Soạn văn 8 VNEN Bài 8: Chiếc lá cuối cùng

(trang 59, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Nhận xét về cuộc sống và tình cảm của các nhân vật trong truyện Chiếc lá cuối cùng của O hen ri qua đoạn tóm tắt phần đầu của truyện sau đây:

Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ nghèo, còn trẻ, sống trong một căn hộ cho thuê ở gần công viên ................ buông xuôi, lìa đời,...

Trả lời:

Ba nhân vật Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men đều là những họa sĩ nghèo nhưng họ khao khát cống hiến cho nghệ thuật, muốn vẽ nên những kiệt tác để đời. Giôn-xi mang trong mình căn bệnh nặng, cô chán nản, tuyệt vọng và muốn buông bỏ cuộc đời tựa như chiếc lá thường xuân ngoài cửa sổ, chỉ cần nó rụng thì cô cũng sẽ “lìa đời”.

1. (trang 59, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Đọc văn bản sau: Chiếc lá cuối cùng

2. (trang 62, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Tìm hiểu văn bản:

a. Vì sao các nhân vật trong truyện sợ sệt, lo lắng khi nhìn cây thường xuân?

b. Thử hình dung và mô tả tâm trạng của Giôn-xi, của Xiu và của bạn đọc khi hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo manh lên. Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi?

c. Tìm và phân tích những chi tiết nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi. Hãy lí giải vì sao nhà vẫn bỏ qua không kể sự việc của cụ đã về chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết. Vì sao có thể nói chiếc lá cu về là một kiệt tác?

d. Tìm bằng chứng để khẳng định Xiu không hề được Hen-ri, được cụ Bơmen cho biết ý định về một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống . Nếu Xiu được biết thì truyện có còn hấp dẫn không? Vì sao?

e. Chứng minh truyện chiếc lá cuối cùng của Hen-ri được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần. Nêu tác dụng của cách kết thúc đó.

Trả lời:

a. Các nhân vật trong truyện sợ sệt, lo lắng khi nhìn cây thường xuân vì: Mọi người lo sợ chiếc lá cuối cùng sẽ rụng và Giôn-xi sẽ chết.

b. Cả 2 lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên, tâm trạng của Xiu, Giôn-xi và cả mỗi người đọc đều vô cùng hồi hộp, lo lắng, không biết chiếc là thường xuân còn ở trên cây nữa hay không. Giôn-xi muốn buông bỏ cuộc đời tựa như chiếc lá thường xuân ngoài cửa sổ, cô nghĩ rằng khi nó rụng thì cũng là lúc cô “lìa đời”.

=> Nguyên nhân sâu xa quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi là: Do chiếc lá cuối cùng, mặc dù nhỏ bé, mỏng manh nhưng đã chống chọi với mưa bão đầy kiên cường. Thế nên, Giôn-xi đã quyết định phải sống mạnh mẽ như chiếc lá cuối cùng đó.

c. Những chi tiết nói lên lòng thương yêu của cụ Bơ- men dành cho Giôn-xi:

      • Khi nghe Xiu kể về ý nghĩ kì quặc của Giôn-xi (chờ khi chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô ấy cũng buông xuôi lìa đời), cụ Bơ-men đã “mắt đỏ ngầu, nước mắt chảy ròng ròng”, và thực sự xót thương trước những ngốc nghếch của Giôn-xi.

      • Cụ đến thăm Giôn-xi, lo lắng nhìn cây thường xuân và không nói gì.

      • Cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm lạnh buốt và mưa gió, cụ đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường thay thế cho chiếc lá thường xuân cuối cùng đã rụng. Vẽ xong chiếc lá đó, cụ bị sưng phổi. Vì quá lạnh, cụ chỉ ốm có 2 ngày rồi chết ở bệnh viện – cùng buổi sáng hồi sinh của Giôn-xi.

=> Việc vẽ chiếc lá thường xuân lên tường trong đêm gió rét của cụ Bơ-men là một hành động cao đẹp, cứu vớt một tâm hồn trẻ đang tuyệt vọng và buông xuôi cuộc sống của mình. Cụ Bơ-men, cụ đã lặng lẽ hi sinh sự sống của mình để cứu Giôn-xi, dường như là một sự đánh đổi với tạo hóa.

Lí do nhà văn không kể lại sự việc cụ Bơ-Men đã vẽ chiêc lá trên tường: Vì muốn dành sự bất ngờ đặc biệt ở kết truyện. Khi sự việc này không được kể lại, mà cuối cùng chỉ được Xiu nhắc đến cùng với sự ra đi của cụ Bơ-men, đã tạo cho câu chuyện sự bất ngờ đột ngột. Người đọc vừa hứng thú với câu chuyện, nhưng cũng đồng thời xúc động về đức hi sinh thầm lặng mà cụ Bơ-men. Chính điều đó đã khích lệ Giôn-xi hướng về sự sống ở phía trước.

“Chiếc lá cuối cùng” cụ vẽ là một kiệt tác vì 3 lí do:

- Thứ nhất vì đó là một bức vẽ đẹp hoàn hảo, giống thật đến nỗi cả Giôn-xi và Xiu đều bị nhầm tưởng đó là chiếc lá thường xuân thật đang cố bám níu trên bức tường gạch.

- Thứ hai, điều quan trọng khiến bức họa trở thành kiệt tác, đó là bởi nó đã cứu sống được Giôn-xi. Chiếc lá thường xuân cuối cùng ấy đã mang lại nghị lực, khát vọng được sống cho cô họa sĩ trẻ đáng thương.

- Thứ ba, bức vẽ Chiếc lá cuối cùng ấy không chỉ đáng giá bằng tính mạng của Giôn-xi mà hơn thế nữa, nó còn được đánh đổi bằng chính tính mạng của cụ Bơ-men. Kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” ấy chính là biểu hiện cao đẹp nhất cho tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh, lòng vị tha của cụ Bơ-men.

d. Xiu không được cụ Bơ- men cho biết sẽ vẽ chiếc lá thay cho lá thường xuân cuối cùng sắp rụng

    + Trước đó, hai người không nói năng gì khi cụ Bơ- men làm mẫu cho Xiu vẽ

    + Khi Giôn-xi đòi kéo mành lên, Xiu làm theo một cách chán nản

    + Xiu cũng ngạc nhiên như chính Giôn- xi ngạc nhiên khi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn sau đêm mưa gió

    + Chỉ khi bác sĩ nói Xiu mới biết cụ Bơ- men ốm

=> Như vậy, nếu Xiu biết ý định vẽ chiếc lá của cụ Bơ-men thì truyện không còn bất ngờ, thú vị nữa. Điều này còn cho độc giả thấy được sự quan tâm, lo lắng, chăm sóc, tình cảm của Xiu dành cho Giôn-xi.

e. - Truyện có hiện tượng hai lần đảo ngược:

    + Ban đầu, Giôn-xi bị bệnh, cô tuyệt vọng chờ chết. Cụ Bơ- men vẫn khỏe mạnh

    + Sau đó, Giôn-xi hồi sinh, khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men chết sau hai ngày vì dầm mưa gió suốt đêm.

- Hiện tượng đảo ngược tình huống truyện:

    + Tạo sự bất ngờ, thú vị

    + Khẳng định nghệ thuật chân chính thực sự mang lại sự hồi sinh.

    + Khiến độc giả rung cảm trước tình cảm, tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ

=> Truyện được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho bạn đọc.

1. (trang 62, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Viết một văn bản thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của em về một nhân vật em yêu thích trong đoạn trích Chiếc lá cuối cùng.

Trả lời:

Trích đoạn Chiếc lá cuối cùng trong tác phẩm cùng tên của nhà văn O Hen-ry là trích đoạn hay và giàu ý nghĩa. Đoạn trích là sự ca ngợi sức mạnh của tình yêu thương đối với mỗi con người. Và tình yêu thương, sự hi sinh cho người khác được thể hiện rõ nét qua nhân vật cụ Bơ-men. Cụ Bơ-men được giới thiệu là một họa sĩ nghèo, đã ngoài sáu mươi tuổi và mơ ước sẽ vẽ nên một kiệt tác. Khác hẳn với vẻ ngoài già nua, ta nhìn thấy một tấm lòng ấm áp, nhân hậu ở cụ Bơ-men. Khi biết tin Giôn-xi có những ý nghĩ điên rồ, rằng sẽ chết khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rơi xuống, cụ đã vô cùng đau đớn, thương xót và cũng giận dữ vì Giôn-xi có những suy nghĩ yếu đuối, ngốc nghếch đến như vậy. Để cứu sống Giôn-xi, cụ đã bất chấp đêm mưa gió, bão tuyết, mang những dụng cụ cần thiết, một chiếc thang, chiếc đèn bão, màu mực để vẽ nên chiếc lá thường xuân cuối cùng trên bức tường gạch. Sáng hôm sau, khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn dũng cảm treo bám trên cây, Giôn-xi đã không khỏi ngỡ ngàng và nhận ra những suy nghĩ sai lầm của bản thân: “Muốn chết cũng là một cái tội” . Cô đã vực lại niềm tin và sự sống trong mình. Dù không được tác giả tập trung phác họa quá nhiều, nhưng chúng ta cũng cảm nhận được giá trị nhân văn và những thông điệp ý nghĩ tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật cụ Bơ-men. Sống là để yêu thương, sẵn sàng san sẻ và hi sinh, đó là lẽ sống cao đẹp mà bất cứ ai cũng cần hướng đến.

2. (trang 62, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Tìm từ ngữ địa phương (danh từ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích)

a. Tìm từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt thân thích được dùng ở địa phương em có ý nghĩa tương đương với các từ ngữ toàn dân( có thể có trường hợp trùng nhau):

STT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ được dùng ở địa phương em

1

cha

2

mẹ

3

ông nội

4

bà nội

5

ông ngoại

6

ba ngoại

7

Bác(anh trai của cha)

8

bác (vợ anh trai của cha)

9

chú (em trai của cha)

10

thím (vợ em trai của cha)

11

bác (chị gái của cha)

12

bác (chồng chị gái của cha)

13

cô (em gái của cha)

14

chú (chồng em gái của cha)

15

bác (anh trai của mẹ)

16

bác (vợ anh trai của mẹ)

17

cậu (em trai của mẹ)

18

mơ (vợ em trai của mẹ)

19

bác (chị gái của mẹ)

20

bác (chồng chị gái của mẹ)

21

Dì (em gái của mẹ)

22

chú (chồng em gái của mẹ)

23

anh trai

24

chị dâu (vợ của anh trai)

25

em trai

26

em dâu (vợ của em trai)

27

chị gái

28

anh rể (chồng của chị gái)

29

em gái

30

em rể (chồng của em gái)

31

con

32

con dâu (vợ của con trai)

33

con rể (chồng của con gái)

34

cháu (con của con)

b. Tìm một số từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác

Trả lời:

a. Điền vào bảng:

STT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ được dùng ở địa phương em

1

cha

ba, bố, tía

2

mẹ

mẹ

3

ông nội

ông nội

4

bà nội

bà nội

5

ông ngoại

ông ngoại

6

ba ngoại

ba ngoại

7

Bác(anh trai của cha)

Bác

8

bác (vợ anh trai của cha)

bác

9

chú (em trai của cha)

chú

10

thím (vợ em trai của cha)

thím

11

bác (chị gái của cha)

bác

12

bác (chồng chị gái của cha)

bác

13

cô (em gái của cha)

14

chú (chồng em gái của cha)

chú

15

bác (anh trai của mẹ)

bác

16

bác (vợ anh trai của mẹ)

bác

17

cậu (em trai của mẹ)

cậu

18

mơ (vợ em trai của mẹ)

19

bác (chị gái của mẹ)

bác

20

bác (chồng chị gái của mẹ)

bác

21

Dì (em gái của mẹ)

22

chú (chồng em gái của mẹ)

chú

23

anh trai

anh trai

24

chị dâu (vợ của anh trai)

chị dâu

25

em trai

em

26

em dâu (vợ của em trai)

em

27

chị gái

chị

28

anh rể (chồng của chị gái)

anh rể

29

em gái

em

30

em rể (chồng của em gái)

em rể

31

con

con

32

con dâu (vợ của con trai)

con dâu/con

33

con rể (chồng của con gái)

con rể/con

34

cháu (con của con)

cháu

b. Ví dụ:

Cha: thầy, ba, tía, bố

Mẹ: u, bầm, bu, má

Bác: bá

Anh cả: anh hai

Cố: cụ

1. (trang 64, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

a. Tham khảo cách lập dàn ý

b. Dựa theo cách lập dàn ý trên, hãy lập dàn ý cơ bản cho văn bản Cô bé bán diêm

Trả lời:

b. Dựa theo cách lập dàn ý trên, hãy lập dàn ý cơ bản cho văn bản Cô bé bán diêm

1. Mở bài:

- “Cô bé bán diêm” là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn người Đan Mạch An-đéc-xen, thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả trước hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm bất hạnh.

2. Thân bài:

- Cảnh giá rét của trời khuya và cảnh ngộ của em bé đáng thương: Em bé không bán được diêm nên không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét.

- Giữa cái giá rét, cô bé quyết định quẹt diêm để sưởi ấm cho chính mình. Mỗi lần quẹt diêm là một ước mơ giản dị, chân thành và đầy ngây thơ của cô bé:

    + Lần quẹt thứ 1: cô mơ thấy một lò sưởi to

    + Lần quẹt thứ 2: cô mơ thấy một bàn ăn thịnh soạn với những món ăn hoành tráng

    + Lần quẹt thứ 3: cô nhìn thấy cây thông Nô-en thật to và đầy màu sắc

    + Lần quẹt thứ 4: bà hiện ra

    + Em bé quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao.

C. Kết bài:

    + Cảnh mọi người ra đường trong buổi sáng hôm sau.

    + Cái chết đáng thương của em bé

(trang 64, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 1) Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ hoặc bài thơ có sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích ở địa phương em.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 chương trình VNEN hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác: