Trắc nghiệm Tản Viên từ Phán sự lục (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 25 câu hỏi trắc nghiệm Tản Viên từ Phán sự lục Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.

Vài nét về tác giả Nguyễn Dữ

Câu 1. Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ nào?

A. Thế kỉ XV

B. Thế kỉ XVI

C. Thế kỉ XVII

D. Thế kỉ XVIII

Câu 2. Đâu là quê hương của Nguyễn Dữ?

A. Hà Nội

B. Cao Bằng

C. Tây Nguyên

D. Hải Dương

Câu 3. Nguyễn Dữ là học trò của ai?

A. Nguyễn Trãi

B. Nguyễn Du

C. Nguyễn Bỉnh Khiêm

D. Lê Quý Đôn

Câu 4. Nguyễn Dữ về ở ẩn tại đâu?

A. Thanh Hóa

B. Hải Dương

C. Quảng Ninh

D. Vĩnh Phúc

Câu 5. Nguyễn Dữ làm quan dưới thời nào?

A. Nhà Đinh

B. Nhà Trần

C. Nhà Hồ

D. Nhà Mạc

Câu 6. Vì sao Nguyễn Dữ lại cáo quan về ở ẩn?

A. Vì phải phụng dưỡng mẹ già

B. Vì tuổi cao sức yếu

C. Vì bị hãm hại, vu khống

D. Vì bất mãn với thời cuộc

Câu 7. Ông từng thi đỗ kì thi nào?

A. Thi Hương

B. Thi Hội

C. Thi Đình

D. Cả ba kì thi trên

Câu 8. Nguyễn Dữ là con trai của ai?

A. Nguyễn Phi Khanh

B. Nguyễn Tường Phiêu

C. Nguyễn Trãi

D. Nguyễn Du

Câu 9. Thời kỳ Nguyễn Dữ sống có điều gì đặc biệt?

A. Xã hội phát triển thịnh trị

B. Nước ta bị nhà Tống xâm lược

C.Nội chiến diễn ra liên miên

D.Bị nhà Hán đô hộ

Câu 10. Sáng tác duy nhất của Nguyễn Dữ là tác phẩm nào?

A. Liêu trai chí dị

B. Truyện Kiều

C.Truyền kì mạn lục

D.Hoàng Lê nhất thống chí

Câu 11. Truyền kì mạn lục phản ánh thời đại Nguyễn Dữ sinh sống, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 12. Nguyễn Dữ làm quan dưới triều đại nào?

A. Nhà Trịnh và nhà Mạc

B. Nhà Mạc và nhà Lê

C.Nhà Lê và nhà Trịnh

D.Nhà Mạc, Trịnh, Lê

Câu 13. Nguyễn Dữ là học trò của nhân vật nổi tiếng nào?

A. Phùng Khắc Khoan

B. Chu Văn An

C.Nguyễn Bỉnh Khiêm

D.Nguyễn Đình Chiểu

Câu 14. Nguyễn Dữ tạ thế ở đâu?

A. Thanh Hóa

B. Ninh Bình

C.Hà Nội

D.Hải Dương

Câu 15. Nguyễn Dữ viết Truyền kì mạn lục bằng ngôn ngữ nào?

A. Chữ Nôm

B. Chữ Hán

C.Chữ quốc ngữ

D.Ngôn ngữ khác

Vài nét về văn bản Tản Viên từ Phán sự lục

Câu 1. Văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của tác giả nào?

A. Hoàng Đức Lương

B. Nguyễn Trung Ngạn

C. Ngô Sĩ Liên

D. Nguyễn Dữ

Câu 2. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên trích từ tác phẩm nào?

A. Đại Việt sử ký

B. Truyền kì mạn lục

C. Lĩnh Nam chích quái

D. Đại Nam thực lục

Câu 3. Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ gồm bao nhiêu truyện?

A. 18

B. 19

C. 20

D. 21

Câu 4. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên thuộc thể loại nào?

A. Truyền kì

B. Truyền thuyết

C. Truyện cổ tích

D. Truyện thơ

Câu 5. Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ phản ánh điều gì?

A. Hiện thực xã hội phong kiến đương thời với đầy rẫy những điều tối tăm, góc khuất mà tác giả muốn vạch trần, tố cáo

B. Số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội, những bi kịch tình yêu mà thiệt thòi thường rơi vào người phụ nữ

C. Thể hiện tinh thần dân tộc, niềm tự hào về nhân tài, văn hóa nước Việt

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6. Nội dung chính của đoạn trích sau:

      “Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực,... Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả”.

(Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ)

A. Ngô Tử Văn và hành động đốt đền

B. Tử Văn gặp hồn ma tên bách hộ họ Thôi và thổ thần

C. Tử Văn bị bắt và cuộc đối chất ở Minh ti trước Diêm Vương

D. Tử Văn thắng lợi trở về, nhận chức phán sự đền Tản Viên

Câu 7. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

     Đốt đền xong, chàng về nhà, thấy trong người khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét. Trong khi sốt, chàng thấy một người khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ đi đến nói năng và quần áo rất giống với người phương Bắc, tự xưng là cư sĩ, đến đòi làm trả ngôi đền như cũ…

     Hễ ở Minh ti có tra hỏi, thầy cứ khai ra những lời nói của tôi. Nếu hắn chối, thầy kêu xin tư giấy đến đền Tản Viên, tôi sẽ khai rõ thì nó phải đớ miệng. Nếu không như thế thì tôi đến vùi lấp trọn đời mà thầy cũng khó lòng thoát nạn

(Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ)

A. Ngô Tử Văn và hành động đốt đền

B. Tử Văn gặp hồn ma tên bách hộ họ Thôi và thổ thần

C. Tử Văn bị bắt và cuộc đối chất ở Minh ti trước Diêm Vương

D. Tử Văn thắng lợi trở về, nhận chức phán sự đền Tản Viên

Câu 8. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

     Tử Văn vâng lời. Đến đêm, bệnh càng nặng thêm, rồi thấy hai tên quỷ sứ đến bắt đi rất gấp, kéo ra ngoài thành về phía đông. Đi độ nửa ngày đến một tòa nhà rất lớn, xung quanh có thành sắt cao vọi đến mấy chục trượng…

     Tử Văn vui vẻ nhận lời, bèn thu xếp việc nhà, rồi không bệnh mà mất.

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ)

A. Ngô Tử Văn và hành động đốt đền

B. Tử Văn gặp hồn ma tên bách hộ họ Thôi và thổ thần

C. Tử Văn bị bắt và cuộc đối chất ở Minh ti trước Diêm Vương

D. Tử Văn thắng lợi trở về, nhận chức phán sự đền Tản Viên

Câu 9. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

     Năm Giáp Ngọ, có người ở thành Đông Quan vốn quen biết với Tử Văn, một buổi sớm đi ra ngoài cửa tây vài dặm, trông thấy trong sương mù có xe ngựa đi đến ầm ầm, lại nghe tiếng quán:

- Người đi đường tránh xa, xe quan phán sự!

… Bởi thế được nổi tiếng và giữ chức vụ ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.

(Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ)

A. Ngô Tử Văn và hành động đốt đền

B. Tử Văn gặp hồn ma tên bách hộ họ Thôi và thổ thần

C. Tử Văn bị bắt và cuộc đối chất ở Minh ti trước Diêm Vương

D. Tử Văn thắng lợi trở về, nhận chức phán sự đền Tản Viên

Câu 10. Giá trị nội dung của tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ:

A. Tác phẩm tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập, một áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc.

B. Khắc họa đậm nét hình ảnh Trần Quốc Tuấn, một nhân vật bất tử, vĩ đại trong lòng dân tộc

C. Đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân, thể hiện niềm tin công lý, chính nghĩa nhất định chiến thắng gian tà

D. Thể hiện niềm tự hào, sự trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn hóa dân tộc

Phân tích văn bản Tản Viên từ Phán sự lục

Câu 1. Chức Phán sự là chức vụ như thế nào?

A. Chức quan cao nhất trong triều, có quyền tham gia ý kiến trong mọi việc chính sự

B. Cố vấn việc chính sự cho vua

C. Chức quan coi việc xử án ngày xưa

D. Chức quan được hưởng nhiều bổng lộc nhất trong triều

Câu 2. Ngô Tử Văn tên là:

A. Soạn

B. Sinh

C. Nhâm

D. Nhã

Câu 3. Ngô Tử Văn quê ở đâu?

A. Bắc Ninh

B. Lạng Giang

C. Lạng Sơn

D. Cao Bằng

Câu 4. Ngô Tử Văn là người như thế nào?

A. Khẳng khái nóng nảy

B. Thông minh hơn người

C. Văn võ song toàn

D. Ôn hòa, chuộng điều đơn giản

Câu 5. Tính cách khẳng khái nóng nảy của Ngô Tử Văn được thể hiện qua những hành động như thế nào?

A. Sự tức giận trước việc “hưng yêu tác quái” của tên hung thần và hành động đốt đền trừ hại cho dân

B. Thái độ điềm nhiên không khiếp sợ trước những lời đe dọa của tên hung thần. Thái độ cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền lực

C. Sự gan dạ trước bọn quỷ dạ xoa nanh ác và quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6. Việc làm của Ngô Tử Văn có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện quan niệm và thái độ của người trí thức muốn đả phá sự mê tín thần linh của quần chúng bình dân

B. Thể hiện sự khẳng khái, chính trực muốn vì dân trừ hại

C. Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn ma của tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ thổ thần nước Việt, người từng có công giúp Lý Nam Đế chống giặc ngoại xâm

D. Đáp án B và C

Câu 7. Chi tiết Diêm Vương xử kiện nói lên điều gì?

A. Thể hiện niềm tin của con người thời trung đại: bên cạnh cõi trần còn có một thế giới khác là âm phủ, nơi con người sau khi chết sẽ phải nhận sự phán xét và thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống. Thể hiện khát vọng công lý chưa được thực hiện trong cuộc sống trần thế của người xưa

B. Nhằm đẩy xung đột kịch tính của truyện đến cao trào để nhân vật chính Ngô Tử Văn có dịp bộc lộ bản lĩnh, khí phách của mình

C. Có ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống và hành động như thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 8. Chi tiết Ngô Tử Văn được nhận chức phán sự ở đền Tản Viên có ý nghĩa gì?

A. Một sự thưởng công xứng đáng cho sự khẳng khái, cương trực và dũng cảm của Ngô Tử Văn

B. Noi gương cho đời sau, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác, bảo vệ công lý

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 9. Vì sao Ngô Tử Văn đốt đền?

A. Tức giận trước sự hống hách, lộng hành làm hại dân chúng của hồn ma tên tướng giặc

B. Tức giận vì thổ công không đáp ứng lại yêu cầu của Ngô Tử Văn

C. Tức giận vì ước nguyện không thành hiện thực

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 10. Chủ đề của tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là:

A. Đề cao lòng biết ơn tổ tiên, tục thờ cúng tổ tiên của nhân dân Việt

B. Đề cao tinh thần hướng thiện của nhân dân Việt

C. Đề cao nhân vật Ngô Tử Văn, đại biểu cho trí thức nước Việt giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh chống cái ác trừ hại cho dân

D. Tất cả các đáp án trên

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác