Soạn bài Nghe thuyết trình một vấn đề xã hội - Cánh diều

Với soạn bài Nghe thuyết trình một vấn đề xã hội trang 30, 31 Ngữ văn lớp 12 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.

1. Định hướng

a) Trong phần Viết, các em đã rèn luyện viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, cụ thể là quan niệm về lòng yêu nước của tuổi trẻ ngày nay có gì giống và khác so với quan niệm yêu nước truyền thống. Phần Nói và nghe dựa vào nội dung đã viết để luyện tập kĩ năng nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, cách thức thuyết trình một vấn đề xã hội theo hướng tích hợp. Người nói cần chuyển nội dung bài viết thành bài thuyết trình. Người nghe tập trung lắng nghe và nêu ra được những nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình của người nói. Yêu cầu rèn luyện tập trung chủ yếu vào kĩ năng nghe và nhận xét, đánh giá.

b) Để nghe và nêu được những nhận xét, đánh giá, các em cần chú ý:

- Nắm được nội dung (thông tin) cơ bản của bài thuyết trình.

- Đặt được câu hỏi về những điều mình chưa hiểu, chưa rõ.

- Trao đổi với người trình bày về những ý kiến khác biệt (nếu có).

- Có thái độ thân thiện, tôn trọng người nói.

2. Thực hành

Bài tập (trang 30 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nghe và nhận xét, đánh giá bài thuyết trình “Quan niệm yêu nước của tuổi trẻ hiện nay có gì giống và khác so với quan niệm yêu nước truyền thống.”

a) Chuẩn bị

- Xem lại mục 1. Định hướng về cách thức và yêu cầu khi nghe một bài thuyết trình.

- Xem lại nội dung dàn ý đã chuẩn bị ở phần Viết.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Người thuyết trình xem lại dàn ý đã làm ở phần Viết, cân nhắc yêu cầu của bài nói để bổ sung, sắp xếp lại các ý cho mạch lạc, phù hợp với nội dung cần trình bày.

- Người nghe tìm hiểu đề tài, chủ đề và nội dung của bài thuyết trình; hình dung về cách thức thuyết trình, dự kiến những vấn đề cần làm rõ và các câu hỏi cụ thể.

c) Nói và nghe

Bài này cần tập trung vào phần nghe và đảm bảo các yêu cầu sau:

Người nói

Người nghe

- Nội dung thuyết trình vấn đề rõ ràng, cụ thể theo dàn ý đã chuẩn bị.

- Hình thức thuyết trình: sáng tạo, vận dụng các thiết bị hỗ trợ phù hợp.

- Tác phong, thái độ thuyết trình: tự tin, thân thiện, tôn trọng người nghe,...

 

- Tập trung lắng nghe; hiểu được những nội dung chính của bài thuyết trình và quan điểm của người nói.

- Ghi lại các thông tin chính của bài thuyết trình, những nội dung cần hỏi lại và những nhận xét, đánh giá về nội dung, cách thức trình bày, tình cảm, thái độ của người thuyết trình.

- Nêu các vấn đề cần hỏi, các ý kiến cản trao đổi về nội dung bài nói một cách ngắn gọn, rõ ràng.

- Chú ý lắng nghe; sử dụng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói.

* Bài nói mẫu tham khảo:

Lòng yêu nước vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là thứ tình cảm thiêng liêng nuôi dưỡng tâm hồn con người. Từ tình cảm ấy đã tạo nên sức mạnh dân tộc, giúp đất nước ta vượt qua muôn vàn khó khăn.

Lòng yêu nước là tình yêu quê hương đất nước, hay sâu sắc hơn đó chính là tình yêu, sự gắn bó sâu sắc, ý thức, trách nhiệm xây dựng đất nước, quê hương ngày càng giàu mạnh, phát triển.

Từ xưa đến nay, lòng yêu nước được thể hiện qua nhiều hình thức và ở mỗi thế hệ, biểu hiện ấy lại có sự đổi thay. Bởi sự thay đổi của thời cuộc, quan niệm yêu nước của tuổi trẻ ngày nay có nhiều sự kế thừa và thay đổi so với quan niệm yêu nước truyền thống. Trong thời kì chiến tranh loạn lạc, lòng yêu nước được thể hiện bằng cách đứng lên cầm súng đánh giặc giành lại hòa bình, độc lập, họ không ngại khó, ngại khổ họ chỉ quyết tâm giữ vững nền độc lập cho dân tộc, thậm chí phải hy sinh cả tính mạng của mình.

Trong thời bình, thế trẻ ngày này thể hiện lòng yêu nước qua nhiều hành động khác nhau. Tình yêu ấy được thể hiện qua việc hướng tới việc xây dựng đất nước, quê hương phát triển, tôn trọng các giá trị xã hội, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, ra sức chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên đất nước, góp sức chung tay giúp đỡ đồng bào, xây dựng tình thương mến giữa con người trong cùng đất nước.

Dẫu khác nhau là vậy, nhưng dù ở thời đại nào, lòng yêu nước luôn được coi trọng. Từ thời chiến cho đến thời bình, lòng yêu nước thể hiện mạnh mẽ nhất qua lòng tự tôn dân tộc. Đó chính là niềm tự hào dân tộc, biết gìn giữ nâng cao các giá trị bản sắc văn hoá dân tộc, là ý chí quyết tâm giữ vững nền độc lập, tự do của đất nước, là khát vọng đất nước Việt Nam ngày càng thịnh vượng.

Trong thời đại công nghệ hiện đại ngày nay với tốc độ lan truyền nhanh chóng của thông tin và tri thức, thế hệ trẻ cần tận dụng thế mạnh đó để kế thừa và phát huy lòng yêu nước qua việc không ngừng học tập, rèn luyện, trau dồi kiến thức. Là một phần của thế hệ trẻ, em cảm thấy tự hào trước tình yêu nước được gìn giữ, phát huy và trân trọng như vậy. Bản thân em cũng sẽ góp sức, chung tay cùng thế hệ trẻ phát huy tình yêu đất nước, lấy tình yêu ấy làm động lực để dựng xây Tổ quốc.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Người nói

Người nghe

- Rút kinh nghiệm về bài thuyết trình:

- Nội dung thuyết trình đã đầy đủ như trong dàn ý chưa?

- Hình thức thuyết trình có sáng tạo, phù hợp không?

- Tác phong, thái độ thuyết trình như thế nào?

- Tự đánh giá:

+ Ưu điểm của bài thuyết trình là gì?

+ Cần khắc phục những hạn chế nào?

 

- Kiểm tra kết quả nghe và ghi chép các nội dung thông tin đã chính xác chưa, ghi chép được những nội dung gì,...?

- Có nêu được câu hỏi và ý kiến thảo luận, trao đổi với người thuyết trình không?

- Nhận xét về nội dung, hình thức bài thuyết trình.

- Đánh giá:

+ Bài thuyết trình của người nói có ưu điểm và hạn chế nào?

+ Nếu thuyết trình, em sẽ điều chỉnh như thế nào?

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác