, tại đây, ông được người ta mách cho phương thuốc chữa bệnh phương thuốc kì dị, cổ quái: chữa lao bằng bánh bao tẩm máu. Họ đến quán trà nhà lão Hoa Thuyên và bàn bạc về người tử tù vừa bị chém là Hạ Du. Hạ Du vốn là một người dám đi làm cách mạng nhưng lại phải chết oan. Mọi người trong quán không hiểu sự tình nên cho rằng Hạ Du bị điên. Ít lâu sau, thằng Thuyên chết, phương thuốc đó chẳng hề hiệu nghiệm và có tác dụng như mọi người vẫn tưởng. Kết thúc tác phẩm là cảnh bà mẹ của Hạ Du và mẹ của thằng Thuyên đi viếng mộ con vào tết thanh minh. Họ bước qua con đường mòn ngăn cách giữa mộ những người chết chém, chết tù với mộ những người nghèo trong nghĩa địa để an ủi, chia sẻ nỗi đau của nhau. Họ rất ngạc nhiên trước vòng hoa được đặt trên mộ Hạ Du. Mẹ Hạ Du khóc và kêu oan cho con.

Tóm tắt Thuốc - Mẫu 10

Thằng Thuyên, con trai của vợ chồng lão Hoa bị bệnh lao đã lâu, dù chạy chữa khắp nơi vẫn không khỏi. Từ những cuộc trò chuyện của khách trong quán, lão Hoa biết được một phương thuốc kì dị để chữa bệnh lao: ăn bánh bao tẩm máu người chết. Để cứu con, Lão Hoa Thuyên bèn tìm đến cai ngục rồi lấy bánh bao chấm vào máu của tử tù vừa bị chém đầu, để về cứu con. Khi đứa con đang ăn bánh thì những người khách vào quán trà bàn tán về người bị chém sáng nay, thì ra đó là Hạ Du người chiến sĩ cách mạng dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hi sinh bản thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và đất nước. Thằng Thuyên sau đó vẫn chết, mộ của thằng bé và Hạ Du được chôn gần nhau. Vào tiết thanh minh, hai người mẹ gặp nhau khi đi viếng con. Hai người buồn bả, xót xa cho con mình. Họ đồng cảm cho nhau vì cùng cảnh ngộ. Và họ bất ngời vì trên mộ Hạ Du có vòng hoa hồng và trắng xen kẽ nhau, hai bà mẹ tự hỏi “thế là thế nào”.

Thuốc - Ngữ văn lớp 12

A. Nội dung tác phẩm

Vợ chồng lão Hoa, chủ một quán trà, có thằng con trai tên Thuyên bị bệnh lao rất nặng. Được lão Cả Khang mách, vợ chồng lão Hoa dốc tiền đến Cổ Đình Khẩu từ mờ sáng để mua chiếc bánh bao tẩm máu người vừa bị hành hình đem về cho con ăn. Buổi sáng, khi thằng Thuyên ăn chiếc bánh tẩm máu người rồi đi nghỉ thì quán trà cũng dần đông khách, mọi người râm ran khẳng định thằng Thuyên sẽ khỏi bệnh rồi bàn tán về Hạ Du, người chiến sĩ vừa bị hành hình lúc sáng sớm. Ai nấy đều cho Hạ Du là “thằng khốn nạn”, “thằng nhãi con” và “điên thật rồi”. Cuối cùng, chiếc bánh tẩm máu người cũng không cứu được thằng Thuyên. Một ngày vào tiết Thanh minh, bà Hoa buồn rầu ra thăm mộ con nhìn thấy mẹ Hạ Du cũng đến viếng mộ. Đồng cảnh ngộ mất con, bà Hoa bước qua con đường mòn sang an ủi mẹ Hạ Du, cả hai cùng ngạc nhiên trước vòng hoa đặt trên mộ  “Thế là thế nào nhỉ?”. Truyện kết thúc với tiếng quạ kêu và hình ảnh con quạ nhún mình bay vút về phía trời xa.

B. Đôi nét về tác phẩm

1. Tác giả

1. Tiểu sử

- Lỗ Tấn (1881 – 1936), tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân. 

- Là nhà văn cách mạng Trung Quốc

- Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề với những mục đích khác nhau ( hàng hải, khai mỏ, y, văn nghệ )

2. Sự nghiệp văn học

a. Mục đích sáng tác

- Dùng ngòi bút để phanh phui các “căn bệnh tinh thần” và kêu gọi mọi người tìm phương thuốc chữa chạy, không được “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.

b. Quan điểm sáng tác

- Phê phán những căn bệnh tinh thần khiến quốc dân mê muội, tự thỏa mãn, "ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ".

c. Tác phẩm chính

- “Gào thét”, “Bàng hoàng”, “Chuyện cũ viết lại”,  "AQ chính truyện",...

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh sáng tác

- Năm 1919, đây là giai đoạn đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Quốc biến thành xã hội nửa phong kiến, nửa thuộc địa nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thỏa mãn mà những người cách mạng hoàn toàn xa lạ với nhân dân. Truyện ngắn Thuốc được sáng tác năm 1919, khi cuộc vận động Ngũ Tứ bùng nổ

b, Bố cục

Phần I: Từ đầu đến “Cổ...Đình Khẩu”

- Thuyên mắc bệnh lao được lão Hoa đi mua bánh bao tẩm máu người về cho ăn.

Phần II: Từ “Lão Hoa về đến nhà” đến “chằng chịt đắp cho con”

- Vợ chồng Hoa Thuyên cho con ăn bánh bao tẩm máu người với hy vọng con sẽ khỏi bệnh.

Phần III: “Quán trà đã đông khách” đến “điên thật rồi”

- Cuộc bàn luận trong quán trà về thuốc chữa bệnh lao và tên “giặc” Hạ Du.

Phần IV: Đoạn còn lại

- Nghĩa địa vào tiết Thanh minh, mẹ của Hạ Du và Thuyên bắt gặp nhau và bàng hoàng khi thấy vòng hoa trên mộ Hạ Du.

- Câu chuyện được triển khai qua các nội dung chính: Mua thuốc -> Uống thuốc -> Bàn về thuốc -> Hậu quả của thuốc.

c, Phương thức biểu đạt: Tự sự 

d, Thể loại: Truyện ngắn.

e, Ý nghĩa nhan đề:

- Thuốc ở đây chính là chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa đã mua về cho thằng Thuyên ăn để chữa bệnh lao. Nhan đề này có nhiều nghĩa:

-Tầng nghĩa thứ nhất của Thuốc là nghĩa tường minh , chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người. Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu.

-Tầng nghĩa thứ hai của Thuốc là nghĩa hàm ẩn , đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần: căn bệnh gia trưởng , căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc. 

-Tầng nghĩa thứ ba của Thuốc , của chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ.

f, Giá trị nội dung

- Chủ đề tư tưởng của tác phẩm cũng chính là quan điểm sáng tác của Lỗ Tấn: ông đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: Nhân dân thì “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt”, người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.

g. Giá trị nghệ thuật

- Truyện có lối viết cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: chiếc bánh bao tẩm máu người, vòng hoa trắng, con đường mòn,...

- Cách xây dựng nhân vật đặc biệt: Không đặt nhân vật cách mạng vào vị trí trung tâm mà đặt sau các nhân vật quần chúng, nhằm nhấn mạnh vào chủ đề tư tưởng: Thức tỉnh quần chúng.

- Cách kể chuyện theo ngôi thứ ba nhưng nhiều đoạn lại chuyển điểm nhìn sang trần thuật nhân vật làm cho truyện sinh động hơn.

C. Đọc hiểu văn bản

1.Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người và ý nghĩa nhan đề truyện “Thuốc”

- Thuốc (chiếc bánh bao tẩm máu người) có nhiều tầng ý nghĩa:

- Thuốc chữa bệnh lao của những người dân u mê, lạc hậu (nghĩa đen)

- Đó không phải là thuốc chữa bệnh mà là thuốc độc, phải tìm một thứ thuốc khác.

- Đối với cách mạng Trung Quốc: Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.

2. Nhân vật đám đông

* Nhóm 1:

- Ông bà Hoa; mua bánh bao tẩm máu Hạ Du để chữa bệnh cho con.

- Mẹ Hạ Du: Cho con là giặc.

⇒ Ngu muội nhưng đáng thương

* Nhóm 2:

- Cả Khang- tên đao phủ: lấy máu Hạ Du tẩm bánh bao để bán.

- Lão Nghĩa- đề lao, mắt cá chép: lấy áo Hạ Du, đánh Hạ Du hai bạt tai.

- Cụ Ba Hạ: tố giác cháu để được lĩnh thưởng 20 lạng bạc trắng.

- Thanh niên 21 tuổi và một số người khác: cho Hạ Du là điên, là giặc.

⇒ Không chỉ dửng dưng, lạnh lùng, vô cảm, mê muội, lạc hậu, mà còn phản động.

Thái độ của tác giả: ghê tởm, chế giễu.

3. Hình tượng người cách mạng Hạ Du

- Là một thanh niên cách mạng sớm giác ngộ, có lí tưởng cách mạng rõ ràng: lật đổ ngai vàng, đánh đuổi ngoại tộc, giành lại độc lập.

- Dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn nhưng lại rất cô đơn, không ai hiểu việc anh làm và không ai ủng hộ.

  xa rời quần chúng nhân dân của những người làm cách mạng là căn bệnh cần chữa trị.

4. Vòng hoa trên mộ Hạ Du và niềm lạc quan của tác giả

- Câu hỏi của bà mẹ  Hạ Du: Thế này là thế nào ? → vừa nói lên sự bàng hoàng sửng sốt, vừa ẩn giấu một niềm vui có người hiểu con mình và hàm chứa đòi hỏi phải có một câu trả lời.

- Vòng hoa tưởng niệm, bày tỏ sự cảm phục và nối bước người đã khuất.

5. Tính dân tộc và sắc thái mới mẻ của truyện

- Sự cô đọng, súc tích truyền thống Trung Hoa: Tả mà không tả, không tả mà tả.

- Sắc thái mới mẻ của truyện:

+ Tên tác phẩm, một sự chú ý nghệ thuật, một sự lựa chọn thâm thuý của tác giả. Thuốc chứa đựng nhiều lớp ý nghĩa.

+ Kết cấu tác phẩm: dung di, trầm lắng và sâu sắc.

+ Cốt truyện đơn giản: tìm thuốc, mua thuốc, uống thuốc.

+ Thời gian có sự vận động: mùa thu sang mùa xuân → lạc quan của tác giả vào tiền đồ cách mạng.

+ Không gian truyện dung dị, rất hiện thực: trầm lắng, tĩnh lặng, chất chứa nỗi niềm.

D. Sơ đồ tư duy

Thuốc

Để học tốt bài học Thuốc lớp 12 hay khác:

Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 hay khác:


thuoc.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học