Lí ngựa ô ở hai vùng đất - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

Với tác giả, tác phẩm Lí ngựa ô ở hai vùng đất Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Lí ngựa ô ở hai vùng đất gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật dàn ý.

I. Tác giả văn bản Lí ngựa ô ở hai vùng đất

- Phạm Ngọc Cảnh, sinh năm 1934 tại Hà Tĩnh

- Quê quán: Hà Tĩnh

- Phong cách nghệ thuật: thơ ào ạt dữ dội mà cũng thật trữ tình sâu lắng

- Tác phẩm chính: các tập thơ: Đêm Quảng Trị, Lối vào phía Bắc, Trăng sau rằm, Nhặt lá.

Lí ngựa ô ở hai vùng đất - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

II. Tìm hiểu tác phẩm Lí ngựa ô ở hai vùng đất

1. Thể loại: thơ tự do

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Xuất xứ: Tập Đêm Quảng Trị

- Hoàn cảnh sáng tác: ra đời trong một mạch văn hào sảng khí thế của người lính trận.

Lí ngựa ô ở hai vùng đất - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

3. Phương thức biểu đạt: biểu cảm

4. Nhân vật trữ tình: người lính

5. Tóm tắt: Kể về cuộc chiến tranh đã qua

6. Bố cục: 2 phần

- Phần 1: Hát bên anh

- Phần 2: Hát bên em

7. Giá trị nội dung:

- Tình yêu đôi lứa được thể hiện một cách dung dị đan xen với những nét đẹp văn hóa.

8. Giá trị nghệ thuật:

- Vận dụng lối hát đối đáp của những câu lý, điệu hò.

- Thể thơ tự do, kết hợp giữa mạch tự sự và mạch trữ tình.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Lí ngựa ô ở hai vùng đất

1. Hát bên anh

- “Vó ngựa”: hoán dụ chỉ giặc ngoại xâm

=> Phản ánh hiện thực loạn lạc, ly tán tương lại mờ mịt, bất định

- Câu hỏi tu từ “Anh lớn lên vó ngựa cuốn về đâu” là cái cớ để tác giả thể hiện tình cảm

=> Trải qua hàng nghìn năm dâu bể với bao cuộc chiến tranh ác liệt, làm sao những hòn đá chồng lên nhau chênh vênh trên mép sóng vẫn trường tồn cùng thời gian? Phải chăng nó tượng trưng cho lòng khao khát tự do yêu nhau, tự do tìm đến hạnh phúc của cha ông?

+ Cái từ “cớ” được thốt ra đầu bài thơ đáo để nghe qua ngỡ như lời trách móc nhẹ nhàng, nhưng ngẫm kỹ mới thấy hết lòng khâm phục trước khát vọng tự do của cha ông ta như thế nào.

=> Họ đã thoát ra khỏi vòng cương tỏa của những thế lực và lễ giáo phong kiến hủ lậu. Trước cảnh sắc nên thơ như vậy, làm sao đôi trai gái không trao gửi tình yêu cho nhau.

2. Hát bên em

- Giữa hai người họ hẳn có một rào cản nào đó khó vượt qua. Nếu không vì sao người con gái phải hẹn người yêu đến kiếp sau khi đã hóa đá, để người con trai phải khẩn khoản:

Hóa đá làm gì thêm nữa em

hóa đá cũng không còn kịp.

- Anh ta tìm ra một lối thoát, một phương án “tối ưu”: cứ vòng qua hòn Trống Mái/ quanh nỗi bi thương nghìn đời để lại/ hôn nhau qua sóng bạc đầu.

=> Cha ông mình có thể vượt qua tất cả để được hạnh phúc bên nhau, tại sao chúng ta không thể vượt qua sóng bạc đầu hôn nhau dù chỉ một lần?

- Thể thơ tự do, với cách ngắt nghỉ nhịp nhàn. Sử dụng linh hoạt biện pháp tu từ: điệp, câu hỏi tu từ, ẩn dụ, hoán dụ…

Học tốt bài Lí ngựa ô ở hai vùng đất

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Lí ngựa ô ở hai vùng đất Ngữ văn lớp 10 hay khác:

Xem thêm tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác