Phân tích những nét đáng chú ý trong cách người kể chuyện

Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Phân tích những nét đáng chú ý trong cách người kể chuyện quan sát và miêu tả sự thay đổi các nhân vật (thể hiện ở các khía cạnh: điểm nhìn, lời kể và giọng điệu).

Trả lời:

- Điểm nhìn: Ban đầu, Kim Lân miêu tả nhân vật từ điểm nhìn bên ngoài để người đọc hình dung được ngoại hình, hoàn cảnh của nhân vật. Sau đó, tác giả dùng điểm nhìn bên trong để thấy được suy nghĩ, cảm nhận của nhân vật. (VD: Ban đầu Kim Lân miêu tả Tràng qua ngoại hình, nghề nghiệp và hoàn cảnh sống, sau đó từ điểm nhìn bên trong, Kim Lân cho người đọc thấy suy nghĩ tâm trạng của Tràng sau khi có vợ).

- Lời kể: Lời người kể chuyện và lời nhân vật có sự cộng hưởng, kết nối với nhau, tạo nên một số hiện tượng trong văn bản: lời của người kể chuyện nhưng tái hiện ý thức giọng điệu của nhân vật (Hắn nghĩ bụng: “Quái sao nó lại buồn thế nhỉ?... Ồ sao nó lại buồn thế nhỉ”), lời độc thoại nội tâm (Người ta có gặp bước khó…. có vợ được), lời nhại (có khối cơm trắng mấy giò đấy),…

- Giọng điệu: Mộc mạc, giản dị. Ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, nhưng có sự chắt lọc kĩ lưỡng, có sức gợi đáng kể: bước “ngật ngưỡng”, đường “khẳng khiu, nhấp nhỉnh”, vẻ mặt “phớn phở”, dãy phố “úp súp, dật dờ…” Cách viết như thế tạo nên một phong vị và sức lôi cuốn riêng.

Các bài Soạn văn 11 Vợ nhặt hay, chi tiết khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Kết nối tri thức khác