Ca dao hài hước - Ngữ văn lớp 10

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Ngữ văn lớp 10, VietJack biên soạn tài liệu tác giả, tác phẩm Ca dao hài hước trình bày đầy đủ, chi tiết về bố cục, tóm tắt, dàn ý, đôi nét về tác giả, thể loại, dàn ý đọc hiểu văn bản, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích mẫu về tác phẩm. Hi vọng qua loạt bài này sẽ giúp bạn dễ dàng soạn bài Ca dao hài hước lớp 10.

Bài giảng: Ca dao hài hước - Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

A. Nội dung tác phẩm

1.

- Cười nàng, anh toan dẫn voi,

Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.

Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,

Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.

Miễn là có thú bốn chân,

Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.

- Chàng dẫn thế, em lấy làm sang,

Nỡ nào em lại phá ngang như là…

Người ta thách lợn thách gà,

Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:

Củ to thì để mời làng,

Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.

Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!

Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;

Bao nhiêu củ rím, củ hà,

Để cho con lợn, con gà nó ăn…

2.

Làm trai cho đáng sức trai,

Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng.

3.

Chồng người đi ngược về xuôi,

Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.

4.

Lỗ mũi mười tám gánh lông,

Chồng yêu chồng bảo râu rồng chời cho.

Đêm nằm thì ngáy o ó…

Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà.

Đi chợ thì hay ăn quà,

Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm.

Trên đầu những rác cùng rơm,

Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rác đầu!

B. Đôi nét về tác phẩm

1. Thể loại

a. Khái niệm: Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường có sự kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.

b. Đặc điểm

- Đặc điểm nội dung: Diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước,… Trong đó có các chủ đề chính là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của con người Việt Nam và những bài ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.

- Đặc điểm nghệ thuật:

+ Lời thơ thường ngắn gọn.

+ Sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.

+ Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

+ Lối diễn đạt bằng một số hình thức mang đậm sắc thái dân gian.

2. Tác phẩm

a. Phân loại

- Bài 1: Ca dao tự trào.

- Bài 2, 3, 4: Ca dao châm biếm.

b. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

c. Giá trị nội dung: Nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh, những tiếng cười đặc sắc trong ca dao - tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào và tiếng cười châm biếm phê phán - thể hiện tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan của người bình dân.

d. Giá trị nghệ thuật

- Hư cấu, dựng cảnh tả tình, khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình.

- Cường điệu, phóng đại, tương phản

- Dùng ngôn ngữ đời thường mà đầy hàm ý.

C. Đọc hiểu văn bản

1. Bài 1

*Lời chàng trai dẫn cưới:

- Dự định: Voi, trâu, bò → Nói quá: diễn tả mong muốn lễ cưới linh đình, sang trọng.

- Nỗi lo: quốc cấm (phạm luật), máu hàn (đau bụng), co gân (què quặt) → Lập luận thông minh, hài hước, có lí có tình – thận trọng và chu đáo.

- Chọn lựa: con chuột béo → Gây cười và bất ngờ: vừa làm người yêu vui, vừa chứng thực hoàn cảnh mình. 

⇒ Chàng trai tuy nghèo nhưng yêu đời, tình cảm mộc mạc, chân thành.

* Lời cô gái thách cưới:

- Khen: ...lấy làm sang, thông cảm với hoàn cảnh chàng trai. → Vui vẻ, ý nhị, tiếng cười hài hước, nhẹ nhàng.

- Thách cưới: nhà khoai lang (bình dị) ><  lợn, → Dí dỏm: Vô tư, thông cảm, yêu thương.

- Dự định:

+ Củ to – mời làng;

+ Củ nhỏ – họ hàng;

+ Củ mẻ – con trẻ;

+ Củ rím, củ hà – con lợn, gà.

→ Cách nói giảm dần: Đám cưới nghèo nhưng giàu tình cảm, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho nhiều người.

⇒ Trong sáng, bao dung, coi trọng tình nghĩa hơn của cải vật chất.

⇒ Tiếng cười tự trào thể hiện triết lí nhân sinh lành mạnh, khoẻ khoắn, ước mơ của người xưa về hạnh phúc lứa đôi.

2. Bài 2, 3, 4

- Nội dung tổng quát:

+ Tiếng cười được bộ lộ qua các bài ca dao là tiếng cười phê phán trong nội bộ nhân dân nhằm nhắc nhở nhau tránh những thói hư tật xấu mà con người thường mắc phải.

+ Lời nhắc nhở của tác giả dân gian vừa nhẹ nhàng, thân tình, vừa mang rính giáo dục sâu sắc

- Nét đặc sắc riêng:

*Bài ca dao số 2, 3:

+ Hai bài ca dao phê phán loại đàn ông yếu đuối, không đáng sức trai, không đáng nên trai khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng và loại đàn ông lười nhát, không có chí khí lớnngồi bếp sờ đuôi con mèo.

+ Những thủ pháp kết hợp chặt chẽ với nhau, tạo nên cách nói dí dỏm, nhẹ nhàng nhưng ý nghĩa châm biếm lại sâu sắc:

Đối lập (tương phản): Quan niệm làm trai và sức trai của nhân dân đối lập với hiện tượng được nêu trong hai bài ca dao.

Thậm xưng (phóng đại, cường điệu): Thủ pháp này dùng để tô đậm các hiện tượng châm biếm trong bài ca dao về loại đàn ông không đáng mặt đàn ông, không còn phong độ của bật nam nhi.

*Bài ca dao số 4:

+ Bài ca dao là bức tranh sinh động nhằm giễu loại phụ nữ không biết chăm sóc bản thân và gia đình trong xã hội. Những hình ảnh này được khắc họa bằng con mắt nhân hậu, cảm thông và lời nhắc nhẹ nhàng nhằm bật lên giá trị tình cảm vợ chồng sâu sắc.

+ Những thủ pháp tạo nên tiếng cười châm biếm trong ca dao:

Đối lập (tương phản): Quan niệm của nhân dân về hình ảnh người phụ nữ đối lập với những hiện tượng được nêu trong bài ca dao.

Ngoa dụ (phóng đại, cường điệu): Thủ pháp này dùng để tô đậm các hiện tượng châm biếm trong các bài ca dao về loại phụ nữ vô duyên.

Cấu trúc chồng yêu chồng bảo...: Đã yêu nhau thì cái gì cũng đẹp, cũng rốt, khuyết điểm hạn chế vẫn có thể biến thành ưu điểm tích cực.

D. Sơ đồ tư duy

Ca dao hài hước

Xem thêm các bài soạn về tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 đầy đủ, chi tiết hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học