Soạn bài (Nói và nghe trang 86) Tranh biện về một vấn đề trong đời sống - Kết nối tri thức

Với soạn bài Nói và nghe: Tranh biện về một vấn đề trong đời sống trang 86, 87, 88 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

* Yêu cầu:

- Nêu được rõ ràng quan điểm (tán thành hay phản đối) về vấn đề tranh biện.

- Đưa ra được các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục để khẳng định quan điểm của mình và phản bác quan điểm của phía đối lập.

- Thể hiện được sự tương tác tích cực trong nhóm để phát triển ý tương và luận điểm; biết lắng nghe và tôn trọng người tranh biện với mình.

- Sử dụng giọng nói, ngữ điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp.

1. Chuẩn bị tranh biện

Lựa chọn đề tài

Lựa chọn vấn đề mang tính thời sự, thiết thực với đời sống và có những quan điểm tiếp cận trái chiều, đáp ứng được sự quan tâm, chờ đợi của người tham gia.

Lập đội tham gia tranh biện

Mỗi cuộc tranh biện thường có sự tham gia của hai đội, thể hiện quan điểm trái ngược nhau.

Nghiên cứu vấn đề đã lựa chọn và chuẩn bị ý kiến tranh biện

- Tìm hiểu kĩ vấn đề để nhận ra nguyên nhân dẫn đến những quan điểm khác biệt.

- Dự kiến những lí lẽ có thể bị phản bác, suy đoán những quan điểm khác biệt.

- Hình dung nhiệm vụ của các đội trong tranh biện, trình bày thuyết phục các lí lẽ, bằng chứng của đội mình và trả lời những câu hỏi chất vấn, phản biện sắc bén.

Tìm hiểu quy tắc tranh biện

- Bám sát vấn đề tranh biện.

- Thực hiện yêu cầu của người điều hành.

- Đảm bảo thời gian quy định cho mỗi lượt phát biểu.

- Không ngắt lời phía đối lập, không chỉ trích cá nhân, không sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn mực, không ngụy tạo bằng chứng...

2. Thực hành tranh biện

- Người điều hành nêu vấn đề, giới thiệu thành phần tham gia, nêu rõ mục đích, quy tắc tranh biện.

- Các đội tham gia tranh biện theo tiến trình.

- Người điều hành tóm tắt các luận điểm chính về vấn đề cần tranh biện của phía tán thành và phía phản đối; tổ chức lấy ý kiến đánh giá, bình chọn của khán giả về các nhóm tranh biện; nêu ý nghĩa của cuộc tranh biện; cảm ơn các nhóm tham gia tranh biện và khán giả theo dõi, đánh giá, bình chọn.

Bài tham khảo:

Các bạn thân mến!

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là thách thức đặt ra cho không chỉ bất kì một đất nước nào mà nó đã trở thành vẫn đề cấp bách mang tính toàn cầu. Những hiện tượng thời tiết cực đoan trong mấy năm gần đây như mưa bão lớn và dồn dập hay những trận động đất gây thiệt hại lớn về người và của đã khiến mỗi chúng ta, những người đang sống trên hành tinh này phải suy nghĩ và hành động để cứu lấy trái đất khỏi những thảm họa do những hành vi vô tình hay cố ý mà con người gây ra.

Vậy môi trường là gì? Môi trường là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên. (Theo luật BVMT Việt Nam).

- Kính thưa thầy cô cùng tất cả các bạn:

Để duy trì cuộc sống của chính mình loài người đã và đang tác động vào MT dẫn đến mất cân bằng sinh thái, gây biến đổi khí hậu thông qua các hoạt động khai thác, đánh bắt, sản xuất thiếu đồng bộ và phi khoa học. Chính điều đó đã làm cho hành tinh của chúng ta đã và đang gánh chịu những hậu quả hết sức nghiêm trọng như hiệu ứng nhà kính, hạn hán, lũ lụt, núi lửa, động đất, bệnh tật và đói nghèo. Hẳn chúng ta còn nhớ tổn thất nặng nề mà nhân dân Nhật Bản phải gánh chịu trong thảm họa động đất – sóng thần lịch sử vừa qua với rất nhiều người thiệt mạngvà bị thương những công trình nhà ở bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn. Nạn cháy rừng đã thiêu rụi nhiều cánh rừng quý giá trên khắp thế giới này. Và cơn bão Hải Yến vừa qua cũng đã khiến cả thế giới phải lặng đi trước mất mát quá lớn trên đất nước Philippin … Đó đều là những ảnh hưởng nặng nề do BĐKH gây ra các bạn ạ.

Thêm vào đó, tình trạng xả rác bừa bãi ở những vùng dân cư, thải nước thải độc hại từ các nhà máy ra các dòng sông khiến cho những mảnh đất hiền lành bỗng biến thành những làng ung thư, những dòng sông trong xanh bỗng biến thành dòng sông chết với màu nước đen ngòm…

Cần phải cứu lấy hành tinh của chúng ta trước khi quá muộn, đó là thông điệp gửi tới tất cả mọi người trên hành tinh này trong đó có chúng ta.

- Kính thưa thầy cô cùng tất cả các bạn:

Là một học sinh đang học tập trên ghế nhà trường, với những bài học tích hợp hay trực tiếp về môi trường, tôi nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, bởi đó chính là hành động để bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta!

Để làm được điều đó, tôi luôn phấn đấu học tập để trang bị cho mình vốn kiến thức, sự hiểu biết, từ đó định hướng và có những hành động thiết thực về BVMT . Từ nhận thức biến thành hành động cụ thể, cùng với các bạn trong lớp, trong trường, chúng tôi đã và đang tham gia nhiều hoạt động có ý nghĩa như hoạt động tình nguyện “Mùa hè xanh” cùng các anh chị Đoàn viên trong xã, xây dựng cổng trường xanh-sạch-đẹp; luôn luôn vệ sinh môi trường để tạo nên một khuôn viên trường học thân thiện, sạch sẽ, xanh tươi. Ở trên các con đường làng, mỗi chiều chủ nhật chúng tôi cùng nhau quét dọn vệ sinh sạch làng đẹp xóm. Hãy bắt đầu việc bảo vệ môi trường bằng những việc nhỏ nhất ngày hôm nay. Vì cuộc sống của mỗi chúng ta, vì một hành tinh xanh bền vững, bạn và tôi, chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường!

3. Đánh giá, rút kinh nghiệm

STT

Nội dung đánh giá

Kết quả

Đạt

Chưa đạt

1

Khẳng định rõ ràng quan điểm tán thành hay phản đối.

2

Trình bày được các luận điểm chính, nêu được lí lẽ, bằng chứng để bảo vệ quan điểm của mình.

3

Có khả năng phối hợp nhóm để duy trì tiến trình tranh biện và phát triển ý tưởng.

4

Có khả năng xử lí tình huống, ứng phó với các ý kiến phản biện của phía đối lập.

5

Lắng nghe người khác với thái độ tôn trọng.

6

Sử dụng ngôn ngữ chính xác, rõ ràng thay đổi ngữ điệu, sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách linh hoạt, phù hợp.

7

Tuân thủ thời gian quy định đối với từng lượt phát biểu.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác: