Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Thời gian Ngữ văn lớp 11 có đáp án chi tiết, chọn lọc
sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 11.
Câu 1. Ý nào sau đây đúng khi nói về tiểu sử của Văn Cao?
A. Quê hương của ông ở Hải Phòng
B. Ông xuất thân trong một gia đình viên chức
C. Ông bắt đầu sáng tác ca khúc đầu tay vào năm 16 tuổi
D. Tất cả các đáp án trên
Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 tại Lạch Tray, Hải Phòng, xuất thân trong một gia đình viên chức.
Văn Cao tham gia vào nhóm Đồng Vọng của Hoàng Quý cùng Tô Vũ, Canh Thân, Đỗ Nhuận... và bắt đầu sáng tác ca khúc đầu tay Buồn tàn thu vào năm 16 tuổi.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2. Ông phụ trách công việc gì khi tham gia Việt Minh?
A. Truyền đơn
B. In sách báo
C. In sách báo, truyền đơn
D. Dân vận
Văn Cao tiếp tục tham gia hoạt động trong đội Trừ gian của Việt Minh. Ông viết và phụ trách ấn loát cơ quan Phan Chu Trinh, in sách báo, truyền đơn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3. Ai là người duyệt Tiến quân ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?
A. Lê Duẩn
B. Hồ Chí Minh
C. Võ Nguyên Giáp
D. Phạm Văn Đồng
Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt Tiến quân ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4. Văn Cao được biết đến rộng rãi với vai trò là?
A. Nhà văn
B. Họa sĩ
C. Nhạc sĩ
D. Chiến sĩ
Có thể nói, Văn Cao là một người nghệ sĩ đa tài, thử sức trên mọi lĩnh vực: truyện, thơ, tranh vẽ...Nhưng người ta vẫn biết đến nhiều hơn về ông với tư cách là một nhạc sĩ rất mực tài hoa.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5. Thơ của Văn Cao mang âm điệu?
A. Mềm mại đắm đuối
B. Hào sảng
C. Sắc sảo
D. Tất cả các đáp án trên
Tâm hồn nghệ sĩ của Văn Cao biến động qua ba giai đoạn với ba nét đẹp riêng biệt: giai đoạn mềm mại đắm đuối, giai đoạn lạc quan hào sảng và giai đoạn can trường sắc sảo. Và qua ba giai đoạn có trình tự trước sau, có thể khám phá được thế giới nội tâm của Văn Cao.
Đáp án cần chọn là: D
Tác phẩm Thời gian
Câu 1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Thời gian là?
A. Khi Văn Cao vừa gia nhập Việt Minh
B. Khi tuổi đã xế chiều, lúc này Văn Cao đã để lại phía sau cuộc đời mình với biết bao trải nghiệm vui buồn
C. Khi Tiến quân ca được chọn làm Quốc ca chính thức
D. Đáp án khác
Bài thơ Thời gian ra đời vào mùa xuân Đinh Mão năm 1987.
Vào tháng 2/1987 khi tuổi đã xế chiều, lúc này Văn Cao đã để lại phía sau cuộc đời mình với biết bao trải nghiệm vui buồn, vì vậy viết bài thơ “Thời gian” để giãi bày tâm sự về cuộc sống, nghệ thuật và tình yêu sau một chặng đường dài buồn vui đã trải qua.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Tự do
B. Năm chữ
C. Bảy chữ
D. Lục bát
Bài thơ được viết theo thể thơ tự do
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3. Hình ảnh “thời gian qua kẽ tay" gợi liên tưởng đến điều gì?
A. Sự trôi chảy không ngừng của thời gian
B. Quy luật hiện sinh
C. Sự tương phản giữa cái hữu hình và vô hình, cái hữu hạn và vô hạn.
D. Tất cả các đáp án trên
Hình ảnh thơ gợi liên tưởng đến sự tương phản giữa cái hữu hình và vô hình, cái hữu hạn và vô hạn. Như một tất yếu, sự hiện hữu của thời gian trong cuộc đời mỗi người là hữu hạn, bởi thời gian ấy so với cái “vô thủy vô chung" của vũ trụ thì hư ảo, mong manh, ngắn ngủi vô cùng.
Như một quy luật hiện sinh, thời gian qua đi là miên viễn không bao giờ trở lại. Sự nghiệt ngã ấy chính là bi kịch của phận người, con người không thể nào nắm giữ, níu kéo được thời gian.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4. Hình ảnh “khô những chiếc lá” và “rơi những kỉ niệm" gợi liên tưởng về điều gì?
A. Quy luật của thiên nhiên: có sinh sôi và có lụi tàn
B. Quy luật của đời người: theo thời gian, những kỉ niệm sẽ dần bị lãng quên
C. Mang thông điệp nhân văn của Văn Cao
D. Tất cả các đáp án trên
“Khô những chiếc lá”, “Rơi những kỷ niệm" → gợi lên liên tưởng về sự lụi tàn, mờ nhạt của sự vật theo thời gian như lá rơi vào mùa thu, kỷ niệm quá lâu dần bị con người lãng quên.
Hai câu thơ đã thức nhận cho chúng ta cái ý nghĩa nhân sinh tưởng như bình thường mà không phải ai cũng nhận biết được khi con người luôn đắm chìm trong quá nhiều tham vọng của cuộc sống
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5. Hình ảnh “câu thơ còn xanh” và “bài hát còn xanh” gợi liên tưởng về điều gì?
A. Liên tưởng đến vẻ đẹp cuộc sống
B. Liên tưởng về sự trường tồn của những giá trị nghệ thuật theo thời gian
C. Liên tưởng đến giá trị của thời gian
D. Tất cả các đáp án trên
Hai hình ảnh “câu thơ còn xanh”, “bài hát còn xanh” → liên tưởng về sự trường tồn của những giá trị nghệ thuật theo thời gian
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6. Từ “riêng” được lặp đi lặp lại nhằm khẳng định điều gì?
A. Nghệ thuật luôn vượt lên mọi quy luật tầm thường
B. Tình yêu mang sức mạnh trường tồn
C. Nghệ thuật và tình yêu luôn tồn tại vĩnh cửu
D. Đáp án khác
Từ “riêng” được lặp đi lặp lại vừa như muốn khẳng định một chân lý muôn đời: Nghệ thuật và Tình yêu luôn khác biệt và luôn vượt lên mọi thứ tầm thường, tự thân nó luôn mang một sức mạnh trường tồn, vĩnh cửu bởi nó là hiện thân của cái Đẹp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7. Hình ảnh “đôi mắt em như hai giếng nước" miêu tả ai?
A. Em gái tác giả
B. Người con gái mà tác giả yêu thương
C. Tất cả những người con gái xung quanh tác giả
D. Tác giả
Hình ảnh “đôi mắt em như hai giếng nước" → hình ảnh đẹp tượng trưng cho người con gái mà tác giả yêu thương, nó cũng luôn tồn tại cùng với thời gian đó là sự đẹp đẽ và tình yêu của con người.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8. Qua những hình ảnh tượng trưng, tác giả đem đến thông điệp rằng điều gì luôn trường tồn?
A. Tình yêu, cái đẹp
B. Thiên nhiên, thời gian
C. Cái đẹp, thời gian
D. Nghệ thuật, thời gian
Qua những hình ảnh đó giúp ta hiểu ra một triết lý nhân sinh sâu sắc: thời gian có thể làm lụi tàn, phai mờ đi một số sự vật, kỷ niệm nhưng đứng trước cái đẹp, tình yêu của con người thì nó luôn trường tồn theo thời gian và năm tháng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9. Ý nào dưới đây đúng khi nói về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
A. Nhịp điệu của câu thơ lạ thường và rất linh hoạt
B. Sử dụng biện pháp tương phản, đối lập
C. Sử dụng các phép tu từ
D. Tất cả các đáp án trên
- Bài thơ được viết theo thể thơ tự do: Số câu trong mỗi đoạn không ổn định, đoạn đầu bốn câu và đoạn cuối ba câu. Số câu trong mỗi đoạn theo hướng giảm dần.
- Nhịp điệu của câu thơ cũng lạ thường và rất linh hoạt nhằm nhấn mạnh ý, tạo ra một nhạc điệu đặc biệt.
- Sử dụng biện pháp tương phản, đối lập
- Sử dụng các phép tu từ: so sánh (đôi mắt em- hai giếng nước) hoặc điệp ngữ (riêng, còn xanh), ẩn dụ (câu thơ, bài hát – những sáng tạo nghệ thuật làm giàu đẹp cho tâm hồn con người)
→ Văn Cao dùng các hình thức ngôn từ mang nhiều tầng nghĩa tượng trưng kết hợp với các biện pháp tu từ và đặc biệt là cách ngắt dòng, ngắt nhịp sáng tạo mới lạ để nêu lên vấn đề về thời gian trong cuộc sống của con người.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10. Bài thơ “Thời gian" của Văn Cao mang ý nghĩa gì?
A. Ý thức trân trọng hiện tại, trân trọng kí ức
B. Sự trường tồn bất diệt của cái đẹp, của tình yêu
C. Là lời tâm sự của một người đã trải qua bao thăng trầm cuộc sống
D. Tất cả các đáp án trên
“Thời gian” của tác giả Văn Cao đem đến ý nghĩa lớn lao về quy luật của thời gian. Thời gian dẫu vẫn trôi “qua kẽ tay” nhưng những điều đẹp đẽ vẫn còn sống mãi, vẫn “còn xanh”.
→ Qua những lời thơ giản dị, đầy hàm súc đó, Văn Cao muốn gửi gắm thông điệp tới bạn đọc sự tri ân với thời gian, tri ân những điều xưa cũ và ghi nhớ về những điều đẹp đẽ, đó chính là nét nghệ thuật mãi mãi trường tồn. Đó cũng là lời giãi bày tâm sự về cuộc sống, nghệ thuật và tình yêu sau một chặng đường dài buồn vui mà tác giả đã trải qua.
Đáp án cần chọn là: D
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác: