Hịch tướng sĩ - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

Với tác giả, tác phẩm Hịch tướng sĩ Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Hịch tướng sĩ gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật dàn ý.

I. Tác giả văn bản Hịch tướng sĩ

- Trần Quốc Tuấn (1231 – 1300)

Hịch tướng sĩ - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

- Là danh tướng kiệt xuất của dân tộc.

- Là người có công lớn trong cuộc chống quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta năm 1285 và 1287.

- Phong cách nghệ thuật: hào sảng, mạnh mẽ, chặt chẽ

- Tác phẩm chính: Đại Việt sử kí toàn thư, Binh thư yếu lược

II. Tìm hiểu tác phẩm Hịch tướng sĩ

1. Thể loại: Hịch

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: được Trần Quốc Tuấn viết vào trước cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 2 (1285)

Hịch tướng sĩ - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

3. Phương thức biểu đạt: nghị luận trung đại

4. Bố cục:

- Phần 1 (Từ đầu... lưu tiếng tốt): Nêu gương trung thần, nghĩa sĩ trong sử sách.

- Phần 2 (Tiếp theo ... ta cũng vui lòng): Tình hình đất nước và nỗi lòng của chủ tướng.

- Phần 3 (Còn lại): Phê phán biểu hiện sai trái và kêu gọi tướng sĩ.

5. Giá trị nội dung:

- Cảm phục và tự hào về tài năng, đức độ của người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn

- Hiểu được những bài học đạo lí quý báu mà ông để lại cho đời sau

6. Giá trị nghệ thuật:

- Áng văn chính luận xuất sắc

- Lập luận chặt chẽ, sắc bén.

- Lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu.

- Sử dụng biện pháp cường điệu, ẩn dụ

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Hịch tướng sĩ

1. Nêu gương trung thần, nghĩa sĩ trong sử sách

- Các gương trung thần, nghĩa sĩ hi sinh vì chủ: Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Cốt Đãi Ngột Lang, …

- Địa vị khác nhau song đều trung thành, không sợ nguy hiểm, quên mình vì chủ vì nước.

=> Khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì chủ, vì vua, vì nước

2. Tình hình đất nước và nỗi lòng của chủ tướng

- Tình hình đất nước hiện tại:

+ Tội ác và sự ngang ngược của giặc: đi lại nghênh ngang, uốn lưỡi cú diều sỉ mắng triều đình, thân dê chó bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng, …

=> Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ vạch trần bản chất tham lam, tàn bạo, hống hách của giặc

+ Cảnh báo hậu quả , thái độ của tác giả: khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, tránh sao tai vạ về sau

=> Khích lệ lòng căm thù giặc và khơi gợi nỗi nhục mất nước

- Nỗi lòng chủ tướng

+ Tới bữa quên ăn

+ Nửa đêm vỗ gối

+ Ruột đau như cắt

+ Nước mắt đầm đìa

- Nghệ thuật:

+ Câu văn biền ngẫu, nhịp điệu dồn dập

+ Ngôn ngữ ước lệ, giàu hình ảnh

+ Nhiều động từ mạnh chỉ trạng thái, hành động: quên ăn, vỗ gồi, xẻ thịt, lột da, nuốt gan, uống máu, …

=> Cực tả nỗi đau đớn, niềm uất hận, khơi gợi sự đồng cảm.

3. Phê phán biểu hiện sai trái và kêu gọi tướng sĩ

- Phê phán biểu hiện sai trái của tướng sĩ:

- Phê phán hành động hưởng lạc, ham thú vui tầm thường: chọi gà, cờ bạc, săn bắn,…

- Thái độ phê phán dứt khoát

=> Phê phán nghiêm khắc thái độ vô trách nhiệm, vong ân bội nghĩa, lối sống hưởng lạc, chỉ lo vun vén hạnh phúc cá nhân.

- Kêu gọi tướng sĩ.

+ Phải biết lo xa, nêu cao cảnh giác, tăng cường luyện tập, học tập “Binh thư yếu lược.”

+ Giúp tướng sĩ nhận thức rõ đúng – sai

+ Vạch rõ ranh giới 2 con đường chính – tà, sống – chết.

=> Thái độ dứt khoát, cương quyết, khích lệ lòng yêu nước, quyết chiến, quyết thắng kẻ thù.

Học tốt bài Hịch tướng sĩ

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Hịch tướng sĩ Ngữ văn lớp 10 hay khác:

Xem thêm tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác