Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 86 (có đáp án) - Kết nối tri thức
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 86 Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.
Thực hành lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản: dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa
Câu 1. Mạch lạc trong văn bản là gì?
A. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện chủ đề chung xuyên suốt
B. Mạch lạc là sự rõ ràng về mặt nội dung trong cách triển khai văn bản
C. Các phần đoạn, câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm rõ chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc
D. Cả A và C
Câu 2. Điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc?
A. Các sự kiện, sự việc phải xoay quanh những sự kiện trọng tâm
B. Các phần, các đoạn trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, trước sau hô ứng nhau nhằm làm chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc
C. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt
D. Cả B và C đều đúng
Câu 3. Dòng nào sau đây không phù hợp khi so sánh với yếu tố mạch lạc trong văn bản?
A. Mạch máu trong một cơ thể sống
B. Mạch giao thông trên đường phố
C. Trang giấy trong một quyển vở
D. Dòng nhựa sống trong một cái cây
Câu 4. Trong những sự việc sau, sự việc nào không được kể lại trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”?
A. Cuộc chia tay của hai anh em
B. Cuộc chia tay của hai con búp bê
C. Cuộc chia tay của người cha và người mẹ
D. Cuộc chia tay của bé Thủy với bạn bè và cô giáo
Câu 5. “Cuộc chia tay của những con búp bê” được liên kết với nhau chủ yếu theo mối liên hệ nào?
A. Liên hệ thời gian
B. Liên hệ không gian
C. Liên hệ tâm lí
D. Liên hệ ý nghĩa
Câu 6. Liên kết trong văn bản là gì?
A. Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa và dễ hiểu
B. Liên kết là sự móc nối các đoạn, các phần của văn bản với nhau
C. Liên kết là sự kết nối tác phẩm này với tác phẩm khác, tạo nên sự liên kết về mặt chủ đề, đề tài giữa các tác phẩm
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 7. Để văn bản có tính liên kết, người viết hoặc người nói cần làm gì?
A. Phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau
B. Phải biết kết nối câu, đoạn văn đó bằng từ ngữ, câu… thích hợp
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 8. Từ nào sau đây có thể điền vào tất cả các chỗ trống trong đoạn thơ?
Dân ta … nói là làm,
… đi là đến, … hiểu là thông.
… quyết là quyết một lòng,
… phát là động, … vùng là lên.
A. nếu
B. đã
C. phải
D. dù
Câu 9. Từ nối trong đoạn văn sau chưa phù hợp, em hãy thay thế bằng một từ thích hợp.
Làng quê tôi đã khuất hẳn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn nơi đây nhiều, mặc dù sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
(Theo Nguyễn Khải, Ngày Tết về thăm quê)
A. bởi vậy
B. cho nên
C. nhưng sao
D. sao cho
Câu 10. Vì sao các câu thơ sau không tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh?
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Long lanh ánh nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
Sè sè nấm đất bên đàng
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
A. Vì chúng không vần với nhau
B. Vì chúng có vần nhưng vần gieo không đúng luật
C. Vì chúng có vần nhưng ý của các câu không liên kết với nhau
D. Vì các câu thơ chưa đủ một ý trọn vẹn.
Câu 11. Các đoạn văn trong một văn bản, cũng như các câu văn trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 12. Tính liên kết về mặt nội dung trong đoạn văn là gì?
A. Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề)
B. Các đoạn văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết logic)
C. Cả A và B đúng
D. Cả A và B sai
Câu 13. Tính liên kết về mặt nội dung trong đoạn văn là gì?
A. Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề)
B. Các đoạn văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết logic)
C. Cả A và B đúng
D. Cả A và B sai
Câu 14. Các phép liên kết chủ yếu được học là?
A. Phép nối, phép lặp
B. Phép liên tưởng, trái nghĩa
C. Phép thế
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 15. Nhận định nào sau đây chưa chính xác?
A. Các câu văn trong đoạn văn hoặc trong văn bản phải có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức
B. Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề của đoạn văn
C. Các đoạn văn và câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí
D. Việc sử dụng ở câu đứng các từ ngữ đồng nghĩa với từ ngữ đã có ở câu trước được gọi là phép liên kết liên tưởng
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT