Soạn bài Truyện Kiều - Phần 2 Trao Duyên



Soạn bài Trao Duyên (trích Truyện Kiều)

Bố cục:

    + Phần 1 (12 câu đầu): Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân

    + Phần 2 ( 15 câu tiếp theo): Kiều trao kỉ vật và dặn dò em

    + Phần 3 (8 câu cuối):Nỗi đau đớn, dằn vặt của Kiều

Câu 1 (trang 106 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Khi trao duyên, Kiều hồi tưởng lại đêm thề nguyền thiêng liêng và những kỉ vật

→ Kỉ vật, kỉ niệm nào cũng phong kín và in hẳn tình nghĩa sâu nặng của Thúy Kiều

- Kiều sống trong hồi ức đẹp nên càng thấy xót nên thấy xót xa, đau đớn khi mọi thứ chia lìa

- Những kỉ niệm, kỉ vật in hằn trong tâm hồn Kiều cho thấy tình cảm Kiều dành cho Kim không phai.

Câu 2 (trang 106 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Suốt quá trình trao duyên, Kiều luôn nghĩ đến cái chết.

- Khi thuyết phục em nhận lười trao duyên, Kiều lấy cái chết làm lời ủy thác

- Sau khi trao kỉ vật, Kiều nghĩ tới cái chết

- Kiều liên tưởng bản thân mình giống với Đạm Tiên, dự cảm trước cái chết của mình

→ Tiếng nói của Kiều là tiếng nói thương thân, phận, của một người con gái tha thiết với tình yêu nhưng bị chia cắt đành “đứt gánh tương tư”

- Kiều nghĩ tới cái chết và thấy cuộc đời đầy dãy oan nghiệt.

Câu 3 (Trang 106 sgk ngữ văn 10 tập 2):

- Hình thức lời Kiều nói với Thúy Vân. Lắng nghe kĩ sẽ thấy như Kiều đang nói với chính bản thân mình, có lúc nói với Kim Trọng

- Việc chuyển đối tượng thể hiện khả năng nắm bắt một cách tinh tế quy luật diễn biến tâm trạng nhân vật

- Đối thoại với Thúy Vân

    + Dùng từ “cậy” và “chịu” cùng cử chỉ “lạy” Kiều coi việc em nhận lời là một sự hi sinh của em, nên Kiều đã “lạy” lấy sự hi sinh ấy

- Thúy Kiều tâm sự, giãi bày với em để em hiểu hoàn cảnh của nàng bấy giờ

- Kiều an ủi, động viên em và nhắc tới tình nghĩa chị em, thân thiết để nhờ cậy em

→ Nguyễn Du để Kiều thể hiện bằng ngôn ngữ lí trí, Kiều đưa ra lập luận vừa có lí, vừa có tình, khẩn thiết khiến Vân không thể từ chối

- Với bản thân

Tâm trạng Kiều trải qua những giằng xé mâu thuẫn, đau đớn khi phải trao kỉ vật cho Thúy Vân

    + Từ “của chung” thể hiện mâu thuẫn, xót xa trong lòng Kiều khi nghĩ tới tình cảm với Kim Trọng

    + Kiều rơi vào tuyệt vọng, đau thương, nàng nghĩ tới cái chết vì nỗi đau xa lìa người yêu

Đối thoại với Kim Trọng trong tưởng tượng, lời tâm sự chưa nhiều mâu thuẫn

    + Khát vọng giữ tình yêu mãnh liệt trước hiện thực phũ phàng

Hai câu thơ cuối là lời gọi Kim Trọng trong nỗi tuyệt vọng

Câu 4 (trang 106 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Nguyễn Du khắc họa nhân vật Kiều trong tình huống éo le, việc phải lựa chọn giữa “hiếu” với “tình”

    + Về mặt lí trí, Kiều nhận thức được tính tất yếu của việc trao duyên cho Vân

    + Về mặt tình cảm, nàng yêu tình yêu sâu sắc, mãnh liệt

Kiều thuyết phục Vân nhận lời, trong lòng Kiều vẫn không ngăn được nỗi thổn thức, đau đớn

Mâu thuẫn giữa tình cảm với lí trí chính là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức thời phong kiến

- Kiều hành động thiên về bổn phận nên khi phải từ bỏ tình yêu, Kiều day dứt, đau đớn

- Thúy Kiều cả lí trí và tình cảm đều sâu nặng, tạo nên nhân cách trong sáng, đẹp đẽ của nàng.

Bài giảng: Trao duyên - Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 ngắn gọn, hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học