Dòng Mê Kông “giận dữ” - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo
Với tác giả, tác phẩm Dòng Mê Kông “giận dữ” Ngữ văn lớp 12 hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Dòng Mê Kông “giận dữ”.
I. Tác giả văn bản Dòng Mê Kông “giận dữ”
- Theo Hoàng Nam, Thu Hằng, Hoàng Khánh, Thanh Hạ
II. Tìm hiểu văn bản Dòng Mê Kông “giận dữ”
1. Thể loại
- Tác phẩm Dòng Mê Kông “giận dữ” thuộc thể loại: văn bản thông tin.
2. Xuất xứ
- Theo https:vnexpress.net/dong-mekong-gian-du-4634044.html.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh.
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (từ đầu đến … hai bên bờ): tình hình thiệt hại tại sông Mê Kông.
- Phần 2 (tiếp theo đến …quá mức): sông đói “ngoạm” bờ.
- Phần 3 (tiếp theo đến … nghiêm trọng): nợ cát, phải trả bằng cát.
- Phần 4 (đoạn còn lại): món nợ với dòng sông.
5. Giá trị nội dung
- Văn bản đã cung cấp thông tin hiện trạng sạt lở ở dòng sông Mê Kông và những hệ quả của nó.
6. Giá trị nghệ thuật
- Thông tin xác thực, trình bày logic.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Dòng Mê Kông “giận dữ”
1. Thông tin cơ bản của văn bản
- Thông tin cơ bản: Xây dựng hàng loạt đập thủy điện ở Trung Quốc - thượng nguồn Mê Kông dẫn đến thiếu phù sa.
- Thông tin chi tiết:
+ Hàng loạt đập thủy điện ở Trung Quốc - thượng nguồn Mê Kông đi vào hoạt động → lượng phù sa mịn tại hạ nguồn giảm.
+ Hệ quả:
• Tỉ lệ xói - bồi ngày càng chênh lệch ở hầu hết các địa phương.
• Sạt lở nhiều ở các tỉnh dọc sông Tiền.
• Cả dòng sông và con người đều trong cơn “khát” cát.
• Nghiên cứu của SIWRR từ 2012 kết luận: Nếu không có khai thác cát, diễn biến xói bồi sẽ rất ít.
• Năm 2022, kết luận được chỉ ra rằng: Hơn 80% nguyên nhân là do tác động của con người khi nạo vét lòng dẫn và khai thác cát quá mức.
- Vai trò của những thông tin chi tiết:
+ giúp cho người đọc dễ dàng hình dung và nhận biết được quá trình và những nguyên nhân, hậu quả mà việc làm của con người gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bồi đắp phù sa và gây ra xói - bồi.
+ người đọc hiểu một cách rõ ràng về những hành động của con người đang tác động trực tiếp, khai thác quá mức đến độ báo động gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, đáng quan tâm.
- Việc tác giả sử dụng những từ ngữ như vết thương, nội soi tổng quát, cơ thể tự nhiên trong phần văn bản trên có tác dụng:
+ thể hiện một cách chi tiết, gợi hình, giúp cho người đọc dễ dàng hình dung được tình trạng của các con sông khi bị con người tác động xấu một cách mạnh mẽ.
+ cho thấy sự độc đáo trong sử dụng từ ngữ của tác giả, gợi trí tưởng tượng phong phú cho người đọc.
Học tốt bài Dòng Mê Kông “giận dữ”
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Dòng Mê Kông “giận dữ” Ngữ văn lớp 12 hay khác:
Xem thêm tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tác giả - tác phẩm: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
Tác giả - tác phẩm: Khuôn đúc đồng Cổ Loa: “Nỏ thần” không chỉ là truyền thuyết
Tác giả - tác phẩm: Sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt Trái Đất và hậu quả
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST